Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất đổi mới thanh, kiểm tra doanh nghiệp
Nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển, một trong những giải pháp trọng tâm đó là đổi mới công tác thanh, kiểm tra doanh nghiệp. Đây là đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Dự thảo Đề án đổi mới toàn diện quản lý nhà nước trong phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam vừa được trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Nhìn lại gần 35 năm đổi mới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, đã có sự thay đổi nhận thức về mô hình, nguyên tắc quản lý nhà nước trong phát triển kinh tế; trong đó, có kinh tế tư nhân. Ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung ương cho biết, những đổi mới phương thức quản lý nhà nước đối với khu vực doanh nghiệp kinh doanh được thay đổi từ tư duy tiền kiểm sang hậu kiểm giúp đơn giản hóa thủ tục đăng ký kinh doanh và cấp phép kinh doanh, nhưng đòi hỏi quản lý nhà nước ở khâu hậu kiểm được tổ chức và triển khai khoa học hơn, hiệu quả hơn. Dự thảo Đề án cũng chỉ ra hoạt động quản lý, kiểm tra chuyên ngành vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Cải cách các quy định về quản lý, kiểm tra chuyên ngành đạt kết quả bước đầu ở một số bộ, trong một số lĩnh vực nhưng còn quá ít so với yêu cầu đề ra. Những bất cập như danh mục mặt hàng nhiều, quản lý chồng chéo, quản lý không theo nguyên tắc rủi ro, chi phí kiểm tra chuyên ngành lớn… vẫn đang gây nhiều trở ngại cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.Danh mục mặt hàng nhiều, quản lý chồng chéo, quản lý không theo nguyên tắc rủi ro… gây nhiều trở ngại cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Ảnh minh hoạ: TTXVN.
Cùng với đó, số lượng văn bản điều chỉnh hoạt động quản lý, kiểm tra chuyên ngành nhiều, gây khó khăn cho doanh nghiệp và cơ quan hải quan trong việc theo dõi, cập nhật và áp dụng. Thậm chí, có quy định còn mâu thuẫn, chồng chéo trong quản lý. Ngoài ra, phạm vi mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành quá rộng, hiện vào hơn 78.000 mặt hàng.
Chính vì vậy, thời gian thực hiện vẫn còn dài, dẫn tới nhiều rủi ro cho doanh nghiệp (chi phí lưu kho bãi, phạt hành chính do chậm thông quan, lỡ cơ hội kinh doanh…); chi phí kiểm tra chuyên ngành quá lớn gây ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hệ thống khung pháp lý khó thực hiện do có xu hướng các văn bản pháp luật thể hiện sự chia phần quản lý giữa các cơ quan quản lý Nhà nước, dẫn đến thanh tra, kiểm tra, kiểm toán còn chồng chéo, trùng lặp, ảnh hưởng đến doanh nghiệp… Theo ông Hiếu, việc kiện toàn hệ thống, tăng cường thanh kiểm tra, thực hiện công khai, minh bạch không chỉ giúp đảm bảo chính sách phát triển các thành phần kinh tế đạt hiệu quả, mà còn phòng, chống các mặt tiêu cực như lợi ích nhóm, thao túng chính sách, cạnh tranh không lành mạnh của doanh nghiệp. Cùng với đó, các bộ, ngành cần tiếp tục rà soát, bãi bỏ, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh, quy định kiểm tra chuyên ngành không rõ ràng, không cụ thể, không khả thi, chồng chéo, trùng lặp về đối tượng, phạm vi và thẩm quyền; đồng thời, điều chỉnh các quy định về chế độ kế toán, kiểm toán đơn giản hơn, phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, xây dựng các chính sách về thuế, phí nhằm khuyến khích các hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp; trong đó, nghiên cứu áp dụng thuế khoán cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Mặt khác, Bộ sẽ tiếp tục nghiên cứu, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là hệ thống văn bản pháp quy về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các văn bản quản lý chất lượng của các bộ, ngành để làm cơ sở cho hậu kiểm…/.Tin liên quan
-
DN cần biết
Gỡ triệt để những "nút thắt" để kinh tế tư nhân phát triển
08:57' - 18/04/2021
Vai trò, vị thế của kinh tế tư nhân ngày càng được khẳng định và thể hiện rõ nét thông qua những đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội trong thời gian qua.
-
Kinh tế Việt Nam
Tái cơ cấu doanh nghiệp tư nhân để hạn chế tác động của dịch COVID-19
07:00' - 30/07/2020
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp khu vực tư nhân nhằm hạn chế tác động tiêu cực từ những bất ổn và tác động nặng nề của dịch COVID-19
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp tư nhân là điểm sáng trong dài hạn của kinh tế Việt Nam
17:41' - 06/01/2020
Nhiều chuyên gia cho rằng, trong dài hạn, điểm sáng của kinh tế Việt Nam vẫn là sự tăng trưởng của khối doanh nghiệp tư nhân.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp gia vị gặp khó khăn trong việc cấp giấy chứng nhận xuất khẩu
20:58' - 16/07/2025
Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA) đã gửi kiến nghị tới Bộ Nông nghiệp và Môi trường về việc cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho sản phẩm có nguồn gốc thực vật xuất khẩu.
-
Doanh nghiệp
Nhiều vướng mắc mặt bằng tại cụm dự án truyền tải Nhơn Trạch
20:25' - 16/07/2025
Các dự án truyền tải giải tỏa công suất Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 đang gặp nhiều vướng mắc mặt bằng do có hộ dân cản trở, không cho thi công dựng cột và kéo dây.
-
Doanh nghiệp
Embraer cảnh báo tác động từ thuế quan Mỹ có thể ngang với đại dịch COVID-19
16:06' - 16/07/2025
Embraer dự báo thuế sẽ tạo ra chi phí bổ sung khoảng 9 triệu USD cho mỗi máy bay xuất khẩu sang Mỹ, với tổng tác động tiềm tàng lên tới khoảng 2 tỷ real (360 triệu USD) trong năm nay.
-
Doanh nghiệp
EVN khuyến cáo về tình trạng giả mạo nhãn hiệu máy biến áp EEMC
09:24' - 16/07/2025
EVN cảnh báo tình trạng giả mạo nhãn hiệu máy biến áp EEMC, gây rủi ro cho hệ thống điện và thiệt hại cho khách hàng, ảnh hưởng uy tín thương hiệu.
-
Doanh nghiệp
Việt Nam và Campuchia thúc đẩy hợp tác, kết nối giao thương
21:46' - 15/07/2025
Hội nghị thu hút gần 300 doanh nghiệp Việt Nam và Campuchia tham dự, với các hoạt động giao thương trực tiếp, trưng bày sản phẩm, giới thiệu dịch vụ trong nhiều lĩnh vực.
-
Doanh nghiệp
Lợi ích lớn từ việc tận dụng nhiệt dư trong sản xuất xi măng
15:34' - 15/07/2025
Theo tổng hợp của Sở Công Thương Ninh Bình, hiện các nhà máy xi măng trên địa bàn tỉnh đã đầu tư xây dựng các trạm phát điện tận dụng nhiệt dư với tổng công suất 82,8 MW để phát điện tự dùng.
-
Doanh nghiệp
Lợi nhuận của nhiều "ông lớn" dầu khí sụt giảm
15:19' - 15/07/2025
Các tập đoàn dầu khí hàng đầu thế giới như BP, Shell và ExxonMobil đưa ra cảnh báo về khả năng lợi nhuận quý II/2025 sẽ giảm mạnh, chủ yếu do giá dầu và khí đốt tự nhiên thế giới sụt giảm.
-
Doanh nghiệp
Mỏ Kình Ngư Trắng - Kình Ngư Trắng Nam đón dòng dầu thương mại đầu tiên
14:47' - 15/07/2025
Dự án phát triển mỏ Kình Ngư Trắng - Kình Ngư Trắng Nam (KNT-KTN) đã chính thức đón dòng dầu thương mại đầu tiên vào ngày 14/7/2025.
-
Doanh nghiệp
Samsung vẫn dẫn đầu thị trường điện thoại thông minh toàn cầu
11:08' - 15/07/2025
Theo dữ liệu từ Canalys công bố hôm 15/7, Samsung Electronics vẫn duy trì vị trí dẫn đầu thị trường điện thoại thông minh toàn cầu trong quý II nhờ doanh số bán các mẫu Galaxy A có giá cả cạnh tranh.