Bộ NN và PTNT: Nguồn cung lương thực, thực phẩm dồi dào và chủ động
Hiện 19 tỉnh, thành phố phía Nam đã phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19. Điều này sẽ gây tác động đến sản xuất, cung ứng và tiêu thụ nông sản.
Chia sẻ với báo chí, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến khẳng định, khả năng sản xuất, cung ứng lương thực, thực phẩm dồi dào và chủ động.
Phóng viên:Xin Thứ trưởng cho biết tình hình sản xuất, cung ứng nông sản hiện nay như thế nào?
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Về sản xuất nông sản đảm bảo nguồn cung. Khả năng sản xuất, cung ứng lương thực, thực phẩm tương đối dồi dào và chủ động, vấn đề hiện nay chỉ là lưu thông, phân phối. Hiện do lưu thông chậm, khó khăn nên giá gà công nghiệp ở phía Nam từ 28.000 đồng/kg giảm xuống còn 11.000 đồng/kg, lợn thịt ở Đồng Nai không xuất chuồng được…
Do đó phải có hệ thống phân phối đồng bộ. Kinh nghiệm của Hà Nội năm 2020 khi thực hiện giãn cách xã hội, chỉ sau 2 ngày thì với sự vào cuộc mạnh mẽ của các doanh nghiệp đã có đủ 300% nông sản. Hiện Hà Nội cũng đã đảm bảo nguồn cung 300% một cách chủ động.
Nếu địa phương chỉ tập trung chống dịch mà không tập trung sản xuất thì mục tiêu kép sẽ không đạt được. Lúc đó sẽ rơi vào vòng khó khăn là thiếu nông sản, thiếu vật tư và nguồn cung cho thị trường trong nước cũng như xuất khẩu sẽ không đảm bảo.
Phóng viên:Hiện các địa phương phía Nam đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 nên sẽ gặp khó khăn trong khâu thu hoạch nông sản. Việc này cần được gỡ khó như thế nào thưa Thứ trưởng?
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Dịch COVID-19 xảy ra không phải ở trên toàn diện địa bàn mà chỉ những khu bị cách ly, phong tỏa. Những nơi còn lại thì đều được sản xuất bình thường. Việc cấm một cách triệt để sẽ làm ách tắc sản xuất, lưu thông là không đúng tinh thần chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Do vậy, việc tổ chức sản xuất vẫn cần diễn ra bình thường.
Trước đây, Việt Nam vừa chống giặc xâm lược vừa sản xuất, nay “chống dịch như chống giặc” thì vẫn phải tổ chức sản xuất bình thường để đạt mục tiêu kép.
Với 19 tỉnh, thành phố phía Nam thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 có số lượng người dân đông thì việc sản xuất, phân phối, tiêu thụ phải đảm bảo nguyên tắc vừa chống dịch vừa lưu thông. Điều này vừa kích thích sản xuất vừa giải quyết khó khăn trong tiêu thụ.
Nếu địa phương nào thiếu nhân lực thì chắc chắn sẽ có sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang như quân đội, công an, các tổ chức xã hội… Các lực lượng này có thể chia sẻ với các tỉnh, thành phố để đảm bảo sản xuất tương đối đồng bộ và xuyên suốt.
Sáng nay (19/7), Tổ công tác chỉ đạo sản xuất, kết nối cung ứng tiêu thụ nông sản tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam của Bộ đã vào Thành phố Hồ Chí Minh. Tất cả các nhiệm vụ của Bộ sẽ do Thứ trưởng Trần Thanh Nam phụ trách. Tổ công tác sẽ phải nắm sát tình hình thực tiễn và có báo cáo với Bộ trưởng, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 để có giải pháp kịp thời, sát thực tiễn đem lại hiệu quả trong thời gian trước mắt và lâu dài.
Phóng viên:Đối với những tỉnh đang bị ảnh hưởng nặng bởi dịch COVID-19, Bộ có kế hoạch gì để bù đắp sản xuất cũng như đảm bảo cho mục tiêu tăng trưởng ngành trong năm nay?
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Trong 6 tháng đầu năm, ngành nông nghiệp đã đạt được kết quả tăng trưởng cao. Tuy nhiên, 6 tháng cuối năm, ngành sẽ đối đầu với những khó khăn bởi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Để giải quyết vấn đề tổng thể thì tất cả các đề án, kế hoạch của các lĩnh vực: chăn nuôi, thủy sản, trồng trọt… phải triển khai đồng bộ và quyết liệt. Đặc biệt là tại các tỉnh phòng chống dịch tốt, ít bị ảnh hưởng dịch COVID-19 thì lãnh đạo Bộ sẽ trực tiếp làm việc với các địa phương để bàn các giải pháp thúc đẩy sản xuất, góp phần cho những thiếu hụt của các tỉnh bị ảnh hưởng nặng của dịch COVID-19.
Bên cạnh đó, khi thị trường thế giới bị đứt gãy do dịch COVID-19 cũng là cơ hội cho xuất khẩu nông sản Việt Nam. Do đó, vừa đảm bảo thị trường trong nước cho chống dịch, vừa đảm bảo xuất khẩu để đạt mục tiêu thì các chuỗi ngành hàng phải đảm bảo tổ chức sản xuất an toàn. Trong điều kiện dịch COVID-19, các vùng nguyên liệu, khu chế biến… cần được đảm an toàn thì sẽ duy trì được tốc độ xuất khẩu đến cuối năm./.
Phóng viên:Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ GTVT: Ủng hộ dùng tàu cao tốc đường thủy chở hàng thiết yếu cho vùng dịch
19:16' - 19/07/2021
Bộ Giao thông Vận tải ủng hộ chủ trương sử dụng phương tiện thủy nội địa cao tốc để vận chuyển hàng hóa thiết yếu, nông sản cho Tp. Hồ Chí Minh và các địa bàn khác khi có nhu cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Sở Công Thương Hà Nội: Sức mua có tăng, nhưng nguồn cung hàng dồi dào
18:39' - 19/07/2021
Sở Công Thương Hà Nội cho biết, nguồn cung hàng hóa tương đối dồi dào, doanh nghiệp đã chuẩn bị lượng hàng dự trữ theo sự chỉ đạo của Thành phố đủ phục vụ nhu cầu người dân trong giai đoạn hiện nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề nghị bố trí các điểm xét nghiệm COVID-19 thuận lợi cho người vận chuyển hàng
13:04' - 19/07/2021
Bộ Y tế có văn bản hỏa tốc gửi các bộ, ban ngành và địa phương đề nghị bố trí các điểm xét nghiệm thuận lợi cho người vận chuyển hàng hóa.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
ANZ cảnh báo biến động của hệ thống ngân hàng có gây ra khủng hoảng tài chính
14:57' - 27/03/2023
Giám đốc điều hành tập đoàn ngân hàng Australia and New Zealand (ANZ), Shayne Elliott, trong phát biểu ngày 27/3 cho rằng biến động của hệ thống ngân hàng có thể gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF đánh giá cao quá trình phát triển kinh tế của Colombia
08:15' - 27/03/2023
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra báo cáo, trong đó nhấn mạnh nền kinh tế Colombia đang trải qua quá trình chuyển đổi cần thiết để hướng tới tăng trưởng bền vững hơn.
-
Ý kiến và Bình luận
WFP cảnh báo mất an ninh lương thực "chưa từng có" tại vùng Sừng châu Phi
10:46' - 26/03/2023
Chương trình Lương thực thế giới của Liên hợp quốc (WFP) cảnh báo tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng "chưa từng có" đã kéo dài ở các quốc gia Sừng châu Phi (HOA) bị ảnh hưởng bởi hạn hán.
-
Ý kiến và Bình luận
WWF khẳng định vấn đề nước là ưu tiên toàn cầu
09:03' - 25/03/2023
Ngày 24/3, Quỹ Quốc tế Bảo tồn thiên nhiên (WWF) đã hoan nghênh việc Hội nghị Nước Liên hợp quốc 2023 đưa vấn đề nước lên làm ưu tiên trong chương trình nghị sự toàn cầu.
-
Ý kiến và Bình luận
EU lạc quan về khả năng phục hồi của hệ thống ngân hàng khu vực
08:07' - 25/03/2023
Ngày 24/3, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) khẳng định lĩnh vực ngân hàng của châu Âu có khả năng phục hồi nhờ nguồn vốn mạnh và có tính thanh khoản cao.
-
Ý kiến và Bình luận
Các nghị sĩ Mỹ kêu gọi chính phủ đưa ra chương trình thương mại rõ ràng
09:06' - 24/03/2023
Ngày 23/3, các Hạ nghị sĩ Cộng hòa tại Ủy ban Tài chính và Thuế vụ Hạ viện kêu gọi chính quyền của Tổng thống Joe Biden cần đưa ra một chương trình thương mại rõ ràng.
-
Ý kiến và Bình luận
Mỹ: Cần có thời gian để xem xét đưa ra luật mới sau sự sụp đổ của các ngân hàng
15:47' - 23/03/2023
Theo ông Patrick McHenry, Chủ tịch Ủy ban Dịch vụ tài chính Hạ viện Mỹ, vẫn còn quá sớm để biết có cần một luật mới sau vụ sụp đổ của ngân hàng Signature Bank và Silicon Valley Bank (SVB).
-
Ý kiến và Bình luận
Hàn Quốc cảnh báo nguy cơ bất ổn tài chính toàn cầu sau khi Fed tăng lãi suất
10:26' - 23/03/2023
Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Tài chính Hàn Quốc (MOEF) Choo Kyung-ho đã cảnh báo về nguy cơ bất ổn trên thị trường tài chính toàn cầu.
-
Ý kiến và Bình luận
Khủng hoảng ngành ngân hàng làm giảm niềm tin của nhà đầu tư
06:50' - 23/03/2023
Sự sụp đổ các ngân hàng tầm trung của Mỹ là SVB và Signature Bank, sau đó là ngân hàng 167 tuổi Credit Suisse, đã khiến các nhà đầu tư lo ngại về các cuộc khủng hoảng ngân hàng tiềm ẩn khác.