Bộ Tài chính: Cá nhân vận động từ thiện phải mở tài khoản riêng
Nghị định 93/2021/NĐ-CP về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo vừa được Chính phủ ban hành đã được dư luận đặc biệt quan tâm.
Ngày 5/11, ông Vũ Đức Hội, Phó vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước (Bộ Tài chính) đã trao đổi với báo chí xung quanh các vấn đề về nội dung của Nghị định này.
Phóng viên: Trong thời gian qua, việc minh bạch trong huy động đóng góp từ thiện của cá nhân được dư luận đặc biệt quan tâm. Vậy, Nghị định số 93/2021/NĐ-CP đã quy định như thế nào để đảm bảo công khai, minh bạch hoạt động này?
Ông Vũ Đức Hội: Đây là điểm mới trong quy định tại Nghị định số 93/2021/NĐ-CP. Để đảm bảo tính công khai, minh bạch khi cá nhân thực hiện vận động, tiếp nhận và phân phối nguồn đóng góp tự nguyện,
Theo đó, Nghị định đã quy định cụ thể khi vận động, cá nhân có trách nhiệm thông báo trên phương tiện truyền thông về mục đích, phạm vi, phương thức, hình thức vận động, tài khoản tiếp nhận với tiền, địa điểm tiếp nhận với hiện vật, thời gian cam kết phân phối. Đồng thời, người vận động gửi văn bản đến UBND cấp xã nơi cư trú thông báo về nội dung này. Chính quyền xã sẽ lưu trữ để theo dõi và cung cấp thông tin khi có yêu cầu của tổ chức, cá nhân đóng góp hoặc nhận hỗ trợ và cơ quan có thẩm quyền phục vụ công tác hướng dẫn, theo dõi, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm. Bên cạnh đó, cá nhân tham gia vận động phải mở tài khoản riêng tại ngân hàng theo từng cuộc vận động, để tiếp nhận, quản lý toàn bộ tiền đóng góp; bố trí địa điểm tiếp nhận, bảo quản hiện vật đóng góp.Cùng đó, có biên nhận các khoản đóng góp bằng tiền hoặc hiện vật tiếp nhận được nếu người đóng góp yêu cầu và không được tiếp nhận thêm các khoản đóng góp tự nguyện sau khi kết thúc thời gian tiếp nhận đã cam kết. Ngoài ra, có trách nhiệm thông báo đến nơi mở tài khoản về việc dừng tiếp nhận các khoản đóng góp tự nguyện.
Đồng thời, cá nhân vận động quyên góp thông báo đến địa phương nơi tiếp nhận hỗ trợ để phối hợp xác định phạm vi, nhóm người cần hỗ trợ, mức hỗ trợ, thời gian hỗ trợ.Chậm nhất 3 ngày làm việc, chính quyền địa phương nơi tiếp nhận hỗ trợ phải hướng dẫn các nội dung trên; cử lực lượng tham gia phân phối cùng người vận động khi cần thiết hoặc theo đề nghị của người đó.
Nếu số tiền đóng góp tự nguyện còn dư thì người đứng ra vận động thống nhất với những người đóng góp để có phương án sử dụng; hoặc chuyển cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp thực hiện chính sách an sinh xã hội đảm bảo phù hợp với mục tiêu đã cam kết. Đặc biệt, cá nhân đứng ra vận động cứu trợ phải tự chi trả toàn bộ các chi phí liên quan, như chi phí tiếp nhận, phân phối, sử dụng nguồn đóng góp... Trường hợp tổ chức, cá nhân đóng góp đồng ý thì cá nhân vận động được trích kinh phí từ nguồn vận động được nhưng phải tổng hợp và công khai khoản chi phí này. Để đảm bảo tính công khai, minh bạch các khoản đóng góp tự nguyện do cá nhân vận động, phân phối để khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, người vận động cần mở sổ ghi chép đầy đủ thông tin về quá trình này, từ khâu tiếp nhận đến khi phân phối xong; công khai trên truyền thông và gửi kết quả đến UBND cấp xã nơi cư trú để niêm yết tại trụ sở trong 30 ngày. Các nội dung công khai gồm: văn bản vận động cứu trợ; kết quả tiếp nhận (tổng số tiền, hiện vật tiếp nhận); kết quả phân phối... Trường hợp cơ quan chức năng có thẩm quyền yêu cầu, người vận động cứu trợ có trách nhiệm cung cấp thông tin. Phóng viên:Vậy Nghị định số 93/2021/NĐ-CP đã quy định như thế nào về thời gian vận động, tiếp nhận, phân phối nhằm đảm bảo nguồn đóng góp tự nguyện được sử dụng kịp thời, hiệu quả?Ông Vũ Đức Hội: Nghị định số 93/2021/NĐ-CP đã quy định cuộc vận động được phát động ngay sau khi thiên tai, dịch bệnh, sự cố xảy ra.Thời gian tiếp nhận các khoản đóng góp tự nguyện để khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, sự cố không quá 90 ngày kể từ ngày bắt đầu phát động cuộc vận động trừ trường hợp thực hiện theo cam kết với tổ chức, cá nhân đóng góp.
Nghị định nêu rõ, thời gian phân phối được thực hiện ngay trong quá trình vận động, tiếp nhận và kết thúc chậm nhất không quá 20 ngày kể từ ngày kết thúc thời gian tiếp nhận trừ trường hợp thực hiện theo cam kết với tổ chức, cá nhân đóng góp. Các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức khác có tư cách pháp nhân và cá nhân khi thực hiện vận động nguồn đóng góp tự nguyện có trách nhiệm thông báo trên trang thông tin điện tử hoặc phương tiện truyền thông về thời gian vận động, tiếp nhận và thời gian cam kết phân phối. Đối với các khoản đóng góp có điều kiện, địa chỉ cụ thể thì các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức khác có tư cách pháp nhân và cá nhân thực hiện theo đúng cam kết với tổ chức, cá nhân đóng góp. Phóng viên: Có ý kiến cho rằng, việc phân phối, sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện theo quy định tại Nghị định số 64/2008/NĐ-CP về nội dung chi hỗ trợ còn hạn chế, chưa bao quát hết công tác ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố, Nghị định số 93/2021/NĐ-CP ban hành có khắc phục nội dung này không? Ông Vũ Đức Hội: Nhằm khắc phục hạn chế về nội dung chi hỗ trợ từ nguồn đóng góp tự nguyện, Nghị định số 93/2021/NĐ-CP đã quy định cụ thể nội dung chi từ nguồn vận động, tiếp nhận, trừ các khoản đóng góp tự nguyện có điều kiện, địa chỉ cụ thể thì tổ chức, cá nhân vận động có trách nhiệm thực hiện theo cam kết. Theo đó, nguồn đóng góp tự nguyện không có điều kiện, địa chỉ cụ thể được chi hỗ trợ cho người bị thương nặng, gia đình có người mất tích do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; chi phí mai táng cho gia đình có người chết do thiên tai, dịch bệnh, sự cố. Hỗ trợ lương thực, thực phẩm, nước uống, thuốc chữa bệnh và nhu yếu phẩm thiết yếu khác cho người dân, hộ gia đình bị khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố. Hỗ trợ hộ gia đình sửa chữa, xây dựng lại nhà ở bị đổ, sập, trôi, cháy hoàn toàn, sửa chữa nhà ở bị hư hỏng nặng; hộ phải di dời nhà ở khẩn cấp do nguy cơ từ thiên tai, sự cố để ổn định đời sống của người dân. Hỗ trợ di chuyển người dân ra khỏi vùng xảy ra thiên tai, dịch bệnh, sự cố, dựng các lán trại tạm thời cho người dân do phải di dời hoặc bị mất nhà ở. Sau khi đã ưu tiên sử dụng theo các nội dung chi nêu trên mà kinh phí vận động đóng góp tự nguyện còn dư, UBND thống nhất với Ban Vận động cùng cấp để quyết định sử dụng thực hiện các chính sách an sinh xã hội trên địa bàn bị thiên tai, dịch bệnh đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và mục tiêu cuộc vận động. Ngoài ra, khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức khác có tư cách pháp nhân và cá nhân vận động chi theo các nội dung quy định tại Nghị định. Trường hợp khoản đóng góp tự nguyện có điều kiện, địa chỉ cụ thể để sửa chữa, khôi phục, nâng cấp, xây dựng mới công trình hạ tầng thiết yếu thì tổ chức, cá nhân vận động có trách nhiệm thống nhất với chính quyền địa phương về thiết kế, quy mô, chất lượng, tiến độ sửa chữa, xây dựng và quy hoạch liên quan trước khi thực hiện. Phóng viên: Xin cảm ơn ông.- Từ khóa :
- bộ tài chính
- nghị định 93
- từ thiện
Tin liên quan
-
Tài chính
Bộ Tài chính dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2022 tăng khoảng 3,4%
18:27' - 28/10/2021
Bộ Tài chính đang xây dựng Báo cáo công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 Chính phủ trình Quốc hội để Quốc hội khóa XV xem xét, quyết định tại Kỳ họp thứ 2.
-
Tài chính & Ngân hàng
Bộ Tài chính thiết lập thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
20:05' - 27/10/2021
Bộ Tài chính đang khẩn trương xây dựng Thông tư và chuẩn bị thiết lập thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
-
Tài chính
Bộ Tài chính đề nghị thoái vốn tại Bảo Việt và một số doanh nghiệp khác
15:01' - 25/10/2021
Bộ Tài chính vừa có văn bản 11910/BTC-TCDN gửi Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước (SCIC) đề nghị triển khai thoái vốn năm 2021 theo kế hoạch đã được thông qua.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Khuyến nghị cho giải pháp tài chính và bảo hiểm rủi ro thiên tai
15:36'
Ngày 14/11, Viện Viện chiến lược và Chính sách tài chính phối hợp UNDP tổ chức hội thảo Tài chính và bảo hiểm rủi ro thiên tai: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam
-
Tài chính
Bitcoin đứng trước kỷ nguyên vàng
14:11'
Sự trở lại Nhà Trắng của ông Trump đã tạo ra phản ứng tích cực từ thị trường, với bitcoin tăng hơn 25% trong một tuần và lần đầu tiên vượt qua mốc 90.000 USD/BTC.
-
Tài chính
Thâm hụt ngân sách của Mỹ tăng mạnh
11:11'
Bộ Tài chính Mỹ cho biết, thâm hụt ngân sách của nước này đã tăng lên 257 tỷ USD trong tháng 10/2024 (tháng đầu tiên của tài khóa 2025).
-
Tài chính
Bitcoin lần đầu vượt mốc 90.000 USD
08:05'
Giá của đồng Bitcoin đã tăng lên mức cao kỷ lục trong ngày 13/11 khi những cam kết của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump về việc nới lỏng các quy định đối với tiền kỹ thuật số.
-
Tài chính
Chi trả tiền miễn, giảm học phí trường công và tư thế nào?
07:05'
Danh mục ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng ban hành kèm theo Thông tư số 05/2023/TT-BLĐXH có áp dụng cho cả trường công lập và tư thục?
-
Tài chính
Tiền điện tử hưởng lợi sau chiến thắng của ông Donald Trump
16:06' - 13/11/2024
Theo nhà kinh tế kỳ cựu Judy Shelton, tiền điện tử tăng mạnh có thể không hoàn toàn đơn thuần là nhờ sự ủng hộ của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Tài chính
Tân Bộ trưởng Tài chính Đức tuyên bố không có kế hoạch đóng băng ngân sách năm 2024
14:04' - 13/11/2024
Ngày 12/11, tân Bộ trưởng tài chính Đức Joerg Kukies tuyên bố sẽ không đóng băng ngân sách năm 2024 dù liên minh cầm quyền 3 đảng vừa tan rã.
-
Tài chính
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Tài chính khí hậu có thể thiếu 359 tỷ USD/năm
08:20' - 13/11/2024
Theo Tổng Thư ký Liên hợp quốc, sự chênh lệch giữa yêu cầu thích ứng với biến đổi khí hậu và nguồn tài chính khí hậu có thể lên tới 359 tỷ USD mỗi năm vào năm 2030.
-
Tài chính
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin tạo thuận lợi cho khách hàng
07:30' - 13/11/2024
Kho bạc Nhà nước tỉnh đẩy mạnh ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin để tạo thuận lợi hơn nữa cho khách hàng và đơn vị sử dụng ngân sách trên địa bàn tỉnh.