Bộ trưởng Bộ Tài chính: Tiếp tục cắt giảm 117 điều kiện kinh doanh
Đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực tài chính - ngân sách, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Bộ Tài chính quan tâm, chỉ đạo sát sao.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đã có cuộc trả lời phỏng vấn cơ quan báo chí xung quanh về vấn đề này.
BNEWS: Xin Bộ trưởng cho biết những kết quả trong việc cải cách về thể chế, chính sách thời gian qua của Bộ Tài chính. Việc này đã tạo thuận lợi như thế nào cho người dân và doanh nghiệp thưa Bộ trưởng? Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Thời gian qua, công tác cải cách thể chế của Bộ Tài chính luôn được gắn với xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật tài chính, qua đó hệ thống pháp luật tài chính đã có bước hoàn thiện quan trọng với số lượng lớn các văn bản quy phạm pháp luật được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới. Với nhiều cách làm sáng tạo như một luật sửa nhiều luật, một nghị định sửa nhiều nghị định và một thông tư sửa nhiều thông tư, có nhiều văn bản đã tác động mạnh mẽ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, cải thiện môi trường kinh doanh và tạo cơ sở pháp lý để đơn giản hoá thủ tục hành chính, cắt giảm điều kiện kinh doanh, hiện đại hoá quản lý.Qua đó, đã từng bước chuyển đổi phương thức quản lý từ tiền kiểm sang hậu kiểm (tuy có tăng áp lực, trách nhiệm lên cơ quan quản lý nhưng tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp), cũng như minh bạch thông tin, quy trình, thủ tục để triển khai thực hiện.
Bộ Tài chính đã kịp thời chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm các yêu cầu về cải cách thủ tục hành chính như gắn cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm điều kiện kinh doanh với cải cách thể chế; kiểm soát chặt chẽ việc ban hành mới các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật ngay từ khâu dự thảo; chủ động rà soát, cắt giảm và nâng cao chất lượng thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài chính, nhất là thủ tục hành chính liên quan tới người dân, doanh nghiệp; công khai, minh bạch tất cả các thủ tục hành chính. Nhờ đó, cải cách thủ tục hành chính đã đạt nhiều kết quả. Trong giai đoạn 2011-2015, Bộ Tài chính đã thực hiện rà soát cắt giảm 248 thủ tục hành chính và đơn giản hóa đối với 962 thủ tục hành chính.Qua đó, đến cuối năm 2015 bộ thủ tục hành chính lĩnh vực tài chính đã được cắt giảm, đơn giản hóa còn lại 1.045 thủ tục hành chính.
Trong đó, cắt giảm lĩnh vực thuế: 395 thủ tục hành chính, lĩnh vực hải quan: 219 thủ tục hành chính, lĩnh vực chứng khoán: 161 thủ tục hành chính, lĩnh vực Kho bạc Nhà nước: 57 thủ tục hành chính và lĩnh vực tài chính khác: 213 thủ tục hành chính.
Từ năm 2016 đến đầu tháng 10 năm 2018, Bộ đã rà soát cắt giảm 174 thủ tục hành chính và đơn giản hóa 888 thủ tục hành chính. Kết quả tính đến tháng 10/2018, bộ thủ tục hành chính lĩnh vực tài chính còn lại 987 thủ tục hành chính; trong đó, lĩnh vực thuế: 298 thủ tục hành chính, lĩnh vực hải quan: 183 thủ tục hành chính, lĩnh vực chứng khoán: 184 thủ tục hành chính, lĩnh vực Kho bạc Nhà nước: 22 thủ tục hành chính và lĩnh vực tài chính khác: 300 thủ tục hành chính. Để tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, trọng tâm là kiểm soát thủ tục hành chính, Bộ Tài chính đã chỉ đạo các đơn vị rà soát, đơn giản hóa, cắt giảm, bãi bỏ những thủ tục hành chính không cần thiết, gây khó khăn cho tổ chức, cá nhân.Hiện tại, các đơn vị chuyên môn của Bộ Tài chính đã xây dựng được phương án và đang trình Lãnh đạo Bộ xem xét phê duyệt cắt giảm trên 140 thủ tục hành chính và đơn giản hóa 28 thủ tục hành chính.
Hiện nay Bộ Tài chính đang trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính, dự kiến sẽ cắt giảm 117 điều kiện kinh doanh trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính. BNEWS: Bộ Tài chính đã làm thế nào để có thể có sự cải cách mạnh mẽ đến như vậy? Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Do có sự lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực tài chính nên không chỉ có kết quả trong từng lĩnh vực mà giữa các lĩnh vực tài chính đã có sự bổ trợ cho nhau, tạo hiệu ứng nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính đối với toàn ngành. Các hoạt động cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm điều kiện kinh doanh được triển khai quyết liệt, nhiều thủ tục hành chính được cắt giảm, đơn giản hóa, giảm thời gian thực hiện và chi phí tuân thủ, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, các chỉ số nộp thuế, chỉ số giao dịch thương mại qua biên giới cải thiện được thứ bậc xếp hạng. Ngoài ra, tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính được đổi mới, sắp xếp để phù hợp với yêu cầu quản lý; đội ngũ cán bộ công chức có năng lực, trình độ cơ bản ngày càng được nâng cao đáp ứng yêu cầu thực thi nhiệm vụ. Bên cạnh đó, hoạt động tài chính công có nhiều cải cách trong việc huy động và phân bổ, sử dụng các nguồn lực tài chính, an ninh tài chính được đảm bảo; hiện đại hóa ngành tài chính được coi trọng; trong đó từng bước đầu tư trang bị, nâng cấp hiện đại hóa trang thiết bị ứng dụng công nghê thông tin để đáp ứng yêu cầu đổi mới, hiện đại hóa giải quyết thủ tục hành chính và quản lý. Những kết quả cải cách của Bộ Tài chính đã góp phần tác động tích cực đến việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia được xã hội và cộng đồng người dân và doanh nghiệp đánh giá cao. Các kết quả cũng được thể hiện qua đánh giá về các chỉ số: Bộ Tài chính luôn nằm trong nhóm 03/19 Bộ, cơ quan ngang Bộ về chỉ số cải cách hành chính (Par Index) trong 4 năm qua (từ năm 2014 đến năm 2017) và là Bộ đứng đầu về chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin (ICT index) trong 6 năm liên tiếp (từ năm 2013 đến năm 2018). BNEWS: Trong thời gian tới, vấn đề cải cách thủ tục hành chính sẽ được Bộ Tài chính triển khai như thế nào, thưa Bộ trưởng? Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục đẩy mạnh triển khai cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu hội nhập, phấn đấu các chỉ số cải cách đạt chuẩn xếp hạng các nước ASEAN 4 và hướng tới tiêu chuẩn của các nước OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế).Theo đó, tập trung vào một số giải pháp tăng cường chỉ đạo, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu; phát huy tính sáng tạo, nâng cao chất lượng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; cải cách thủ tục hành chính, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.
Đồng thời, xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ công chức, viên chức ngành tài chính đủ phẩm chất, năng lực, uy tín ngang tầm nhiệm vụ; cải cách tài chính công theo hướng huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực góp phần đảm bảo an ninh tài chính; chủ động triển khai, tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng 4.0./. Xin cảm ơn Bộ trưởng!Tin liên quan
-
Tài chính
Bộ Tài chính tuyển dụng công chức theo chính sách thu hút nhân tài
15:49' - 23/10/2018
Ngày 23/10, Bộ Tài chính đã công bố quyết định tuyển dụng công chức theo Nghị định số 140/2017/NĐ-CP của Chính phủ cho 39 thí sinh trúng tuyển công chức vào 14 đơn vị Vụ, Cục thuộc Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính đề xuất giải pháp chống chuyển giá
20:26' - 19/10/2018
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Tài chính đề xuất các giải pháp cần thực hiện để có thể làm tốt hơn chức năng, nhiệm vụ được giao về chống chuyển giá.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Tài chính trả lời về khoảng trống pháp lý đổi đất lấy hạ tầng
19:50' - 05/10/2018
Để hạn chế các khoảng trống pháp lý ngày 28/3, Bộ Tài chính đã có Công văn số 3515/BTC-QLCS hướng dẫn các cơ quan liên quan... xử lý một số vấn đề chuyển tiếp trong quản lý, sử dụng tài sản công.
-
Tài chính
Bộ Tài chính "giục" 4 bộ ngành báo cáo quyết toán vốn đầu tư công 2017
19:15' - 17/09/2018
Bộ Tài chính ra văn bản đề nghị Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban Dân tộc, Tập đoàn Điện lực Việt Nam khẩn trương gửi báo cáo quyết toán vốn đầu tư công năm 2017.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Tài chính xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu quả
15:26' - 12/09/2018
Ngày 12/9, Bộ Tài chính tổ chức hội nghị đẩy mạnh cải cách hành chính và công bố chỉ số cải cách hành chính năm 2017 của Bộ.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Bỏ thuế khoán: Hộ kinh doanh sắp được phân 4 nhóm mới
18:55' - 02/07/2025
Cục Thuế cho biết hộ kinh doanh sẽ được phân loại theo 4 nhóm doanh thu sau khi bỏ thuế khoán từ năm 2026 nhau nhằm minh bạch hóa nghĩa vụ tài chính, tạo công bằng giữa các thành phần kinh tế.
-
Tài chính
Chi tiết 25 cơ sở thuế trực thuộc Cục Thuế Hà Nội
17:13' - 02/07/2025
Tên gọi, trụ sở và địa bàn quản lý của thuế cơ sở thuộc Thuế TP Hà Nội được quy định tại Quyết định 1378/QĐ-CT ngày 30/6/2025 của Cục thuế.
-
Tài chính
Sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân thay thế trình Quốc hội vào tháng 10/2025
17:02' - 02/07/2025
Đồng thời, bổ sung các quy định liên quan đến cho phép được giảm, trừ một số khoản đặc biệt để thúc đẩy sự phát triển, hỗ trợ người dân trong việc trong lĩnh vực như trong lưu vực giáo dục, y tế.
-
Tài chính
Cập nhật chi tiết 29 chi cục thuế cơ sở thuộc Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh
16:29' - 02/07/2025
Tên gọi, trụ sở và địa bàn quản lý của thuế cơ sở thuộc Thuế TP Hồ Chí Minh được quy định tại Quyết định 1378/QĐ-CT ngày 30/6/2025 của Cục thuế.
-
Tài chính
129 đơn vị hành chính cấp xã của Ninh Bình sau sắp xếp, hợp nhất.
11:12' - 02/07/2025
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định sắp xếp để thành lập 129 đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Ninh Bình.
-
Tài chính
Hàn Quốc tách siêu bộ, tái cấu trúc quản lý tài chính
07:43' - 02/07/2025
Theo Ủy ban Kế hoạch các vấn đề Nhà nước Hàn Quốc hôm 2/7, Bộ Chiến lược và Tài chính Hàn Quốc sẽ được tách thành hai bộ là Bộ Kế hoạch và Ngân sách, Bộ Chiến lược và Tài chính.
-
Tài chính
Không gián đoạn thủ tục thuế trong ngày đầu vận hành mô hình tổ chức hai cấp
20:06' - 01/07/2025
Theo thông tin từ Cục Thuế trong ngày làm việc đầu tiên theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp, bộ máy tổ chức mới vận hành tương đối ổn định.
-
Tài chính
Tổng thống D. Trump cân nhắc áp thuế mới đối với Nhật Bản
10:12' - 01/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 30/6 để ngỏ khả năng áp mức thuế mới đối với Nhật Bản liên quan tới việc quốc gia châu Á này hạn chế nhập khẩu gạo từ Mỹ.
-
Tài chính
Căng thẳng thương mại, nợ công đẩy kinh tế thế giới vào "ngã rẽ" nguy hiểm
08:13' - 01/07/2025
Mức nợ công cao và ngày càng tăng đang khiến hệ thống tài chính trở nên mong manh hơn trước biến động lãi suất.