Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Cải cách là luôn phải đương đầu với cái cũ, tiêu cực, tham nhũng
Xây dựng Chính phủ điện tử, tiến tới nền kinh tế số là nhiệm vụ quan trọng của Chính phủ trong nhiệm kỳ này. Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ (e-Cabinet) khai trương ngày 24/6 được coi là bước tiến lớn trong kế hoạch thực hiện Chính phủ điện tử.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã chia sẻ với phóng viên TTXVN về tiện ích của hệ thống e-Cabinet.
Phóng viên: Xin Bộ trưởng cho biết những mục tiêu cụ thể của hệ thống e-Cabinet? Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Hệ thống e-Cabinet thể hiện mục tiêu tiến tới Chính phủ không giấy tờ và giảm thời gian họp Chính phủ. Với mục tiêu đổi mới phương thức làm việc của Chính phủ trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành, Thủ tướng Chính phủ đã giao Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng Hệ thống e-Cabinet.Với đầy đủ các chức năng như: Cập nhật, quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu phiên họp; quản lý phiên họp (thành phần, nội dung chương trình; phát biểu, thảo luận, tham gia ý kiến, chỉnh sửa dự thảo văn bản, biểu quyết điện tử có xác thực chữ ký số của các thành viên Chính phủ), hệ thống khi đưa vào hoạt động sẽ hỗ trợ đắc lực cho các phiên họp Chính phủ.
Ý nghĩa của hệ thống e-Cabinet là tạo sự thông tin, kết nối, trao đổi với nhau. Trước khi vào phiên họp, các thành viên Chính phủ có thể trao đổi về những thông tin còn ý kiến khác nhau, góp phần tiết kiệm về thời gian, chi phí, minh bạch mọi thông tin trao đổi. Thành viên Chính phủ đi vắng, không thể tham dự phiên họp vẫn có thể tham gia ý kiến và biểu quyết trên hệ thống điện tử thông qua thiết bị di động. Hệ thống e-Cabinet cũng bao gồm chức năng hỗ trợ xử lý công việc của Chính phủ; quản lý việc gửi Phiếu lấy ý kiến Thành viên Chính phủ, nhắn tin điện thoại SMS, gửi email thông báo đến các Thành viên Chính phủ, các thành phần dự họp Chính phủ, tự động cảnh báo, nhắc quá hạn cho Thành viên Chính phủ và bộ phận tham mưu, giúp việc khi có nội dung quá hạn cho ý kiến… Hiện nay, Văn phòng Chính phủ đang thực hiện theo hình thức phi giấy tờ và đưa ra lộ trình cụ thể về việc giảm thời gian các phiên họp Chính phủ, theo đó, phấn đấu đến hết năm 2019 giảm khoảng 30% thời gian họp Chính phủ so với trung bình các năm trước.Trong phiên họp Chính phủ, thay vì xử lý hồ sơ giấy, sẽ xử lý trên nền điện tử, đạt mục tiêu họp Chính phủ không giấy tờ, sử dụng 100% văn bản điện tử trong các phiên họp Chính phủ (trừ văn bản có độ mật) vào cuối năm 2019.
Phóng viên: Để vận hành hệ thống này, việc tập huấn cho các bộ trưởng, trưởng ngành, thư ký, trợ lý của các thành viên Chính phủ được đặt ra như thế nào, thưa Bộ trưởng? Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Tập huấn, đào tạo cho những người trực tiếp sử dụng hệ thống là rất quan trọng. Chúng tôi giao cho Vụ Tổ chức cán bộ là đơn vị đầu mối, phối hợp với Viettel và các doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ tập huấn cho đội ngũ thư ký, trợ lý của các thành viên Chính phủ… Đội ngũ Văn phòng Chính phủ phải sử dụng chuyên nghiệp. Làm tốt ở Văn phòng Chính phủ hay các trợ lý, thư ký sẽ tạo ra sự lan tỏa, trợ giúp các thành viên Chính phủ trong xử lý văn bản, là đầu mối nắm bắt thông tin ban đầu. Chúng tôi có lịch Văn phòng Chính phủ cùng với Viettel và các cơ quan chuyên môn sẽ tới gặp từng thành viên Chính phủ để hướng dẫn, thống nhất cách làm, tạo sự thống nhất cao. Trước khi khai trương, Thủ tướng chủ trì cùng Phó Thủ tướng và các bộ trưởng sẽ có buổi tập huấn.Chúng ta có lộ trình chặt chẽ. Tập huấn là thể hiện quyết tâm của Thủ tướng nhưng cũng để quán triệt tinh thần của Thủ tướng tới các thành viên Chính phủ, có sự thống nhất cao về tư tưởng trước khi đi vào thực thi, hành động.
Phóng viên: Trong nhiều cuộc họp, Bộ trưởng đều nhấn mạnh Văn phòng Chính phủ không dùng tiền ngân sách để xây dựng Chính phủ điện tử nhưng mọi việc vẫn trôi chảy và còn có được hạ tầng công nghệ tốt, ông có thể chia sẻ thêm về vấn đề này? Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Được giao một số nhiệm vụ trong xây dựng Chính phủ điện tử nhưng Văn phòng Chính phủ không làm chủ đầu tư, không lập dự án để xin tiền ngân sách mà thuê lại dịch vụ từ doanh nghiệp. Chính phủ điện tử chúng ta triển khai từ năm 2000 nhưng cách tiếp cận này là rất mới và Văn phòng Chính phủ cũng tham mưu cho Thủ tướng quyết liệt thực hiện cách làm này.Chúng ta đưa ra các đầu bài, yêu cầu, nhiệm vụ rồi lựa chọn những doanh nghiệp lớn có khả năng, tiềm năng về công nghệ thông tin, có hạ tầng, đội ngũ kỹ thuật cao, tiếp cận được nền Chính phủ điện tử của các nước tiên tiến. Các chuyên gia trong và ngoài nước tham gia cùng, Văn phòng Chính phủ là cơ quan tập hợp lực lượng và điều phối. Trên cơ sở đầu bài như vậy, Văn phòng Chính phủ được Thủ tướng giao cho ký hợp đồng với doanh nghiệp thuê trọn gói.
Trọn gói ở đây là doanh nghiệp phải xây dựng được thủ tục đầu tư theo quy định, đảm bảo thiết kế kỹ thuật, đặc biệt là vấn đề bảo mật an toàn thông tin hệ thống dữ liệu, đây là điều quan trọng nhất. Doanh nghiệp phải đầu tư đường truyền, các thiết bị, có hệ thống hoạt động bình thường 24/24h, không để xảy ra sự cố hay có mất mát, lỗ hổng, luôn có những phương án bảo vệ, dự phòng; đồng thời, doanh nghiệp phải chịu sự giám sát của các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước và có trách nhiệm tuân thủ pháp luật, đặc biệt là quản lý cơ sở dữ liệu – đây là tài sản vô giá của quốc gia. Chúng tôi đang xây dựng thể chế liên quan đến kết nối dữ liệu, chia sẻ dữ liệu, bảo mật thông tin cá nhân, phải có quy định rất chặt chẽ. Bảo vệ thông tin cá nhân và bảo mật quốc gia là nhiệm vụ quan trọng mà doanh nghiệp phải đáp ứng yêu cầu. Khi thiết kế một hệ thống, chúng tôi đều tranh thủ ý kiến chuyên gia trong nước và nước ngoài. Lắng nghe ý kiến chuyên gia, sản phẩm đưa ra sẽ phù hợp với khu vực và xu thế phát triển. Trước khi đưa vào thực thi cũng phải có đánh giá của hội đồng chuyên gia trong và ngoài nước. Phóng viên: Thủ tướng và Bộ trưởng từng nhiều lần nhấn mạnh việc cán bộ phải từ bỏ lợi ích cục bộ, đặc quyền đặc lợi, từ bỏ thói quen xử lý hồ sơ trên giấy tờ. Nhưng thực tế, thay đổi tư duy là điều không đơn giản. Vậy chúng ta đã có những biện pháp gì để khắc phục tâm lý này trong đội ngũ cán bộ, công chức? Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Cải cách này làm thay đổi tư tưởng, tư duy, cách nghĩ và cách làm. Thay vì như trước đây phải gặp người dân, doanh nghiệp và yêu cầu họ nộp từng hồ sơ, đi lại nhiều lần, nay sẽ làm trên nền điện tử. Đây là khó khăn rất lớn.Khách quan mà nói, trình độ công nghệ thông tin của chúng ta còn có mức độ, tiếp xúc với cái mới, thay đổi công nghệ thông tin chưa nhuần nhuyễn, tinh thông, khi cán bộ, công chức tiếp xúc với công nghệ thông tin, nhất là gặp trường hợp phần mềm ứng dụng không thân thiện, anh em thường có tâm lý băn khoăn, rất ngại.
Bên cạnh đó, nhiều cán bộ, công chức vẫn còn tư tưởng muốn giữ cách làm truyền thống, điều này liên quan đến lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, lôi kéo lợi ích. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã nói, chúng ta phải phòng, chống tham nhũng vặt, chính tham nhũng vặt này rất nguy hiểm, tạo ra sức ỳ rất lớn, là rào cản đối với doanh nghiệp, khởi nghiệp, làm phát sinh chi phí chính thức và phi chính thức.Nếu làm tốt Chính phủ điện tử có thể cải cách điều này. Muốn làm tốt, phải thiết kế quy trình rất chặt chẽ. Trong nội bộ từng cơ quan, vai trò của người đứng đầu rất quan trọng, chúng ta phải mẫu mực trong cải cách, phải có quy trình thủ tục thật ngắn gọn.
Cùng với đó, cần truyền thông đầy đủ để hiểu rõ vấn đề liên quan đến mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu của cải cách, xây dựng công cụ, chỉ số đánh giá sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp cũng như chất lượng cán bộ, công chức trong thực thi công vụ.Thủ tướng từng nói, nếu ta cải cách tốt, cắt giảm điều kiện kinh doanh và thủ tục hành chính, tạo ra sân chơi bình đẳng, đây cũng chính là dư địa tăng trưởng. Nhưng điều quan trọng nhất là ta phải vượt qua được tư tưởng đó là trước nay chúng ta làm nhưng không muốn ai kiểm tra, giám sát. Đây là rào cản mà nếu ta bước qua được, sẽ tiến tới nền hành chính thông minh, quản trị hiện đại.
Làm tốt Chính phủ điện tử là chúng ta đã thực hiện cải cách. Vì cải cách và ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ rất tốt cho nhau, tạo ra một sự gắn bó chặt chẽ. Làm tốt Chính phủ điện tử là ta đã chủ động minh bạch hóa, công khai hóa.Trong quá trình cải cách, ta phải tâm huyết, nhưng chỉ tâm huyết là không đủ mà những người làm cải cách phải biết loại bỏ lợi ích cá nhân, loại bỏ những rào cản. Ngay cả lợi ích nhóm hay cơ quan, giờ cải cách cũng phải loại bỏ. Cải cách mà luôn lo nghĩ co kéo về mình thì không bao giờ làm cải cách được.
Chúng ta phải cải cách thủ tục quy trình, cắt bỏ các giấy phép con, để giảm bớt chi phí, giảm bớt thời gian, đó là tư tưởng Thủ tướng luôn nhắc. Văn bản ra sớm một giờ, một ngày là đã tạo ra sản phẩm giúp cho xã hội, đất nước rất nhiều. Cải cách là luôn phải đương đầu, va chạm với cái cũ, cái truyền thống, tiêu cực, tham nhũng…, để tạo nền hành chính tốt hơn.Đây là yêu cầu rất cao của Thủ tướng với đội ngũ xây dựng Chính phủ điện tử. Thủ tướng nói, vừa làm, vừa tuyên truyền để người dân, doanh nghiệp hiểu. Ta phải đi vào thực chất, trong quá trình cải cách mà không đặt mục tiêu, chúng ta sẽ là những người cải cách thất bại.
Phóng viên: Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng! >>> Việt Nam và Pháp hợp tác về xây dựng Chính phủ điện tửTin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Quy định pháp luật về Chính phủ điện tử chưa thực sự đồng bộ
18:24' - 10/06/2019
Việc triển khai Chính phủ điện tử tại nhiều địa phương nhằm thúc đẩy công cuộc cải cách thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã nhận được sự tán thành của đông đảo cử tri trên cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương phối hợp xây dựng Chính phủ điện tử và cải cách thủ tục hành chính
16:54' - 18/05/2019
Văn phòng Chính phủ và Bộ Công Thương đã ký Quy chế phối hợp trong công tác tham mưu giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xây dựng Chính phủ điện tử và cải cách thủ tục hành chính.
-
Kinh tế & Xã hội
Xếp hạng mức độ phát triển Chính phủ điện tử năm 2018 của cơ quan Nhà nước
12:46' - 25/04/2019
Theo Báo cáo đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ thông tin, Bộ Tài chính tiếp tục giữ vị trí đứng đầu về chỉ số tổng thể mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của các bộ, cơ quan quan ngang bộ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Yên Bái trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khu công nghiệp hơn 2.000 tỷ đồng
21:41' - 29/11/2024
Tỉnh Yên Bái đã trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Trấn Yên (giai đoạn 1) cho Tổng Công ty Viglacera – CTCP.
-
Kinh tế Việt Nam
Sự kiện mua sắm Hà Nội đêm không ngủ thu hút 200 doanh nghiệp tham gia
21:38' - 29/11/2024
Sự kiện thu hút hơn 200 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia và gần 10 địa điểm siêu thị, trung tâm thương mại lớn của các Tập đoàn bán lẻ, hệ thống phân phối, kinh doanh thương mại .
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024
21:23' - 29/11/2024
Trong không khí mua sắm trực tuyến sôi động vào dịp cuối năm, Bộ Công Thương cũng khuyến khích doanh nghiệp Việt, thương hiệu hàng Việt tham gia mạnh mẽ hơn vào thị trường thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác quốc tế trong đào tạo nhân lực ngành bán dẫn cho Việt Nam
21:04' - 29/11/2024
Biên bản ghi nhớ giữa hai bên đề xuất hàng loạt sáng kiến nhằm củng cố hệ sinh thái bán dẫn của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Một số quy định mới liên quan đến đất đai chưa “khớp” với hoạt động ngân hàng
21:00' - 29/11/2024
Mặc dù đã được lấy ý kiến góp ý, bổ sung và tiếp thu, tuy nhiên vẫn còn nhiều nội dung mà 3 bộ luật mới liên quan đến vấn đề đất đai vẫn chưa “khớp” với Luật các Tổ chức tín dụng.
-
Kinh tế Việt Nam
Năm 2025, Đồng bằng sông Cửu Long bảo đảm cấp nước cho sản xuất nông nghiệp lên 90%
19:37' - 29/11/2024
Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ hướng tới mục tiêu tăng tần suất bảo đảm cấp nước lên 90% vào năm 2025 mà còn tiến xa hơn trong việc xây dựng một vùng nông nghiệp bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo thuận lợi cho việc phân cấp, phân quyền
19:06' - 29/11/2024
Chiều 29/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam qua góc nhìn quốc tế: Con đường dẫn đến tương lai thu nhập cao
18:51' - 29/11/2024
Theo chuyên gia, Việt Nam cần giải quyết những điểm nghẽn về hạ tầng, nguồn nhân lực và tăng cường chuyển đổi xanh để duy trì sức hút đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố Top 10 công ty uy tín ngành logistics năm 2024
17:46' - 29/11/2024
Khảo sát của Vietnam Report cho thấy cộng đồng doanh nghiệp logistics lạc quan về triển vọng năm 2025, tiếp tục đà phục hồi trong năm 2024.