Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: PVN phải đạt 13,28 triệu tấn dầu thô
Để có thể đạt mục tiêu tăng sản lượng khai thác dầu khí trong nước nhưng vẫn phải đảm bảo ổn định nguồn năng lượng lâu dài cho đất nước, bên cạnh sự quyết liệt triển khai của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, những vướng mắc về cơ chế tài chính cần sớm được Chính phủ và các bộ, ngành tháo gỡ.
Phải đạt 13,28 triệu tấn dầu thô
Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam (PVN) phải hoàn thành kế hoạch sản lượng khai thác 13,28 triệu tấn dầu thô trong nước trong năm 2017 để đảm bảo đóng góp vào tăng trưởng GDP 6,7% chung của cả nước.
Đây là một trong những ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ được Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng truyền đạt tại buổi làm việc của tổ công tác Chính phủ với PVN sáng 19/7, tại Hà Nội. Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, Chính phủ và Quốc hội đã quyết định phải đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP cả nước năm 2017 là 6,7%. Trong 6 tháng đầu năm, tăng trưởng GDP thấp hơn dự kiến nên trong 6 tháng cuối năm tăng trưởng GDP cả nước quyết tâm phải đạt 7,42% để cả năm có thể đạt 6,7%.Đây là chỉ tiêu khó đòi hỏi sự chung tay quyết liệt của các tập đoàn kinh tế nhà nước, các địa phương, bộ ngành; trong đó có sự đóng góp quan trọng từ phía PVN.
Chuyển lời khen ngợi của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khẳng định PVN tiếp tục đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, vào ngân sách Nhà nước trong 6 tháng đầu năm với hầu hết các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh, tài chính đều vượt so với kế hoạch được giao. Hiện Chính phủ hiểu rất rõ PVN đang trong thời điểm khó khăn nhưng càng khó khăn càng phải thể hiện quyết tâm lớn của Tập đoàn kinh tế chủ lực, phải càng đoàn kết, thống nhất và tự tin để tiếp tục tiến lên. "Trong quá trình triển khai các nhiệm vụ mà có sai sót thì hoàn toàn có thể khắc phục, sửa chữa. Tuy nhiên, PVN phải đảm bảo kỷ cương trong triển khai thăm dò khai thác, quản lý dòng tiền và công tác quản lý nhân sự", Bộ trưởng Mai Tiến Dũng chỉ rõ. Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, 6 tháng còn lại của năm 2017, PVN tiếp tục phải đối mặt với thách thức cần phải vượt qua. Chính phủ đã giao kế hoạch khai thác 13,28 triệu tấn dầu thô trong nước cho PVN, tăng 1 triệu tấn so với kế hoạch ban đầu. Đây là chỉ tiêu khá khó khăn nhưng là con số đã được Chính phủ cân nhắc kỹ trên cơ sở xem xét yếu tố nguồn tài nguyên dầu khí không phải là vô hạn cũng như giá dầu thô đang ở mức thấp nên không thể khai thác quá nhiều. Thực tế là chỉ tiêu 13,28 triệu tấn dầu thô trong nước cho năm 2017 là thấp hơn 3 triệu tấn so với năm 2015 và cũng thấp hơn con số của năm 2016. "Quan điểm của Chính phủ là tăng sản lượng khai thác nhưng phải đảm bảo nguồn năng lượng lâu dài cho đất nước. Chính phủ xác định tăng trưởng GDP không chỉ lấy từ tăng trưởng sản lượng khai thác dầu nhưng con số 1 triệu tấn dầu thô tăng thêm này sẽ có ý nghĩa lớn", Bộ trưởng Mai Tiến Dũng chỉ rõ.Khai thác dầu khí đang “ăn” vào tương lai
Giải trình trước tổ công tác Chính phủ, Phó Tổng Giám đốc PVN Nguyễn Quỳnh Lâm cho biết trong khai thác dầu khí thì tiền đề cho sự phát triển ổn định, lâu dài chính là công tác thăm dò dầu khí.
Tuy nhiên, công tác đầu tư cho thăm dò các mỏ mới và đầu tư cho khai thác các dự án dầu khí mới bổ sung sản lượng từ năm 2015 đến nay là chưa thoả đáng.
Với giá dầu suy giảm nhiều năm qua nên quỹ thăm dò khai thác của Tập đoàn và của các công ty thành viên đang cạn dần, không đủ kinh phí để thực hiện công tác thăm dò dầu khí. Vì vậy, PVN đã báo cáo Bộ Công Thương và Chính phủ để xử lý nhanh cơ chế cho việc tạo nguồn tài chính cho quỹ thăm dò.Theo đó PVN đề nghị mở rộng đối tượng tìm kiếm thăm dò bao gồm các công tác liên quan đến tìm kiếm thăm dò, các dự án thăm dò.
Ông Lâm cũng cho biết, hiện các mỏ gần bờ và thuận lợi thì PVN đã khai thác trong nhiều năm qua nên không còn nhiều.Vì vậy, PVN đề nghị Chính phủ cho phép triển khai công tác thăm dò xa bờ hơn. Đây là giải pháp duy nhất để có thể gia tăng trữ lượng dầu khí, đảm bảo sản lượng khai thác trong những năm tiếp theo.
Bổ sung những kiến nghị này, Tổng Giám đốc PVN Nguyễn Vũ Trường Sơn cho biết, PVN đang khai thác từ 13-15 triệu tấn dầu/năm và khoảng 10 tỷ m3 khí (khoảng 25 triệu tấn quy dầu/năm) nhưng tìm kiếm thăm dò chỉ được khoảng 10-12 triệu tấn/năm.
"Vì vậy, việc khai thác dầu khí hiện nay đang "ăn" vào tương lai. Nếu năm 2017 này và các năm tiếp theo, công tác thăm dò dầu khí, gia tăng trữ lượng không được cấp tập bổ sung thì chỉ 5-7 năm nữa, sản lượng khai thác dầu khí sẽ xuống dốc và có thể chỉ còn 5 triệu tấn/năm", ông Sơn cảnh báo. Vì vậy, trong khi chờ ý kiến của các bộ ngành và ý kiến cuối cùng của Chính phủ về Quỹ Thăm dò và cơ chế sử dụng Quỹ này, PVN đề nghị Chính phủ cho phép tạm ứng vốn cho Quỹ thăm dò khai thác năm 2017 để PVN có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao về tăng sản lượng khai thác. Bên cạnh đó, "Chính phủ cũng cần sớm chốt quy chế tài chính đặc thù cho việc khai thác tận thu mỏ Sông Đốc (có thể đóng góp khoảng 100.000 tấn) mà nhà đầu tư đã trả lại cho Chính phủ.Nếu Bộ Tài chính vẫn tiếp tục đánh thuế tài nguyên việc khai thác tận thu này thì Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí sẽ bị lỗ và buộc phải ngừng khai thác.
Khi đó sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch sản lượng khai thác cả năm 2017", ông Sơn cảnh báo tiếp.
Đồng tình với một số kiến nghị của PVN, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho rằng, mục tiêu sản lượng khai thác dầu thô 13,28 triệu tấn là có thể thực hiện nhưng Chính phủ cần sớm có các giải pháp hỗ trợ về mặt cơ chế tài chính giúp PVN. Về chỉ tiêu tăng thêm 1 tỷ m3 khí, ông Vượng khẳng định PVN đủ năng lực khai thác nhưng cũng khó hoàn thành chỉ tiêu này bởi sản lượng khí phụ thuộc nhiều vào nhu cầu tiêu thụ của hạ nguồn. Với thực tế là nhu cầu tăng trưởng điện năng năm 2017 không cao như mọi năm trong khi hệ thống đang huy động cao sản lượng từ các nhà máy thuỷ điện, tất yếu sản lượng huy động từ nhiệt điện khí/than sẽ ít đi. Vì vậy, nếu tăng khai thác khí mà để xả nước không qua tổ máy thuỷ điện thì đây là sự lãng phí lớn, ông Vượng nhấn mạnh.Phải quyết liệt tháo gỡ khó khăn
Liên quan đến đề nghị quỹ tìm kiếm thăm dò của PVN, đại diện Vụ Công nghiệp, Văn phòng Chính phủ cho biết, do đề xuất này gắn với quy chế tài chính của PVN, Vụ đang chờ ý kiến phản hồi từ Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và Bộ Kế hoạch và Đầu tư để có thể tổng hợp ý kiến trình Thủ tướng quyết định. Việc này đang trong quá trình xử lý và chưa có kết quả cuối cùng.
Liên quan đến đề xuất cho tạm ứng Quỹ Thăm dò khai thác dầu khí năm 2017, đại diện vụ chức năng của Văn phòng Chính phủ cho biết: Theo Quyết định 143 của Thủ tướng Chính phủ, đối tượng của quỹ thăm dò là cho công ty mẹ và chỉ cho hoạt động thăm dò dầu khí trong nước.Còn thăm dò ở nước ngoài thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đầu tư nước ngoài. Vì vậy, đề xuất tạm ứng của PVN để tiếp tục khoan thăm dò dầu khí cho Công ty thành viên là không có cơ sở pháp lý.
Liên quan đến đề xuất của PVN về cơ chế bảo lãnh vốn đối ứng tín chấp cho dự án trọng điểm nhà nước là Tổ hợp Lọc hoá dầu Long Sơn, một đại diện của Văn phòng Chính phủ cho rằng theo Luật quy định thì doanh nghiệp chỉ được phép bảo lãnh vốn cho công ty con khi nắm giữ 51% vốn trở lên.Trong khi đó, PVN chỉ nắm 29% vốn sở hữu của công ty liên kết trong tổ hợp Long Sơn nên không có quyền bảo lãnh.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, Luật hay cơ chế thì cũng phải đi vào cuộc sống. Lọc hoá dầu Long Sơn là dự án rất lớn, có thể tạo ra động lực tăng trưởng bền vững và lâu dài cho ngành dầu khí. Vì vậy, nếu thấy vướng mắc về mặt cơ chế thì có thể đề xuất điều chỉnh. Thực tế là Luật đã ban hành ra mà có những phát sinh thì Thủ tướng và Chính phủ cũng cho phép vận dụng phương án, cơ chế thí điểm linh hoạt để thực hiện, từ đó đánh giá tổng kết thực hiện, điều chỉnh Luật. Các vụ chức năng của Bộ Công Thương cần bám sát, tháo gỡ khó khăn cho PVN để Tập đoàn có thể hoàn thành vượt mức kế hoạch điều chỉnh được Chính phủ giao, đóng góp quan trọng vào mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7% của cả nước. Bên cạnh đó, PVN và Bộ Công Thương cần triển khai các giải pháp để đảm bảo khai thác dầu khí bền vững, quản lý dòng tiền hiệu quả cũng như quản lý nhân sự tốt nhất. Bộ trưởng Mai Tiến Dũng chỉ rõ, các cơ chế chính sách để xử lý các vấn đề tồn tại của PVN đang bị vướng.Vì vậy, sau buổi làm việc này, Văn phòng Chính phủ, Tổ Công tác và các Bộ liên quan cần tiếp thu ý kiến, tập hợp lại chi tiết, toàn bộ các vấn đề để báo cáo lãnh đạo xử lý luôn.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng: PVN cần xử lý sớm các dự án tồn tại yếu kém
13:03' - 19/07/2017
Với thách thức rất lớn trong điều kiện hiện nay, Thủ tướng đặt 4 vấn đề yêu cầu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Thành viên, Tổng Giám đốc quán triệt sâu sắc và giải trình với Thủ tướng.
-
Kinh tế Việt Nam
Phấn đấu giảm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp
15:16' - 18/07/2017
Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại phải phấn đấu giảm lãi suất từ 0,5 – 1%, Bộ trưởng cho rằng, hiện mặt bằng lãi suất vay ngắn hạn từ 4-6%, trung - dài hạn 9-11% một năm.
-
Chuyển động DN
PVN khai thác dầu khí và nộp ngân sách vượt kế hoạch Chính phủ giao
20:00' - 08/06/2017
Sản lượng khai thác quy dầu của Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam (PVN) trong 5 tháng đầu năm đã vượt kế hoạch Chính phủ giao, góp phần quan trọng vào tăng nguồn thu ngân sách cho Nhà nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Sớm chi trả tiền cho người dân có nhà cửa hư hỏng do thi công cao tốc Bắc – Nam
14:21'
Đến nay các dự án cao tốc đã thông xe, nhưng người dân vẫn chưa nhận được các khoản hỗ trợ này để sửa sang lại nhà cửa.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Lê Thành Long họp về việc phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực y tế
14:02'
Về phân cấp thẩm quyền, Phó Thủ tướng cho rằng, cần phân cấp nhiều hơn cho địa phương, thủ tục nào giữ lại cấp Bộ thì cần nêu rõ lý do.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy nhanh tiến độ, đưa dự án đường Vành đai 4 về đích
13:57'
Các cơ quan chức năng đang tích cực giải phóng mặt bằng ở những thửa cuối cùng, đẩy nhanh tiến độ thi công, nỗ lực đưa dự án về đích đúng hẹn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng đề nghị PowerChina hỗ trợ Việt Nam phát triển công nghiệp đường sắt
12:00'
Thủ tướng hoan nghênh kế hoạch hợp tác của PowerChina với các đối tác Việt Nam; bày tỏ ủng hộ chủ trương đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam của Tập đoàn trong lĩnh vực đường sắt.
-
Kinh tế Việt Nam
Lạng Sơn: Không để hình thành điểm nóng phức tạp trong chống buôn lậu, gian lận thương mại
11:22'
Tỉnh Lạng Sơn có 231,74 km đường biên giới tiếp giáp với Khu tự trị dân tộc Choang (Quảng Tây, Trung Quốc).
-
Kinh tế Việt Nam
Thông qua nghị quyết về việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV
10:10'
Sáng 21/5, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và các Tập đoàn hàng đầu của Mỹ
09:34'
Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng Đoàn đàm phán Chính phủ Nguyễn Hồng Diên đã có cuộc gặp và làm việc với lãnh đạo các tập đoàn Excelerate Energy, Lockheed Martin, Space X và Google.
-
Kinh tế Việt Nam
Biểu quyết thông qua Nghị quyết về ngày bầu cử toàn quốc
08:25'
Sáng 21/5, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Mỹ đàm phán cấp kỹ thuật về hiệp định thương mại đối ứng
22:46' - 20/05/2025
Phiên đàm phán cấp kỹ thuật lần thứ hai Hiệp định song phương về Thương mại đối ứng giữa Việt Nam và Mỹ được tổ chức từ ngày 19-22/5 tại thủ đô Washington của Mỹ.