Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Giải quyết các thách thức trong phát triển vùng Đông Nam Bộ
Đánh giá về Báo cáo Khung định hướng Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nêu rõ: vùng Đông Nam Bộ quan điểm phải là "chủ động kiến tạo quyết định tương lai". Bên cạnh đó, các địa phương trong vùng phải giải quyết được bài toán về các điểm nghẽn, thách thức, cản trở, mẫu thuẫn, xung đột trong quá trình phát triển vừa qua và dự kiến trong thời gian tới.
Cùng với đó, quy hoạch là cơ hội để giải quyết các bài toán; tạo môi trường sống tốt nhất để hút hút chuyên gia, nhân tài, nhà khoa học…. Đồng thời, xây dựng được các hạ tầng xã hội vui chơi giải trí, mua sắm, ẩm thực, văn hóa… tạo nên giá trị mới như Singapore. Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, Tp. Hồ Chí Minh xứng đáng để làm được mô hình phát triển như: kinh tế số, kinh tế chia sẻ, xanh, tuần hoàn… Bên cạnh đó, Tp. Hồ Chí Minh cũng cần phát triển thêm mô hình kinh tế ban đêm và đây là động lực đóng góp cho tăng trưởng của nền kinh tế trong thời gian tới. Về tổ chức không gian phát triển, báo cáo cần phân tích rõ theo 3 tiểu vùng, từ các thuận lợi, khó khăn, thách thức. Đặc biệt, làm rõ vai trò của Tp. Hồ Chí Minh với vùng; vai trò của vùng với việc liên kết với Tây Nguyên, với Duyên hải Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, để thấy được tác động bổ trợ nhau, hạ tầng kết nối, không gian phát triển như thế nào. Về các dự án ưu tiên, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng yêu cầu, các địa phương trong vùng xác định rõ thể chế đi kèm, vì không giải quyết được vấn đề không gian, hạ tầng mới thì không thể tạo đột phá. Đồng thời, cơ quan tư vấn phân tích để tạo không gian ngầm, tạo ra động lực mới, vừa giúp giảm tải giao thông, vừa giảm tải ô nhiễm và vừa phát triển kinh tế… Về cơ chế, nguồn lực của vùng, Bộ trưởng cho rằng, cần phân cấp ủy quyền cho các địa phương. Bên cạnh đó cần nâng cao vai trò của Hội đồng Vùng... Các cơ chế để tạo động lực không gian mới, giá trị mới cho phát triển theo hướng đột phá táo bạo. Vùng Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, có diện tích 23.551,5 km2, là vùng có diện tích nhỏ thứ hai cả nước (chiếm 7,1%); dân số năm 2020 là 18.342,9 nghìn người (chiếm 18,8% dân số cả nước). Năm 2020, quy mô GRDP của vùng Đông Nam Bộ đạt 2,58 triệu tỷ đồng, gấp 2,6 lần năm 2010, và 1,4 lần năm 2015; đóng góp 32% GDP cả nước.Đến năm 2022, GRDP của Vùng đạt 2,95 triệu tỷ đồng, chiếm 31,04% GDP cả nước, đứng thứ 1/6 vùng (vùng Đồng bằng sông Hồng là 30,4%; Trung du miền núi phía Bắc là 8,62%; Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung là 15,09%, Tây Nguyên là 13,02%, Đồng bằng sông Cửu Long là 12%).
Tuy nhiên, vùng Đông Nam Bộ đang gặp những khó khăn. Theo Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đông Nam Bộ đang chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, xảy ra úng, nhất là khu vực Tp. Hồ Chí Minh, một phần do triều cường; rủi ro xâm nhập mặn tăng cao, hạn hán khắc nghiệt, số ngày khô liên tục tăng lên và thay đổi nguồn nước ở thượng lưu; khoáng sản quy mô lớn có khả năng khai thác cho sản xuất công nghiệp không nhiều.
Không những thế, chất lượng lao động thấp hơn vùng Đồng bằng sông Hồng; tỷ lệ lao động qua đào tạo của vùng năm 2020 là 29,5%, năm 2022 đạt 28,2% (vùng Đồng bằng sông Hồng năm 2020 là 32,6%, năm 2022 là 37,1%). Tỷ lệ thất nghiệp của vùng năm 2020 là 3,23%, năm 2022 là 2,88%, cao hơn trung bình cả nước (cả nước năm 2020 là 2,48%, năm 2022 là 2,34%). Diện tích đất bằng chưa sử dụng của vùng còn rất ít so với các vùng khác (2.270 ha so với 23 nghìn ha của vùng Trung du và miền núi phía Bắc và 43 nghìn ha của vùng Đồng bằng sông Hồng)… TS. Trần Hồng Quang, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển cho rằng, vùng Đông Nam Bộ phát triển còn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, tăng trưởng kinh tế có xu hướng chậm. Bên cạnh đó, mạng lưới kết cấu hạ tầng cấp vùng, liên vùng, nhất là hạ tầng giao thông kết nối nội vùng và liên vùng còn thiếu, chưa đồng bộ. Từ đó dẫn đến, tình trạng tắc nghẽn giao thông tại Tp. Hồ Chí Minh và một số địa bàn trong vùng chậm được khắc phục và ngày càng nghiêm trọng. Cùng với đó, ngành công nghiệp phát triển thiếu bền vững, chủ yếu là gia công, lắp ráp, giá trị gia tăng thấp. Công nghiệp hỗ trợ phát triển chậm. Phân bố khu chế xuất, khu công nghiệp chưa hợp lý (khu vực trung tâm vẫn tập trung các khu công nghệ cần nhiều lao động, giá trị gia tăng thấp); chưa làm chủ được công nghệ cao, công nghệ lõi, công nghệ nguồn trong những ngành chủ lực… Để tiếp tục hoàn thiện báo cáo để trình Chính phủ trong tháng 8 này, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề nghị, các địa phương đánh giá hiện trạng, nhận diện chính xác các điểm nghẽn của vùng; phải phân tích bằng số liệu, tính toán chứ không chỉ định tính, mà phải cân đong đo đếm được. Cùng với đó, các địa phương nhận diện được các vấn đề tắc nghẽn, thách thức, cản trở lớn đối với vùng để từ đó giải quyết. Xác định vai trò, vị trí, sứ mệnh của vùng là rất lớn, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, các địa phương cần xác định các vùng động lực, các hành lang kinh tế mới, bổ sung cho nhau tạo động lực mạnh mẽ cho vùng phát triển. Đối với phân bổ không gian, nếu quy hoạch không tốt, sẽ tạo nên tắc nghẽn, ngập úng và những vấn đề xã hội khác. “Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 07/10/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã ra đưa rất đầy đủ, rất rõ về quan điểm, mục tiêu, quan trọng là các địa phương trong vùng làm thế nào để tạo hiệu ứng, động lực lớn nhất cho phát triển”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh./. Thúy HiềnTin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Lý do chậm giải ngân vốn đầu tư công vùng Đông Nam Bộ
15:46' - 14/08/2023
Tính đến tháng 8, tỷ lệ giải ngân nguồn vốn đầu tư công tại các tỉnh, thành vùng Đông Nam Bộ còn thấp hơn so với mức bình quân chung của cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Lý do chậm giải ngân vốn đầu tư công vùng Đông Nam Bộ
15:44' - 14/08/2023
Tính đến tháng 8, tỷ lệ giải ngân nguồn vốn đầu tư công tại các tỉnh, thành vùng Đông Nam Bộ còn thấp hơn so với mức bình quân chung của cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch đường ven sông, trên cao kết nối vùng Đông Nam bộ
17:19' - 26/07/2023
Thành phố và các địa phương trong vùng Đông Nam bộ sẽ nghiên cứu, đề xuất bổ sung, điều chỉnh quy hoạch đường trên cao, đường ven sông Sài Gòn để hoàn thiện quy hoạch giao thông kết nối vùng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần có cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đông Nam Bộ, thúc đẩy liên kết vùng
14:03' - 18/07/2023
Thủ tướng cho rằng cần có cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đông Nam Bộ, thúc đẩy liên kết vùng; trước mắt, tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược là tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Khiển trách Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk
20:27'
Thủ tướng Chính phủ ban hành các Quyết định thi hành kỷ luật Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Nội vụ bác thông tin không chính xác về chế độ, chính sách khi tinh gọn bộ máy
20:20'
Trước những thông tin lan truyền về nội dung đề xuất chế độ, chính sách với cán bộ, công chức, viên chức trong tin gọn bộ máy, ngày 12/12, Bộ Nội vụ đã có thông tin chính thức về vấn đề này.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng bổ nhiệm 4 nhân sự Bộ Quốc phòng
20:02'
Ngày 12/12/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký các quyết định bổ nhiệm nhân sự Bộ Quốc phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thách thức phát triển thương hiệu khi hành vi tiêu dùng thay đổi nhanh
19:48'
Hành vi người tiêu dùng thay đổi ngày càng nhanh chóng, đặt ra thách thức lớn cho doanh nghiệp trong xây dựng và duy trì mối quan hệ gắn kết bền vững với khách hàng.
-
Kinh tế Việt Nam
EVN và PC1 ký hợp đồng xây dựng cáp ngầm biển cấp điện cho huyện Côn Đảo
18:41'
Ngày 12/12, tại Hà Nội, EVN và Liên danh PC1 – PECC4 đã ký hợp đồng xây dựng cáp ngầm biển cấp điện cho huyện Côn Đảo.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Trung Quốc ký Nghị định thư Đường sắt biên giới Việt - Trung lần thứ 44
18:34'
Trong khuôn khổ Hội nghị Đường sắt biên giới Việt - Trung lần thứ 44 diễn ra tại Hà Nội, ngày 12/12 đã ký kết Nghị định thư Hội nghị Đường sắt biên giới Việt - Trung lần thứ 44.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chủ trì Hội nghị tháo gỡ khó khăn cho dự án điện năng lượng tái tạo
18:21'
Chiều 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết 02/NQ-CP: Bộ Công Thương chủ động chống lẩn tránh phòng vệ thương mại
18:19'
Năm 2024, Bộ Công Thương đã chủ động chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, nhất là gian lận xuất xứ hàng hóa, giúp khai thác hiệu quả các cam kết quốc tế, phát triển bền vững xuất nhập khẩu.
-
Kinh tế Việt Nam
Động lực nào để Việt Nam có thể tăng trưởng 2 con số?
18:01'
Ngày 12/12, Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2024 “Động lực cho doanh nghiệp trong bối cảnh mới”, đã thảo luận chính sách góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, tạo động lực để Việt Nam có thể tăng trưởng 2 con số.