Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng gợi mở 6 định hướng, giải pháp phát triển doanh nghiệp
Phát biểu tại Hội nghị Thường trực Chính phủ gặp gỡ doanh nghiệp để bàn về nhiệm vụ, giải pháp để doanh nghiệp tư nhân tăng tốc bứt phá, tổ chức sáng 10/2, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, lực lượng doanh nghiệp đã ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đóng góp khoảng 60% GDP, 98% tổng kim ngạch xuất khẩu và tạo việc làm cho khoảng 85% lao động cả nước.
Trước yêu cầu phát triển mới, cộng đồng doanh nghiệp nói chung, đội ngũ doanh nghiệp tư nhân nói riêng cần phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò, sứ mệnh của mình trong phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Với tinh thần đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gợi mở 6 định hướng và giải pháp; đó là thống nhất cao nhận thức về vai trò đặc biệt quan trọng của doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp tư nhân nói riêng trong phát triển kinh tế xã hội. Xác định phát triển kinh tế tư nhân trở thành một trong những động lực quan trọng nhất đóng góp vào tăng trưởng, tăng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.Tiếp đến là tập trung hoàn thiện thể chế, xác định thể chế là “đột phá của đột phá”, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi nhất cho doanh nghiệp. “Ngay trong năm 2025, phải thực sự đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng “kiến tạo phát triển”, từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm”; đề cao phương pháp “quản lý theo kết quả”, chuyển mạnh từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm” gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát”, Bộ trưởng Dũng nhấn mạnh.Bên cạnh đó, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, tập trung sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các cơ chế, chính sách, tháo gỡ các điểm nghẽn, rào cản và lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm; đặc biệt, ưu tiên rà soát, tháo gỡ ngay các khó khăn, vướng mắc cho các dự án bất động sản, BOT, BT, giao thông, năng lượng tái tạo…, trước mắt, tập trung cho các dự án tại Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và một số địa phương lớn để giải phóng nguồn lực cho doanh nghiệp, nền kinh tế ngay trong năm 2025.Cùng với đó, nghiên cứu mở rộng phạm vi, đối tượng, địa bàn áp dụng một số cơ chế, chính sách thí điểm, đặc thù đã được Quốc hội cho phép áp dụng tại các địa phương và đã phát huy hiệu quả.Đặc biệt là khơi thông mọi nguồn lực, lấy nguồn lực nhà nước để khơi dậy, dẫn dắt, kích hoạt nguồn lực xã hội. Theo đó, tập trung đầu tư, đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng chiến lược, quan trọng, nhất là các tuyến đường cao tốc, ven biển, liên vùng, đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc, mở ra không gian phát triển mới; các dự án điện hạt nhân, điện gió ngoài khơi, trung tâm dữ liệu quốc gia…Ngoài ra, thực hiện quyết liệt Nghị quyết số 57-NQ/TW, xác định khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là đột phá quan trọng hàng đầu, là động lực chính để phát triển nhanh lực lượng sản xuất hiện đại; xây dựng cơ chế, chính sách hình thành, phát triển doanh nghiệp dân tộc, quy mô lớn để dẫn dắt chuỗi giá trị trong nước và mở rộng tham gia thị trường quốc tế; phát huy hiệu quả Quỹ hỗ trợ đầu tư.Mặt khác là cần đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng và mở rộng thị trường cho doanh nghiệp. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp nội địa sản xuất những mặt hàng trong nước có thế mạnh, có khả năng duy trì và chiếm lĩnh dần thị trường trong nước; đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp khai thác hiệu quả cơ hội từ 17 FTA đã ký kết; đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, nhất là các nước mới nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược và chiến lược toàn diện, các thị trường mới, tiềm năng.Đối với cộng đồng doanh nghiệp, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất, các doanh nghiệp lớn cần phát huy mạnh mẽ hơn vai trò tiên phong trong những việc lớn, việc khó, việc mới, chủ động nhận nhiệm vụ giải quyết những bài toán ở tầm quốc gia để tạo lực cho phát triển kinh tế; phát huy vai trò “doanh nghiệp dẫn đầu”, chuyển giao công nghệ, chủ động liên doanh, liên kết, dẫn dắt, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cùng phát triển theo chuỗi giá trị.
Các doanh nghiệp cần chủ động đổi mới tư duy kinh doanh, nâng cao năng lực quản trị, năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh; tăng cường đổi mới sáng tạo, nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ, tạo dựng thương hiệu Việt Nam trên thị trường quốc tế; tăng cường trách nhiệm với cộng đồng, với xã hội, với quốc gia, dân tộc.Về phía các tổ chức hiệp hội doanh nghiệp, cần phát huy vai trò cầu nối giữa Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp. Tăng cường tham gia đối thoại, kịp thời theo dõi, nắm bắt những khó khăn, vướng mắc của cộng đồng doanh nghiệp, phản ánh đến các cơ quan có thẩm quyền để xử lý.Đồng thời, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức hiệp hội, bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp thành viên, nhất là trong các vụ kiện thương mại, phá giá; đẩy mạnh liên kết doanh nghiệp, hỗ trợ kết nối đầu tư kinh doanh.Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng chỉ ra, bên cạnh những kết quả rất đáng tự hào, đáng khích lệ, chúng ta cũng cần thẳng thắn nhìn nhận rằng nền kinh tế vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Sự phát triển của đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại; tiềm năng và dư địa phát triển vẫn chưa được khai thác hiệu quả.Phần lớn doanh nghiệp có quy mô nhỏ, sức cạnh tranh, hiệu quả hoạt động, kỹ năng quản trị còn hạn chế; tư duy kinh doanh vẫn mang tính “thời vụ”, thiếu tầm nhìn chiến lược. Mặc dù, đã xuất hiện đội ngũ doanh nghiệp vừa và lớn, tuy nhiên, chưa thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt nền kinh tế như kỳ vọng; chưa có các dự án quy mô đủ lớn, nhất là trong các lĩnh vực mới, có tính dẫn dắt để tạo động lực bứt phá, lan tỏa, hỗ trợ tái cơ cấu và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.Không những thế, tình hình sản xuất kinh doanh một số lĩnh vực còn khó khăn, sức mua thị trường còn yếu, phục hồi chậm. Việc triển khai một số dự án hạ tầng trọng điểm còn vướng mắc, chưa triệt để. Thể chế, pháp luật vẫn là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”, gây cản trở phát triển doanh nghiệp và đời sống nhân dân.“Chúng ta đang ở thời điểm rất quan trọng khi thế giới chứng kiến nhiều thay đổi lớn: sự ra đời của các ngành công nghiệp mới; sự thay đổi chính sách của các nền kinh tế lớn kéo theo sự dịch chuyển các dòng vốn đầu tư; sự điều chỉnh trong cấu trúc thương mại, gia tăng hàng rào thuế quan; xung đột vũ trang; đặc biệt là rủi ro về một “cuộc chiến thương mại” toàn cầu đang hiện hữu. Điều này vừa đặt ra các nguy cơ, thách thức nhưng đồng thời cũng mang đến cho các quốc gia thời cơ, vận hội mới”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Mức thuế mới của Mỹ gây khó cho doanh nghiệp Trung Quốc
09:09' - 09/02/2025
Các nhà bán lẻ Trung Quốc trên nền tảng Shein và Temu của PDD Holdings Inc. cho biết họ đã nhận thông báo từ các đại lý kho vận (logistics) yêu cầu trả thêm 30% thuế cho hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ.
-
Chứng khoán
23 doanh nghiệp chốt quyền họp đại hội cổ đông tuần tới
07:30' - 09/02/2025
Trong tuần từ ngày 10-14/2, có 23 doanh nghiệp chốt quyền họp đại hội cổ đông; trong đó có những doanh nghiệp mà cổ phiếu là tâm điểm chú ý trên thị trường chứng khoán như: PNJ, DSE, PAT, HAX, QNS...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Doanh nghiệp Quảng Nam phải góp phần đắc lực cùng cả nước đạt mức tăng trưởng 8% trở lên
13:51' - 08/02/2025
Sáng 8/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thăm, làm việc tại Tập đoàn HS Hyosung Quảng Nam, Cảng Chu Lai, sân bay Chu Lai và Tập đoàn THACO.
-
Kinh tế và pháp luật
Thu hồi giấy phép phân phối rượu của doanh nghiệp tại Bình Phước
11:00' - 08/02/2025
Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Quyết định thu hồi, Công ty TNHH Thương mại Hữu nghị Quốc tế Hoa Lư phải nộp lại bản gốc Giấy phép phân phối rượu đã được Bộ Công Thương cấp.
-
Doanh nghiệp
Nông dân, doanh nghiệp Đắk Lắk ra quân sản xuất, kỳ vọng năm mới thuận lợi
09:30' - 08/02/2025
Sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nông dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã ra quân sản xuất, kinh doanh với kỳ vọng một năm mới gặt hái được nhiều thắng lợi.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội cho ý kiến một số nội dung về sắp xếp tinh gọn bộ máy
10:43'
Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, các nội dung được xem xét tại phiên họp lần này nhằm phục vụ việc sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy để trình cấp có thẩm quyền.
-
Kinh tế Việt Nam
Hệ thống thuế điện tử đã hoạt động trở lại
10:04'
Ngành thuế phải đặc biệt lưu ý đối với chuyển đổi số liệu và ứng dụng quản lý thuế đảm bảo an toàn tuyệt đối, quyết tâm ngay sau khi chuyển đổi vận hành sẽ được triển khai thông suốt ngay...
-
Kinh tế Việt Nam
Sửa Luật Hóa chất phù hợp với xu thế phát triển xanh
08:31'
Phóng viên TTXVN đã phỏng vấn Tiến sỹ Phùng Hà, Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) về những điểm mới trong Dự thảo Luật Hóa chất sửa đổi.
-
Kinh tế Việt Nam
Chinh phục mục tiêu xuất khẩu 454 tỷ USD
08:00'
Với mục tiêu tăng trưởng 12%, kim ngạch xuất khẩu năm 2025 cần đạt 454 tỷ USD, đồng nghĩa với việc mỗi tháng phải tăng thêm khoảng 4 tỷ USD so với năm 2024 – một thách thức không nhỏ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Vĩnh Phúc phải tiên phong hơn nữa, mạnh mẽ hơn nữa, hiệu quả hơn nữa
19:05' - 16/03/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lưu ý tỉnh Vĩnh Phúc xây dựng chương trình, kế hoạch để cùng cả nước đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8% trong năm 2025 và 2 con số trong những năm tiếp theo.
-
Kinh tế Việt Nam
Sẽ tổ chức hội nghị toàn quốc triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh
18:13' - 16/03/2025
Sau Hội nghị Trung ương sẽ có một hội nghị toàn quốc để triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng ban Chỉ đạo các dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt
18:13' - 16/03/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 609/QĐ-TTg về việc thành lập Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, khảo sát các dự án trọng điểm của tỉnh Vĩnh Phúc
15:01' - 16/03/2025
Ngày 16/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thăm Tổ hợp trang trại và Nhà máy chế biến thịt bò Tam Đảo, khảo sát các dự án trọng điểm của tỉnh Vĩnh Phúc.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Triển khai dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên với yêu cầu "6 hơn"
11:11' - 16/03/2025
Sáng 16/3, tại tỉnh Vĩnh Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khởi công và phát động phong trào thi đua xây dựng Dự án đường dây 500 kV Lào Cai – Vĩnh Yên.