Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Nếu quản lý tốt, rừng chính là lợi thế của Việt Nam
Tại Hội nghị toàn quốc về quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức sáng 19/12 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường đánh giá, trong các loại rừng, rừng đặc dụng và rừng phòng hộ chiếm vị trí rất quan trọng bởi đây là nơi có đa dạng sinh học cao nhất, bảo tồn động thực vật quý hiếm; là vùng sinh thủy, “van” điều hòa tổng thể cho từng tiểu vùng khí hậu; phát triển du lịch, nghiên cứu, học tập…
"Đây là nhân, là lõi của phát triển bền vững", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, hai nhóm rừng trên có 6,75 triệu ha nên cần tạo ra dư địa mới cho khu vực này vừa bảo tồn vừa phát triển kinh tế. Trước đây, ngành lâm nghiệp chỉ chú trọng bảo vệ và phát triển, nhưng nay Luật Lâm nghiệp yêu cầu phải chuyển nhận thức trở thành ngành kinh tế, phát triển theo chuỗi từ sản xuất, chế biến, tổ chức thương mại; việc chuyển đổi trạng thái rừng với gần 54% là rừng kinh tế đang là động lực, điều kiện khá tốt để ngành tiếp tục phát triển.
Bộ trưởng yêu cầu Thứ trưởng Hà Công Tuấn chỉ đạo các đơn vị tập trung triển khai quy hoạch lâm nghiệp quốc gia, hoàn thiện hệ thống văn bản có gắn với Hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (PVA/FLEGT) có chất lượng để quản lý; chuẩn bị chương trình phát triển rừng giai đoạn 2021-2025; tập trung chỉ đạo, xây dựng kế hoạch trung hạn 2020-2025, gắn với đó là các chương trình đề tại khoa học cấp quốc gia, vùng…
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, hiện cả nước có 395 ban quản lý rừng đặc dụng và phòng hộ với nhiều đặc thù. Tổng cục Lâm nghiệp cần phân dạng cụ thể hơn và xây dựng các dạng mô hình điển hình để nhân rộng.
Nếu quản lý tốt, rừng chính là lợi thế của Việt Nam. Du lịch, dịch vụ sẽ trở thành thế mạnh của kinh tế, đây là động lực, tiền đề để hi vọng rừng phát triển tốt hơn, nhiều rừng hơn, đa dạng sinh học hơn, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho hay.
Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Nguyễn Quốc Trị, thời gian qua Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, phòng hộ, do đó đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận như: nâng cao độ che phủ rừng, chất lượng rừng, góp phần tạo sinh kế nâng cao đời sống người dân ở những khu vực rừng có loại rừng này.
Hiện cả nước có 14,45 triệu ha rừng; trong đó, rừng đặc dụng là 2,15 triệu ha; rừng phòng hộ 4,6 triệu ha.
Đến nay, cả nước đã thiết lập 164 Ban quản lý rừng đặc dụng; 231 Ban quản lý rừng phòng hộ. Các Ban quản lý đang quản lý khoảng 46,7% diện tích đất lâm nghiệp, đại diện cho hầu hết các hệ sinh thái quan trọng trên cạn, trên biển, đất ngập nước; trong đó phần lớn là rừng nguyên sinh và là nơi sinh sống của hầu hết các loài động, thực vật có nguy cơ đe dọa cần được bảo tồn phát triển bền vững.
Mỗi năm các Ban quản lý rừng đã giao khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng, cá nhân, hộ gia đình trên 402.000 ha, trồng rừng mới gần 11.000 ha.
Việc giao khoán này đã góp phần tăng thêm diện tích có rừng, nâng độ che phủ rừng, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương sống trong vùng lõi và vùng đệm.
Nhiều hộ dân đã thoát nghèo và có cuộc sống ổn định từ nghề rừng.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức.
Đó là xu hướng suy thoái đa dạng sinh học do nạn phá rừng, khai thác gỗ bất hợp pháp; tăng trưởng nóng về kinh tế, áp lực dân số và những khó khăn, hạn chế về nguồn lực; các cơ chế, chính sách quản lý, đầu tư bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học chưa đồng bộ và hầu hết sẽ hết hiệu lực vào năm 2020.
Ông Nguyễn Duy Thịnh, Phó Giám đốc Vườn quốc gia Hoàng Liên cho biết, thực hiện theo chỉ đạo của Bộ, thi hành Luật Lâm nghiệp, đơn vị đã chủ động tích cực phối hợp với sở, ngành xây dựng quản lý rừng bền vững. Vườn sẽ xây dựng và trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỉnh đề án phát triển du lịch sinh thái trong rừng đặc dụng.
Trước vấn đề sẽ phải hướng đến tự chủ về tài chính ông Nguyễn Duy Thịnh cho biết, hiện Vườn chủ yếu quản lý 2 tuyến du dịch và có thu phí. Khoản phí thu được, Vườn được giữa lại 20% chủ yếu phục vụ chi trả cho việc thu phí, còn 80% nộp lại ngân sách Nhà nước.
Do đó, Vườn hầu như không có vốn để đầu tư trong khi nhu cầu khách du lịch càng cao. Nếu không đầu tư, quy hoạch thì việc phát triển du lịch sẽ rất yếu.
Ông Nguyễn Duy Thịnh đề nghị Trung ương, Bộ xem xét Vườn có cơ chế được như vườn quốc gia để được giữ lại 90% khoản thu cho tái đầu tư để phát triển du lịch.
Theo ông Nguyễn Quốc Trị, các khu rừng đặc dụng, phòng hộ sẽ phải từng bước tự chủ được về tài chính, thông qua tăng nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng và phát triển du lịch sinh thái.
Đến năm 2025, 50% các khu rừng đặc dụng phòng hộ có hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí đạt hiệu quả; hàng năm thu hút 15-20% lượng khách du lịch tại Việt Nam./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Quảng Ninh xem xét thành lập rừng đặc dụng bảo vệ vịnh Hạ Long
16:57' - 25/11/2019
Ngày 25/11, UBND tỉnh Quảng Ninh có cuộc họp nghe báo cáo về Dự án thành lập khu rừng đặc dụng bảo vệ cảnh quan vịnh Hạ Long.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kiểm soát dịch bệnh có hiệu quả để phát triển bền vững kinh tế - xã hội
21:54' - 12/08/2022
Văn phòng Chính phủ phát đi Thông báo số 246/TB-VPCP ngày 12/8/2022 về Kết luận của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.
-
Kinh tế Việt Nam
TTXVN, Báo Nhân dân và UBND TP Hải Phòng ký chương trình hợp tác truyền thông
18:53' - 12/08/2022
Chiều 12/8, tại thành phố Hải Phòng, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng ký chương trình hợp tác truyền thông giai đoạn 2022-2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp hoàn thành đóng cọc nhà ga hành khách tại sân bay Long Thành
17:57' - 12/08/2022
Ngày 12/8, Ban Quản lý Dự án sân bay Long Thành cho biết, sau hơn 4 tháng thi công, liên danh nhà thầu đã đóng được 1.500/1.545 cọc công trình nhà ga hành khách sân bay Long Thành.
-
Kinh tế Việt Nam
Tình trạng chậm, hủy chuyến bay chưa được cải thiện
16:20' - 12/08/2022
Mặc dù đã có nhiều chỉ đạo để chấn chính tình trạng chậm, hủy chuyến bay của các hãng hàng không thời gian qua. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn chưa được cải thiện.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội chật vật “tắc đường” mùa mưa
15:45' - 12/08/2022
Chỉ trong nửa đầu tháng 8, người dân Thủ đô đã phải hứng 2 trận mưa kèm theo tình trạng tắc nghẽn giao thông, nhiều tuyến đường ngập sâu.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp: Bài 3 - Tiếp tục chi trả hỗ trợ, bảo đảm quyền lợi người lao động
13:26' - 12/08/2022
Việc cho phép tiếp tục chi trả đối với người lao động đáp ứng đủ điều kiện và nộp hồ sơ đúng thời hạn theo quy định không ảnh hưởng tới mục tiêu của Nghị quyết số 03/2021/UBTVQH15.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp: Bài 2 – Còn những bất cập trong quá trình thực hiện
13:23' - 12/08/2022
Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tiếp nhận hồ sơ đề nghị hỗ trợ của 295.107 người thuộc đối tượng hưởng hỗ trợ nhưng chưa giải quyết với số tiền dự kiến là gần 819 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp: Bài 1 - Chính sách đi nhanh vào cuộc sống
13:21' - 12/08/2022
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa nhất trí ban hành Nghị quyết cho phép tiếp tục chi trả hỗ trợ đối với người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp nào giúp nhà thầu giao thông vượt bão giá?
13:06' - 12/08/2022
Thời gian qua, Chính phủ, các bộ, ngành đã vào cuộc quyết liệt tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến vấn đề bão giá vật liệu xây dựng tại các dự án giao thông.