Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Xây dựng cảng cá, khu neo đậu theo quy chuẩn
Ngày 28/2, tại thành phố Quy Nhơn (Bình Định), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức hội nghị về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai thác và không theo quy định (IUU). Hội nghị có sự tham gia của 28 tỉnh, thành phố ven biển Việt Nam.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường khẳng định: “Thủy sản, hải sản Việt Nam phải sạch cả về ý nghĩa thực phẩm và cả nguồn gốc. Từ nay đến tháng 5/2020, tất cả các địa phương phải chấm dứt hoàn toàn tình trạng tàu thuyền ngư dân khai thác trái phép ở vùng biển nước ngoài. Theo kế hoạch, Ủy ban châu Âu (EC) sẽ tiến hành kiểm tra ngành khai thác hải sản của Việt Nam lần thứ 3”.
Trong nỗ lực gỡ “thẻ vàng” IUU, Việt Nam đã nỗ lực thực hiện 9 khuyến nghị của EC từ việc thông qua và áp dụng Luật Thủy sản năm 2017.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Trần Châu chia sẻ, Bình Định đã áp dựng những thiết chế mạnh đối với tàu thuyền và ngư dân vi phạm vùng biển nước khác như thu giữ phương tiện, tước bằng thuyền trưởng và giấy phép hành nghề... Từ đầu năm 2020 đến nay, không có tàu cá mang số hiệu Bình Định vi phạm vùng biển nước ngoài.
Ở khía cạnh này, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Trần Hữu Thế cho biết, giải pháp mà tỉnh Phú Yên đang áp dụng là nếu tàu thuyền đăng ký tại Phú Yên mà không về Phú Yên trong vòng 6 tháng sẽ bị xóa tên đăng ký. Sau khi xóa, tỉnh Phú Yên sẽ thông báo cho các tỉnh khác để phối hợp thực hiện.
Phú Yên cũng là địa phương đưa ra sáng kiến áp dụng giám sát hành trình tàu cá bằng thuê bao di động. Ông Trần Hữu Thế cho hay, UBND tỉnh Phú Yên đã chuẩn bị xong đề án hỗ trợ thuê bao để quản lý hành trình tàu cá, sẽ trình Hội đồng nhân dân tỉnh sắp tới.
Theo đề án này, tỉnh Phú Yên sẽ hỗ trợ một phần kinh phí để quản lý tàu cá qua mạng di động từ vệ tinh vinasat nhằm giảm thiểu kinh phí lắp đặt thiết bị quản lý hành trình cho ngư dân.
Việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá cũng là một trong những trọng tâm phải thực hiện gấp rút. Theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ, toàn bộ tàu thuyền trong cả nước có chiều dài 24m trở lên lắp đặt thiết bị hành trình phải xong trước ngày 1/7/2019 (mới lắp đặt được 91%).
Tàu câu cá ngừ, lưới kéo có chiều dài từ 15 đến dưới 24m xong trước ngày 1/1/2020 (mới lắp đặt được 37%) và số tàu thuyền từ 15m còn lại xong trước ngày 1/4/2020. Nhưng đến nay, việc lắp đặt thiết bị hành trình này vẫn chưa hoàn tất. Một trong những trở ngại lớn nhất là kinh phí lắp đặt khá lớn, gây khó cho ngư dân và chủ tàu.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định, đến 1/4/2020, toàn bộ tàu thuyền từ 15m trở lên phải được lắp đặt xong thiết bị hành trình. Các cơ quan quản lý nhà nước phải thống nhất về quy chuẩn, tiêu chuẩn, công nghệ về thiết bị và việc cung cấp thiết bị.
Hiện nay, tại 61 cảng cá chỉ định thuộc 28 tỉnh, thành ven biển đủ điều kiện thực hiện truy xuất nguồn gốc thủy sản từ khai thác. Tất cả tàu có chiều dài từ 24m trở lên đều được kiểm tra xuất, cập bến theo tiêu chí kiểm tra đã được quy định. Một số địa phương đã thực hiện kiểm tra xuất, cấp bến 100% đối với tàu cá từ 15m trở lên.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến thông tin, cả nước hiện có 125 cảng cá và 146 khu neo đậu; nhưng mới chỉ có 46% cảng cá và gần 50% khu neo đầu được đầu tư xây dựng theo quy chuẩn.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường yêu cầu các đơn vị chuyên môn trực thuộc, từ nay đến tháng 5/2019 phải hoàn thành việc rà soát, thống kê, lên kế hoạch xây dựng hoàn chỉnh các cảng cá, khu neo đậu theo quy chuẩn nhằm đề nghị Chính phủ đưa vào kế hoạch sử dụng vốn trung hạn.
“Thiết chế hạ tầng phải đáp ứng thực tiễn. Việc đánh giá, rà soát này cũng là để góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành thủy sản, đặc biệt là hải sản theo hướng giảm khai thác, giảm lượng tàu và giảm sản lượng nhưng tăng về giá trị. Cùng với đó là giảm sản lượng đánh bắt và tăng sản lượng nuôi trồng”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định.
Ngoài ra, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng đề nghị các địa phương, các bộ, ngành liên quan tham gia mạnh mẽ đưa thể chế pháp lý vào cuộc sống; hướng dẫn ngư dân áp dụng đúng luật, chính sách quy định và tập trung vào những nội dung mà EC đã khuyến nghị về IUU./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Phát hiện sớm và xử lý ngay các ổ dịch cúm gia cầm
13:25' - 13/02/2020
Đến ngày 11/2, cả nước có 9 ổ dịch cúm gia cầm do chủng vi rút A/H5N6 gây ra chưa qua 21 ngày. Số gia cầm buộc phải tiêu hủy 43.202 con gia cầm tại 5 tỉnh, thành phố.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển ngành chế biến nông sản Việt Nam xứng tầm với khu vực và quốc tế
08:08' - 30/01/2020
Phát triển ngành chế biến nông sản Việt Nam xứng tầm với khu vực và quốc tế là tựa đề bài viết của Bộ trưởng Bộ NN PTNT Nguyễn Xuân Cường dành riêng cho cuốn sách "Dự báo 2020: Phá hủy/Tái thiết".
-
Kinh tế Việt Nam
Dư địa thị trường đồ gỗ có xu hướng tăng
18:36' - 09/01/2020
Hiện nay dư địa thị trường tiêu dùng sản phẩm gỗ và đồ gỗ chế biến tại Việt Nam và toàn cầu đều đang có xu hướng gia tăng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nông nghiệp hứng khởi đón luồng gió mới từ đột phá phát triển khoa học, công nghệ
16:55'
Các trường đạo tạo, viện nghiên cứu… đều hứng khởi, vui mừng khi có một nghị quyết – chìa khóa mở ra với với các nhà khoa học, nghiên cứu có sử dụng nguồn vốn nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Ban Kinh tế Trung ương triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025
16:12'
Ngày 16/1, Ban Kinh tế Trung ương tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
“Bản hòa ca Tết Việt”: Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm và các nữ Đại sứ trổ tài gói bánh chưng
15:11'
Sáng 16/1, nhân dịp đón Xuân mới và chuẩn bị đón Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025, Bộ Ngoại giao tổ chức Chương trình Ngoại giao văn hóa “Bản hòa ca Tết Việt”.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp đo lường và thực hành ESG
14:35'
GEARS giúp doanh nghiệp đo lường và hoạch định chiến lược quản trị và phát triển nguồn nhân lực của mình.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai thác hai mỏ cát phục vụ dự án cao tốc Cao Lãnh - An Hữu
12:51'
Các mỏ cát trên được phép khai thác theo cơ chế đặc thù phục vụ dự án thành phần 2 thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu giai đoạn I.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghệ An: Cắt giảm, tiết kiệm được hơn 550 tỷ đồng trong lĩnh vực đầu tư
11:37'
Năm 2025, tỉnh Nghệ An sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp xây dựng ý thức, văn hóa tiết kiệm; tư duy làm việc khoa học, quản lý thời gian hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Ba Lan
10:18'
Nhận lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Ba Lan Donald Tusk, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan từ ngày 16 - 18/1/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
SVEF tiên phong thúc đẩy hợp tác Việt Nam-Thụy Sĩ
10:16'
Diễn đàn Kinh tế Thụy Sĩ-Việt Nam (SVEF) đã đặt ra những mục tiêu trong năm 2025, với trọng tâm tiếp tục làm cầu nối để tăng cường mối quan hệ kinh tế và văn hóa giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin
20:36' - 15/01/2025
Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Thủ tướng Chính phủ Nga Mikhail Mishustin (Mi-kha-in Mi-su-xơ-tin) và đoàn đại biểu Chính phủ Liên bang Nga đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 14-15/1.