Bộ trưởng Tài chính Pháp: Kinh tế Nga có thể sụp đổ vì trừng phạt
Phát biểu trên Đài phát thanh Franceinfo một ngày sau khi Liên minh châu Âu (EU) và một số quốc gia khác áp đặt các lệnh trừng phạt về kinh tế và tài chính với Nga, Bộ trưởng Le Maire cho rằng "nền kinh tế Nga có thể sẽ sụp đổ".
Trước đó, các nước phương Tây tiếp tục siết chặt các biện pháp trừng phạt Nga trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính. Mỹ đã cấm tất cả các giao dịch với Ngân hàng trung ương Nga tại Mỹ và đã đóng băng dự trữ của ngân hàng này, trong khi Thụy Sĩ cũng cho biết sẽ áp dụng các biện pháp tương tự như EU công bố vào cuối tuần.
Về phần mình, Bộ Tài chính Anh cũng tuyên bố đóng băng tài sản đối với ngân hàng phát triển do nhà nước sở hữu VEB và hai ngân hàng thương mại Otkritie và Sovcombank của Nga. Việc đóng băng tài sản các ngân hàng Nga sẽ ngăn cản Điện Kremlin huy động vốn ở Anh và khiến hơn 3 triệu doanh nghiệp không thể tiếp cận thị trường vốn nước này.
Để ứng phó với những biện pháp trừng phạt của Mỹ và các đồng minh phương Tây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh về các biện pháp kinh tế đặc biệt. Các biện pháp nêu trong sắc lệnh được áp dụng để bảo vệ các lợi ích quốc gia của Nga và phù lợp với các luật liên bang của Nga. Điện Kremlin nhấn mạnh sắc lệnh kinh tế đặc biệt này sẽ không phải là đòn đáp trả duy nhất của Nga đối với các trừng phạt của phương Tây.
Đánh giá về tác động từ các lệnh trừng phạt của phương Tây, các chuyên gia cho rằng các biện pháp này sẽ thể tác động ngay đến kinh tế Nga do nước này có thặng dư tài khoản vãng lai khổng lồ và đã tích lũy được khoản dự trữ ngoại hối kỷ lục lên tới 630 tỷ USD - đủ để trang trải cho hàng hóa nhập khẩu trong gần hai năm. Bên cạnh đó, trong khi Nga phụ thuộc vào nguồn doanh thu từ châu Âu thì người châu Âu cũng phải phụ thuộc vào dầu và khí đốt của Nga.
Tuy nhiên, về lâu dài, Nga có thể là bên chịu thiệt hại nặng nề trong xung đột bởi dự trữ ngoại hối được lưu trữ bằng ngoại tệ như đồng USD, euro và đồng bảng Anh, cũng như vàng và lệnh cấm của phương Tây đối với giao dịch với Ngân hàng Trung ương Nga đã hạn chế Moskva tiếp cận tiền mặt. Trong khi đó, tâm lý bất ổn ngày càng gia tăng của giới đầu tư, sẽ làm suy yếu các mối liên kết thương mại và kinh tế. Thêm vào đó, châu Âu có thể sẽ giảm bớt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của Nga.
Sau khi các lệnh trừng phạt được công bố vào thứ 28/2, giá trị đồng ruble đã giảm tới 40% so với đồng USD. Có thời điểm, giá trị đồng ruble đã giảm gần 30% so với USD, xuống mức thấp nhất là 119 ruble/USD trong giao dịch đầu giờ ở châu Á. Ngân hàng Trung ương Nga đã phải tăng lãi suất lên 20% từ 9,5% để giảm bớt tác động của việc đồng ruble mất giá.
Mặc dù Nga khẳng định có đủ nguồn lực và công cụ cần thiết để duy trì sự ổn định tài chính, song điều này cũng không thể ngăn nhu cầu rút tiền mặt tăng cao.
Ngoài ra, việc loại một số ngân hàng Nga ra khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến kinh tế, bởi Nga phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống này để xuất khẩu dầu và khí đốt, xương sống kinh tế quan trọng của nước này. Nhiều tập đoàn lớn có cổ phần thuộc sở hữu của Chính phủ Nga cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng do vấn đề xung đột ở Ukraine./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Các công ty phương Tây tìm cách rút khỏi Nga do lo ngại trừng phạt tăng cường
14:06' - 01/03/2022
Tập đoàn dầu khí Shell của Anh ngày 28/2 thông báo sẽ bán cổ phần tại tất cả các liên doanh với tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga với tổng trị giá khoảng 3 tỷ USD.
-
Phân tích - Dự báo
Mặt trái của các biện pháp trừng phạt kinh tế Nga (Phần 2)
06:30' - 01/03/2022
Đòn trừng phạt nặng nề vào nền kinh tế Nga cũng là “con dao hai lưỡi” với nguy cơ tạo ra những tác động tiêu cực ngoài mong đợi đối với các nước châu Âu nói riêng và kinh tế thế giới nói chung.
-
Phân tích - Dự báo
Mặt trái của các biện pháp trừng phạt kinh tế Nga (Phần 1)
05:30' - 01/03/2022
Giữa bối cảnh căng thẳng Nga-Ukraine leo thang nghiêm trọng, các nước phương Tây đã áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga nhằm loại trừ nước này khỏi mạng lưới tài chính của mình.
-
Kinh tế Thế giới
Căng thẳng Nga-Ukraine: EU tiếp tục siết chặt trừng phạt Nga
07:35' - 28/02/2022
Liên minh châu Âu (EU) ngày 27/2 tuyên bố sẽ siết chặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga, triển khai hành động cứng rắn với Belarus, đồng thời tài trợ vũ khí cho Ukraine.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Chiến lược thương mại toàn cầu của Mỹ
08:00'
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent khẳng định việc giảm thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc là điều kiện cho các cuộc đàm phán thương mại.
-
Ý kiến và Bình luận
Viện Ifo Đức: Lòng tin kinh doanh bất ngờ được cải thiện
19:49' - 24/04/2025
Viện nghiên cứu Ifo (Đức) công bố, chỉ số môi trường kinh doanh, thước đo quan trọng nhất đối với nền kinh tế Đức, đã bất ngờ tăng lên 86,9 điểm trong tháng Tư.
-
Ý kiến và Bình luận
Trung Quốc bác thông tin đàm phán thuế quan với Mỹ
18:30' - 24/04/2025
Ngày 24/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Quách Gia Côn (Guo Jiakun) cho biết nước này chưa tổ chức tham vấn hay đàm phán với Mỹ về vấn đề liên quan đến thuế quan.
-
Ý kiến và Bình luận
Chủ tịch Đảng Cộng sản Nhật Bản: Động lực thúc đẩy sự phát triển Việt Nam trong 50 năm qua
17:59' - 24/04/2025
“Nhìn vào lịch sử chung của Việt Nam trong 50 năm qua, tôi vui mừng khi thấy Việt Nam đã có những tiến bộ to lớn về tổng thể”.
-
Ý kiến và Bình luận
Điện Kremlin nêu điều kiện đạt được hòa bình ở Ukraine
08:40' - 24/04/2025
Thư ký báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov cho hay việc rút quân đội Ukraine khỏi các vùng lãnh thổ Donbass và Novorossiya của Nga là cần thiết để đạt được hòa bình tại Ukraine.
-
Ý kiến và Bình luận
Bộ trưởng Tài chính Anh cảnh báo thuế quan của Mỹ tác động với nền kinh tế
08:35' - 24/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Anh Rachel Reeves cảnh báo chiến tranh thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có “tác động sâu sắc” đến nền kinh tế "Xứ sở sương mù".
-
Ý kiến và Bình luận
Mỹ tuyên bố đạt thỏa thuận với Nga về xung đột Ukraine
07:51' - 24/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Nga đã đồng ý một thỏa thuận để chấm dứt xung đột ở Ukraine.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF cảnh báo vấn đề thuế quan gây căng thẳng cho hệ thống tài chính toàn cầu
07:40' - 23/04/2025
IMF đánh giá "rủi ro ổn định tài chính toàn cầu đã gia tăng đáng kể, do điều kiện tài chính toàn cầu thắt chặt hơn và bất ổn kinh tế gia tăng".
-
Ý kiến và Bình luận
Nga sẵn sàng đàm phán hòa bình trực tiếp với Ukraine
09:55' - 22/04/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 21/4 đã đề xuất tổ chức những cuộc đàm phán song phương với Ukraine.