Mặt trái của các biện pháp trừng phạt kinh tế Nga (Phần 1)
Giữa bối cảnh căng thẳng Nga-Ukraine ngày một leo thang nghiêm trọng, các nước phương Tây đã áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga nhằm loại trừ nước này khỏi mạng lưới tài chính của mình.
Báo Mainichi ngày 27/2 bình luận rằng quyết định nhằm loại Nga ra khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT có thể được coi là “lựa chọn cốt lõi” hay “lựa chọn cuối cùng” trong tổng thể các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga của các nước phương Tây.
Trong bối cảnh đó, kinh tế Nga chắc chắn sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề. Tuy nhiên, điều khiến giới chuyên gia kinh tế Nhật Bản quan ngại đó là những tác động tiêu cực và lâu dài đối với kinh tế thế giới.
Theo tờ the Economist (Anh), kể từ khi Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014, các lệnh trừng phạt của phương Tây đã không thể ngăn chặn hoặc trở thành một biện pháp răn đe có đủ sức nặng đối với Nga.
Các biện pháp mới nhằm vào hệ thống tài chính của Nga được Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và các đồng minh khác công bố vào ngày 26/2 đã thay đổi điều này.Ban đầu, phương án loại Nga ra khỏi hệ thống SWIFT chưa hẳn được thống nhất giữa các nước phương Tây, với kỳ vọng châu Âu đủ sức mạnh để ngăn chặn cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine tiếp tục leo thang.Điều này xuất phát từ hậu quả của sự rạn nứt trong mối quan hệ kinh tế giữa châu Âu với Nga vốn ràng buộc rất chặt chẽ, đặc biệt là từ việc nguồn cung dầu mỏ và khí đốt từ Nga bị cắt đứt. Ngoài Đức và Italy, thì Hungary được cho là miễn cưỡng phải đi theo phương án này vì mối quan hệ mật thiết với chính quyền Tổng thống Vladimir Putin.
Mặc dù quá muộn để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine song các biện pháp này có khả năng gây ra tình trạng hỗn loạn tài chính ở Nga, bởi chúng nhắm mục tiêu vào Ngân hàng trung ương Nga (BoR) và có thể dẫn đến việc đóng băng dự trữ ngoại hối 630 tỷ USD của nước này.
Điều này có thể gây nên tình trạng đồng loạt rút tiền khỏi các ngân hàng Nga, đồng thời sẽ khiến thị trường toàn cầu rung chuyển và giá năng lượng tăng cao hơn nữa, và cũng có thể khiến Nga trả đũa.Cho đến nay, các biện pháp trừng phạt của phương Tây chủ yếu là những ngôn từ hùng hồn nhưng thiếu hiệu quả trên thực tế. Những hình phạt đối với các nhà tài phiệt và tài sản của họ ở nước ngoài đã không thay đổi được quyết định của Điện Kremlin.Trong khi đó, những hạn chế đối với xuất khẩu công nghệ và hàng công nghiệp của phương Tây sang Nga sẽ mất vài tháng hoặc vài năm mới có hiệu lực. Ngay cả các lệnh trừng phạt được Mỹ công bố vào ngày 24/2 đối với Sberbank và VTB Bank, hai ngân hàng nắm giữ 75% tổng tài sản của ngành ngân hàng Nga, là một đòn nghiêm trọng, song không phải là đòn chí tử, đặc biệt do các giao dịch năng lượng được miễn trừ.Hệ thống tài chính “pháo đài” của Nga có vẻ có khả năng chống chịu những vũ khí kinh tế mà phương Tây có thể sử dụng. Báo chí Mỹ và châu Âu đều giật tít về quyết định loại một số ngân hàng Nga, có thể là Sberbank và VTB, khỏi hệ thống thanh toán xuyên biên giới toàn cầu SWIFT.Nhận định về quyết định vừa đưa ra, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen nhấn mạnh rằng biện pháp này sẽ trực tiếp đánh vào nền kinh tế Nga và khả năng huy động kinh phí cho chiến dịch quân sự của Tổng thống Putin.SWIFT là một tổ chức phi lợi nhuận tư nhân điều hành mạng lưới trao đổi thông tin thanh toán giữa các tổ chức tài chính. Khi một tổ chức tài chính đi qua biên giới quốc gia để thanh toán tiền, khi nhận được yêu cầu các tổ chức tài chính nơi gửi tiền phải trao đổi thông tin như số tiền và số tài khoản. SWIFT chỉ định một mã kết hợp chữ và số cho các tổ chức tài chính liên kết và bằng cách trao đổi thông tin đó, để có thể gửi tiền nhanh chóng.
Mặc dù tiền không được trao đổi trực tiếp thông qua SWIFT, nhưng không có mạng lưới tài chính nào có thể xử lý một lượng lớn thông tin thanh toán một cách nhanh chóng như vậy. Và phải rời SWIFT, một quốc gia sẽ hầu như không thể thực hiện thanh toán quốc tế, đây sẽ là một cú đánh tài chính cực mạnh nhằm vào Nga. Đòn đánh này cũng là một trong những biện pháp trừng phạt Iran trong các năm 2012 và 2018, khiến cho kinh tế Iran bị cô lập với thế giới.
Lần này, các mục tiêu loại trừ khỏi SWIFT dự kiến sẽ bao gồm ngân hàng lớn nhất của Nga là Sberbank, ngân hàng đã bị Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt tài chính và VTB, ngân hàng lớn thứ hai.
Nếu các ngân hàng này không thể thực hiện thanh toán với các tổ chức tài chính ở nước ngoài, Nga sẽ không thể nhận các khoản thanh toán cho các mặt hàng xuất khẩu chính của mình như dầu thô và khí đốt tự nhiên, và sẽ không thể nhận tiền đầu tư cho các công ty. Nga vẫn có thể sử dụng phương thức thanh toán kiểu cũ là trao đổi qua điện thoại hoặc e-mail mà không cần sử dụng SWIFT, nhưng giao dịch sẽ mất nhiều thời gian và chi phí.
Giới phân tích cho rằng biện pháp này sẽ khiến đồng ruble của Nga bị suy yếu đáng kể và hạn chế cả các giao dịch của Ngân hàng trung ương Nga nhằm hỗ trợ đồng nội tệ nước này. Khi đó, kinh tế Nga sẽ bị tổn hại nghiêm trọng do lạm phát trong nước và các yếu tố khác.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng trên thực tế, quyết định này sẽ có tác động dần dần thay vì trở thành yếu tố thay đổi cuộc chơi. Thay vào đó, bước đi thực sự lớn là việc nhắm vào thể chế chiếm vị trí trung tâm trong nền kinh tế “pháo đài” của Nga, đó là BoR, ngân hàng hiện nắm giữ 630 tỷ USD dự trữ ngoại hối, tương đương 38% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này vào năm 2021.
Các quan chức trong chính quyền Tổng thống Joe Biden cho biết, cùng với châu Âu, họ sẽ ngăn cản Ngân hàng trung ương Nga sử dụng những khoản dự trữ này để làm giảm tác động của các lệnh trừng phạt. Là một phần của chiến lược “pháo đài”, Nga đã giảm dự trữ bằng đồng USD. Tính đến tháng 6/2021, dự trữ bằng USD của Nga chỉ chiếm 16%, so với mức 32% của đồng euro, 22% bằng vàng và 13% bằng đồng nhân dân tệ.Tuy nhiên, phần lớn các khoản chứng khoán, tiền gửi ngân hàng và các công cụ khác, bất kể bằng ngoại tệ gì, có khả năng được giữ tại các tài khoản của các tổ chức tài chính hoặc thể chế sẽ thực thi các lệnh trừng phạt của phương Tây. Điều đó có nghĩa là một số, hoặc thậm chí nhiều, khoản dự trữ quốc gia của Nga cho chiến tranh có thể bị đóng băng.Phản ứng trước các biện pháp mới, Ngân hàng trung ương Nga ngày 27/2 cho biết họ có tất cả các nguồn lực và công cụ cần thiết để duy trì sự ổn định tài chính. Tuy nhiên, những hệ lụy là đáng lo ngại.Nếu không có quyền truy cập ngay lập tức vào nguồn dự trữ, Ngân hàng trung ương sẽ khó có thể can thiệp vào thị trường tiền tệ bằng cách sử dụng tiền mặt ngoại tệ để hỗ trợ đồng ruble đang mất giá, như họ đã làm trong những ngày qua.Ngân hàng trung ương cũng có thể không có khả năng cung cấp thanh khoản ngoại tệ cho các ngân hàng đang bị trừng phạt, từ đó làm tăng nguy cơ các ngân hàng này mất khả năng thanh toán ngoại tệ với các đối tác. Và Ngân hàng trung ương sẽ không thể đóng vai trò trung gian, thay mặt các ngân hàng này, thanh toán hoặc nhận các khoản thanh toán ngoại tệ với các đối tác nước ngoài, vốn là cách để tránh các lệnh trừng phạt về mặt lý thuyết.Tất cả điều này cho thấy sự hoảng loạn ngày càng gia tăng trong hệ thống tài chính của Nga. Cho đến nay, thiệt hại do chiến tranh là nặng nề, song vẫn có thể chịu đựng được. Đồng ruble đã giảm 10%, thị trường chứng khoán giảm 35% và giá cổ phiếu của các ngân hàng lớn nhất giảm hơn 50%. Từ ngày 25/2, chi phí bảo hiểm đối với khả năng vỡ nợ của Chính phủ Nga đã ngang bằng với Thổ Nhĩ Kỳ. Giờ đây áp lực có thể sẽ tiếp tục tăng./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nga và Ukraine bắt đầu đàm phán tại Belarus
17:37' - 28/02/2022
Ngày 28/2, đàm phán giữa Nga và Ukraine đã bắt đầu tại khu vực biên giới giữa Belarus và Ukraine.
-
Tài chính & Ngân hàng
EU cấm các giao dịch ngân hàng và đóng cửa không phận với Nga
17:25' - 28/02/2022
Ngày 28/2, Liên minh châu Âu (EU) cấm các giao dịch liên quan đến việc quản lý tài sản và dự trữ của Ngân hàng Trung ương Nga, đồng thời đóng cửa không phận đối với tất cả các máy bay Nga.
-
Hàng hoá
Trung Quốc tăng lượng dầu dự trữ ngay cả khi giá "vàng đen" lên cao
17:06' - 28/02/2022
Dựa trên thông tin thu được từ hình ảnh vệ tinh giám sát các bể chứa, Kayrros ước tính tổng lượng dầu thô dự trữ của Trung Quốc vào khoảng 950 triệu thùng.
-
Ngân hàng
Nga nâng lãi suất chủ chốt lên 20%
16:03' - 28/02/2022
Ngày 28/2, Ngân hàng trung ương Nga đã thông báo nâng lãi suất chủ chốt từ mức 9,5% lên 20%.
-
Ngân hàng
Ngân hàng trung ương Nga công bố nhiều biện pháp hỗ trợ thị trường trong nước
10:58' - 28/02/2022
Ngân hàng trung ương Nga đã công bố một loạt biện pháp hỗ trợ thị trường trong nước.
-
Kinh tế Thế giới
SWIFT là gì và việc loại Nga khỏi SWIFT sẽ gây thiệt hại cho đôi bên ra sao?
10:24' - 28/02/2022
Việc Nga can thiệp quân sự ở Ukraine làm dấy lên luồng dư luận kêu gọi Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) áp đòn trừng phạt hà khắc nhất nhằm vào lĩnh vực kinh tế của Nga.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Hy vọng mới cho lĩnh vực bán lẻ của Trung Quốc
06:30' - 22/11/2024
Tại Trung Quốc, trong khi người dân tại các đô thị lớn đang phải “thắt lưng buộc bụng” do triển vọng kinh tế không chắc chắn, một câu chuyện lạc quan hơn đang diễn ra ở các thành phố cấp 3 và cấp 4.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ Latinh và bài toán tận dụng tối ưu nguồn vốn FDI
05:30' - 22/11/2024
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có ý nghĩa to lớn đối với các nước Mỹ Latinh trong việc hoạch định các chính sách kinh tế và chiến lược hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.
-
Phân tích - Dự báo
Thế khó của OPEC+ trong việc cân bằng thị trường dầu mỏ
16:04' - 21/11/2024
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác do Nga dẫn đầu, còn được gọi là OPEC+, sẽ có rất ít khả năng điều chỉnh chính sách dầu mỏ khi nhóm họp vào tháng 12 tới.
-
Phân tích - Dự báo
Nhiệm kỳ Trump 2.0: Thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp thực phẩm
05:30' - 21/11/2024
Theo trang mạng sasktoday.ca, việc ông Trump tái đắc cử chắc chắn là một sự kiện quan trọng, và lần này, người dân Canada có thể sẽ tiếp cận sự kiện này với nhiều sự dè dặt hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Giá thực phẩm leo thang- Thách thức đối với kinh tế Nga
06:30' - 20/11/2024
Người dân Nga vật lộn với giá thực phẩm tăng cao ngay cả trước giai đoạn tăng đỉnh điểm trong năm nay.
-
Phân tích - Dự báo
Dầu khí sẽ là một trong những ưu tiên của chính quyền Trump
05:30' - 20/11/2024
Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump cam kết sẽ tối đa hóa sản lượng dầu thô của Mỹ và tiếp tục phủ nhận biến đổi khí hậu.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài cuối: Giải pháp cho sự thịnh vượng
06:30' - 19/11/2024
Mặc dù mức thuế trung bình đối với người lao động thông thường có thể có tác động đáng kể, nhưng mức thuế suất biên cao đối với người có thu nhập cao cũng đi kèm với chi phí kinh tế đặc biệt.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài 1: Khác biệt giữa Mỹ và châu Âu
05:30' - 19/11/2024
Mạng tin Gisreportsonline mới đây đăng bài viết của ông Adam Michel, Giám đốc nghiên cứu chính sách thuế tại Viện Cato, cho rằng việc giảm thuế lao động là cần thiết để tăng sức cạnh tranh của EU.
-
Phân tích - Dự báo
Cơ hội để dòng vốn đổ về Việt Nam
14:46' - 18/11/2024
Các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam có thể tận dụng cơ hội khi các nhà đầu tư bắt đầu rút vốn chuyển về Mỹ sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ ngày 5/11 vừa qua.