Boeing hoàn tất chuyến bay thử nghiệm cuối cùng với phần mềm mới
Boeing đã hoàn tất chuyến bay thử nghiệm cuối cùng đối với dòng máy bay 737 MAX được nâng cấp phần mềm chống lỗi động cơ nhằm ngăn chặn các vụ tai nạn tương tự như 2 thảm kịch hàng không gần đây liên quan đến loại máy bay này.
Trên mạng xã hội Twitter, Giám đốc điều hành (CEO) Boeing Dennis Muilenberg đã đăng tải một video cho biết chuyến bay thử nghiệm cuối cùng được tiến hành ngày 16/4, theo đó các phi công tiến hành thử nghiệm đã hoàn thành 120 chuyến bay với tổng cộng hơn 203 giờ bay cùng với máy bay được nâng cấp phần mềm cho Hệ thống tăng cường tính năng điều khiển bay (MCAS).
Ông cho biết tập đoàn này đang có "những tiến bộ vững chắc" hướng tới việc đạt được chứng nhận chất lượng đối với phần mềm mới cho MCAS.
Cũng theo CEO này, 85% trong số khoảng 50 khách hàng và đơn vị vận hành máy bay 737 MAX đã trải nghiệm phần mềm mới trong các buổi thử nghiệm mô phỏng và 120 chuyến bay thử nghiệm.
Cùng ngày, Bộ trưởng Giao thông Canada Marc Garneau cho rằng các phi công cần được đào tạo trên buồng huấn luyện mô phỏng để nắm rõ cách thức sử dụng phần mềm mới được trang bị trên dòng máy bay 737 MAX, thay vì các buổi hướng dẫn trên máy tính.
Theo ông, việc đào tạo trên buồng huấn luyện mô phỏng là "cách tốt nhất" để phi công biết cách xử lý các tình huống hợp lý khi điều khiển máy bay. Quan chức này nêu rõ: "Chúng tôi đã nói rõ rằng an toàn sẽ là yếu tố chủ đạo trong việc khai thác lại các máy bay (737 MAX) này".
Trong khi đó, United Continential, công ty mẹ của hãng hàng không United Airlines, cùng ngày cho biết vẫn hy vọng sẽ tiếp nhận các máy bay 737 MAX mới trong năm nay, cũng như tránh được một cuộc tranh cãi với Boeing liên quan tới việc thu hồi các phí tổn do dòng máy bay này bị ngừng khai thác.
Trao đổi với báo giới, Giám đốc Tài chính United Continential Gerry Laderman cho biết "Boeing là một đối tác lớn của chúng tôi trong nhiều thập kỷ qua" và "chúng tôi sẽ đối thoại" để có thể giải quyết các vấn đề hiện tại theo hướng có lợi cho cả hai bên.
Tập đoàn Boeing hiện đang chịu nhiều sức ép do toàn bộ máy bay 737 MAX trên toàn thế giới buộc phải ngừng khai thác bay do lo ngại về vấn đề an toàn sau 2 vụ tai nạn nghiêm trọng, bất chấp khẳng định của hãng rằng dòng máy bay 737 MAX "cơ bản là an toàn".
Boeing cam kết áp dụng mọi biện pháp bảo đảm an toàn cần thiết để lấy lại uy tín. Việc 737 MAX bị dừng khai thác đã buộc Boeing phải "đóng băng" kế hoạch chuyển giao dòng máy bay này, vốn là dòng bán chạy nhất của hãng hiện nay./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Canada yêu cầu chương trình đào tạo mới đối với phi công sử dụng Boeing 737 MAX
11:44' - 18/04/2019
Canada kêu gọi các phi công phải tham gia các chương trình đào tạo trên mô hình mô phỏng chuyến bay thực tế để học cách sử dụng phần mềm mới trên máy bay Boeing 737 MAX.
-
Kinh tế Thế giới
Động cơ máy bay Boeing 737 lại bốc cháy ngay trước thời điểm cất cánh
11:11' - 18/04/2019
Tập đoàn Boeing của Mỹ tiếp tục đón nhận một tin xấu khi động cơ của máy bay Boeing 737 của hãng hàng không Nga Utair đã đột ngột bốc cháy trên đường băng ngay trước thời điểm cất cánh.
-
Kinh tế Thế giới
FAA đánh giá về những điều chỉnh của Boeing với máy bay 737 MAX
11:53' - 17/04/2019
FAA khẳng định cho đến nay, Boeing vẫn chưa đệ trình bản sửa lỗi phần mềm theo kế hoạch để cơ quan này xem xét.
-
Kinh tế Thế giới
Hàng không Mỹ thiếu máy bay sau sự cố Boeing 737 MAX
17:18' - 16/04/2019
Các nhà khai thác dòng máy bay Boeing 737 MAX đang phải đối mặt với cơn “đau đầu” khác là sự khan hiếm máy bay trong khi nhu cầu tăng bùng nổ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55'
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46'
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46' - 22/11/2024
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.