BoJ gặp khó khi lạm phát chạm ngưỡng không mong muốn
Tuy nhiên, Thống đốc Haruhiko Kuroda sẽ ngày càng gặp nhiều khó khăn trong việc đưa ra lý do duy trì các biện pháp kích thích cho kinh tế Nhật Bản nếu lạm phát vượt mức mục tiêu 2% và đồng yen tiếp tục trượt giá so với đồng USD, trong khi các ngân hàng trung ương khác tiếp tục thắt chặt chính sách.
Dù vậy, do hóa đơn điện nước thường chậm hơn so với diễn biến giá dầu và khí đốt tới sáu tháng, lạm phát của Nhật Bản rõ ràng đang hướng tới mức 2% và có thể tăng tốc nếu xung đột Nga - Ukraine đẩy giá dầu thô và hàng hóa lên cao hơn.
Ngân hàng Barclays ước tính tỷ lệ lạm phát của Nhật Bản có thể đạt 2,8% nếu giá dầu tăng lên 150 USD/thùng trong năm nay. Tuy nhiên, một cuộc khảo sát của Bloomberg vào đầu tháng này cho thấy dù lạm phát có khả năng tăng tốc, hầu hết các nhà kinh tế không mong đợi BoJ sẽ thay đổi chính sách trong năm nay. Theo bà Naomi Muguruma, nhà kinh tế thị trường cấp cao tại công ty dịch vụ tài chính Mitsubishi UFJ Morgan Stanley Securities Co., cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine khiến BoJ có nhiều khả năng gắn bó với các biện pháp kích thích vì tình hình nền kinh tế sẽ xấu đi.Giá nhiên liệu và hàng hóa cao hơn đang gây nhiều sức ép lên các công ty và hộ gia đình, khiến họ hạn chế chi tiêu và gia tăng áp lực đi xuống đối với nền kinh tế.
Ông Masaaki Kanno, nhà kinh tế trưởng tại công ty dịch vụ tài chính Sony Financial Group, cho biết nhiệm vụ lớn nhất của BoJ hiện nay là giữ lãi suất ở mức thấp để hỗ trợ chi tiêu tài chính nhiều hơn.Một động thái bình thường hóa chính sách là không cần thiết, vì nền kinh tế Nhật Bản có thể xấu đi đáng kể trong giai đoạn tới.
Trong khi đó, nhà kinh tế Yuki Masujima của Bloomberg nhận định một khi lạm phát cơ bản chạm mức 2%, BoJ có thể cố gắng phân biệt lạm phát do cú sốc nguồn cung với lạm phát do nhu cầu tăng cao bằng cách tập trung nhiều hơn vào chỉ số lạm phát lõi (không bao gồm giá năng lượng và thực phẩm tươi sống).Chuyên gia này cho rằng BoJ sẽ không can thiệp tỷ giá hối đoái giữa đồng USD và đồng yen, cho đến khi nó chạm mức 125 yen đổi 1 USD.
Tuy nhiên, khoảng 1/4 các nhà kinh tế tham gia cuộc thăm dò ý kiến của Bloomberg lại nhìn nhận tình hình theo hướng khác. Họ cho rằng tác động của xung đột Nga - Ukraine làm tăng cơ hội BoJ sẽ điều chỉnh hoặc thắt chặt chính sách. Ông Junki Iwahashi, nhà kinh tế cấp cao tại ngân hàng Sumitomo Mitsui Trust Bank, cho biết một khi sự bất mãn của công chúng gia tăng do giá năng lượng cao hơn và đồng yen yếu đi, chính phủ có thể gây áp lực buộc BoJ phải thay đổi chính sách. Lạm phát nhập khẩu có thể tăng nhanh nếu đồng yen tiếp tục đi xuống. Đồng tiền này đã chạm mức thấp nhất trong 5 năm là 117,88 yen đổi 1 USD vào ngày 14/3 trên thị trường Tokyo.Nếu nó suy yếu thêm về mốc 120 yen/ USD, những đồn đoán về khả năng BoJ có hành động can thiệp sẽ xuất hiện mạnh mẽ hơn./.
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Sau khi nâng lãi suất, Fed sẽ có động thái nào tiếp theo?
22:00' - 14/03/2022
Khi các nhà hoạch định chính sách của Fed nhóm họp vào tuần này, họ sẽ phải xác định tình hình mới đã ảnh hưởng ra sao và có thể làm gì để giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực với nền kinh tế?
-
Tài chính & Ngân hàng
Tỷ giá đồng ruble trước vòng đàm phán mới giữa Nga và Ukraine
17:45' - 14/03/2022
Mở đầu phiên giao dịch ngày 14/3 tại Moskva, giá trị đồng ruble của Nga tương đối ổn định trong bối cảnh có thông tin về vòng đàm phán mới giữa Nga và Ukraine diễn ra cùng ngày.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nga cảnh báo khả năng thanh toán nợ ngoại tệ bằng đồng ruble do các lệnh trừng phạt
14:56' - 14/03/2022
Bộ Tài chính Nga nhấn mạnh nếu không thể trả nợ bằng ngoại tệ, nước này sẽ thanh toán trái phiếu châu Âu bằng đồng ruble.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Bitcoin nối dài đà tăng, tiến sát ngưỡng 100.000 USD
22:16' - 21/11/2024
Đà tăng của Bitcoin vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại khi đồng tiền điện tử này đã vượt qua mốc 98.000 USD trong ngày 21/11.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng trung ương Nga có thể giảm lãi suất vào năm 2025
16:10' - 21/11/2024
Thống đốc Ngân hàng trung ương Nga Elvira Nabiullina không loại trừ việc giảm dần lãi suất cơ bản vào năm 2025 nếu lạm phát chậm lại và không có cú sốc mới bên ngoài.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng Trung ương châu Âu cảnh báo về bong bóng cổ phiếu AI
08:35' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cảnh báo rằng bong bóng cổ phiếu liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) có thể phát nổ bất ngờ nếu kỳ vọng lạc quan của nhà đầu tư không được đáp ứng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tỷ giá euro-yen có thể giảm vào cuối năm 2025?
17:50' - 20/11/2024
Tỷ giá giữa đồng euro và yen đang ngày càng được quan tâm do chính sách khác biệt giữa hai khu vực.
-
Tài chính & Ngân hàng
Cựu quan chức IMF thúc giục các quốc gia kiểm soát nợ
14:10' - 20/11/2024
Ông Raghuram Rajan, người từng là nhà kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cảnh báo các quốc gia, bao gồm cả Mỹ, không thể để nợ công tiếp tục gia tăng.
-
Tài chính & Ngân hàng
WHO huy động được gần 4 tỷ USD thông qua cơ chế tài chính mới
12:05' - 20/11/2024
Ngày 19/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đã huy động được gần 4 tỷ USD thông qua một cơ chế mới, qua đó giúp đáp ứng nhu cầu tài chính của tổ chức này trong 4 năm tới.
-
Tài chính & Ngân hàng
IMF cảnh báo hệ lụy từ chính sách thuế “ăn miếng, trả miếng”
17:50' - 19/11/2024
Chính sách thuế quan đáp trả lẫn nhau có thể làm suy yếu triển vọng kinh tế của châu Á, làm tăng chi phí và gây đứt gãy chuỗi cung ứng,
-
Tài chính & Ngân hàng
Eximbank bác tin đồn bị Ngân hàng Nhà nước thanh tra hoạt động cấp tín dụng
15:34' - 19/11/2024
Eximbank khẳng định không nhận được bất kỳ quyết định nào của Ngân hàng Nhà nước về việc tiến hành thanh tra về các hoạt động cấp tín dụng của Eximbank trong thời gian gần đây.
-
Tài chính & Ngân hàng
Cảnh báo tương lai bất ổn của ngành tài chính Thụy Sỹ
09:07' - 19/11/2024
Cơ quan giám sát thị trường tài chính Thụy Sỹ (FINMA) cảnh báo rằng ngành tài chính nước này sẽ phải đối mặt với nhiều bất ổn hơn do các cuộc xung đột địa chính trị đang diễn ra trên khắp thế giới.