BoK: Lạm phát năm 2022 của Hàn Quốc dự kiến trên 3%
Đây là lần đầu tiên dự báo lạm phát của Hàn Quốc được nâng lên trên ngưỡng 3% kể từ tháng 4/2012. Trong khi đó, dự báo tăng trưởng của Hàn Quốc trong năm 2022 vẫn được giữ ở mức 3%.
Cùng ngày, Ủy ban chính sách tiền tệ của BoK dưới sự chủ trì của Thống đốc BOK Lee Ju-yeol cũng đã bỏ phiếu đóng băng lãi suất cơ bản ở mức 1,25% do vẫn lo ngại rằng số ca mắc COVID-19 mới tăng chóng mặt và rủi ro địa chính trị ngày càng lớn xuất phát từ Đông Âu có thể làm giảm động lực phục hồi kinh tế của "xứ sở kim chi".Lần gần đây nhất BoK tăng lãi suất cơ bản thêm 0,25 điểm phần trăm là vào tháng Một vừa qua và đây cũng là lần tăng thứ ba liên tiếp kể từ tháng 8/2021, qua đó đưa lãi suất cơ bản trở lại mức trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát ở nước này. Cuộc họp ấn định tỷ giá tiếp theo của BoK sẽ được tổ chức vào ngày 14/4 tới.
Các đợt tăng lãi suất gần đây của BoK chủ yếu nhằm mục đích ngăn chặn áp lực lạm phát ngày càng tăng và kiềm chế nợ hộ gia đình, sau khi tỷ lệ này đã được duy trì ở mức thấp trong khoảng hai năm để hỗ trợ nền kinh tế Hàn Quốc vốn bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. BoK cho biết việc quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản lần này là nhằm có thêm thời gian để đánh giá tác động của ba đợt tăng lãi suất trước đó. Số liệu thống kê của Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) công bố cùng ngày cho thấy số ca mắc COVID-19 mới trong ngày ở nước này đã vượt ngưỡng 170.000 ca ngày thứ hai liên tiếp, tăng gần gấp đôi so với một tuần trước đó.Tỷ lệ lây nhiễm gia tăng trong những tuần gần đây do sự lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron. Bên cạnh đó, căng thẳng xung quanh Ukraine (U-krai-na) cũng đang gia tăng khi Nga ra lệnh triển khai quân đội vào các khu vực ly khai ở miền Đông Ukraine.
Ngay sau đó Mỹ đã công bố các lệnh trừng phạt đối với Nga. Ngày càng có nhiều lo ngại rằng một cuộc đụng độ quân sự trong khu vực có thể làm tăng giá năng lượng và nguyên liệu thô cho Hàn Quốc. Ngoài ra, hiện còn một lý do khác để BoK giữ nguyên lãi suất cơ bản trong tháng này là nhằm đợi cho đến khi có thông tin rõ ràng về việc Mỹ thay đổi chính sách tiền tệ để đối phó với lạm phát nhanh và mạnh như thế nào trong tháng Ba tới.
Nền kinh tế Hàn Quốc, nền kinh tế lớn thứ tư châu Á, đang trên đà phục hồi nhờ xuất khẩu tăng mạnh và chi tiêu phục hồi sau đợt sụt giảm do đại dịch COVID-19 gây ra. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hàn Quốc ước tính đã tăng 4% vào năm 2021, một sự thay đổi đáng kể so với năm 2020 khi nền kinh tế suy giảm 0,9%, mức thấp nhất kể từ năm 1998. Lạm phát vẫn là lực cản tiềm tàng đối với nền kinh tế Hàn Quốc. Sự phục hồi kinh tế nhanh chóng và sự phục hồi trong chi tiêu cùng với giá năng lượng cao và những khó khăn trong nguồn cung toàn cầu đã làm tăng thêm áp lực lạm phát. Giá tiêu dùng ở Hàn Quốc đã tăng 3,6% trong tháng Hai so với cùng kỳ năm 2021, duy trì trên mức 3% trong tháng thứ tư liên tiếp. Con số này của tháng Một vừa qua cũng cao hơn mục tiêu giữa kỳ của BoK là 2% trong tháng thứ 10 liên tiếp./.Tin liên quan
-
Đời sống
Người Hàn Quốc đổ tiền vào đâu trong đại dịch COVID-19?
09:08' - 24/02/2022
Căng thẳng và mệt mỏi vì đại dịch COVID-19 kéo dài đã khiến người tiêu dùng Hàn Quốc quyết định nuông chiều bản thân, mở hầu bao để mua sắm hàng xa xỉ và thử vận may với các loại hình xổ số.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc bổ sung ngân sách 14 tỷ USD hỗ trợ chống dịch COVID-19
22:17' - 21/02/2022
Quốc hội Hàn Quốc ngày 21/2 đã thông qua ngân sách bổ sung trị giá 16.900 tỷ won (tương đương 14,2 tỷ USD) nhằm hỗ trợ các chủ doanh nghiệp nhỏ bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
EU sẽ công bố kế hoạch tổng thể về cạnh tranh trong công nghiệp
08:56' - 19/02/2025
Theo một bản dự thảo mới được công bố, Liên minh châu Âu đang chuẩn bị công bố một kế hoạch táo bạo, gồm 6 bước, để bảo vệ ngành công nghiệp nặng và khẳng định vị thế trong lĩnh vực công nghệ sạch.
-
Ý kiến và Bình luận
EU xoay xở trong “ván cờ” thuế quan của Mỹ
20:55' - 18/02/2025
Chủ tịch EC Ursula von der Leyen khẳng định EU sẵn sàng đàm phán để tìm ra giải pháp, nhưng sẽ không ngần ngại đáp trả nếu bị Mỹ áp thuế bất công.
-
Ý kiến và Bình luận
BoE: Kinh tế "xứ sở sương mù" vẫn trì trệ
15:57' - 18/02/2025
Thống đốc Ngân hàng trung ương Vương quốc Anh (BoE) Andrew Bailey cảnh báo rằng nền kinh tế Anh vẫn "đứng yên".
-
Ý kiến và Bình luận
Các ngân hàng lớn nâng dự báo về giá vàng
14:31' - 18/02/2025
Kể từ đầu năm tới nay, giá vàng đã tăng 10% và đạt ngưỡng 2.900 USD/ounce. Trong bối cảnh đó, UBS đã tiếp tục nâng mục tiêu giá cho kim loại quý này.
-
Ý kiến và Bình luận
Cuba kêu gọi tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an ninh mạng
08:46' - 18/02/2025
Việc sử dụng công nghệ thông tin vào mục đích hòa bình phải được coi là nghĩa vụ toàn cầu để tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội của công nghệ thông tin được ưu tiên.
-
Ý kiến và Bình luận
75 năm quan hệ Việt-Trung: Giáo sư Trung Quốc nhấn mạnh hiệu quả và tiềm năng hợp tác song phương
16:24' - 17/02/2025
Giáo sư Lưu Anh tại Viện nghiên cứu Tài chính Trùng Dương khẳng định, Việt Nam và Trung Quốc đã đạt được những thành quả hợp tác to lớn, thực chất trên nhiều lĩnh vực.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF nêu bật thách thức đối với các nền kinh tế mới nổi trong năm 2025
08:52' - 17/02/2025
Các hạn chế thương mại toàn cầu, nợ chính phủ và những chính sách bảo hộ là các trở ngại chính đối với tăng trưởng của những nền kinh tế mới nổi trong năm 2025.
-
Ý kiến và Bình luận
WB: Rủi ro tài chính của Thái Lan gia tăng
07:00' - 15/02/2025
Thái Lan có thể tăng cường khả năng phục hồi tài khóa trong bối cảnh chi tiêu tăng cao bằng cách cắt giảm trợ cấp năng lượng lũy thoái.
-
Ý kiến và Bình luận
Cử tri Đức mong muốn thay đổi lớn trong chính sách kinh tế
06:00' - 15/02/2025
77% người Đức trưởng thành muốn có những thay đổi lớn hoặc thậm chí rất lớn trong chính sách kinh tế, tuy nhiên, chỉ có 36% cho rằng điều này sẽ xảy ra sau ngày bầu cử 23/2 tới.