BoK vẫn lạc quan về mức tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á
Cụ thể, theo số liệu thống kê của BoK, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hàn Quốc trong giai đoạn từ tháng Bảy đến tháng Chín năm nay chỉ tăng 0,3% so với ba tháng trước đó, thấp hơn đáng kể so với mức tăng 0,8% của quý II/2021.
Tuy nhiên, Bok cũng lưu ý rằng nền kinh tế lớn thứ tư châu Á có thể đạt được mức tăng trưởng như dự kiến nếu nền kinh tế này đạt mức tăng trưởng theo quý trung bình 0,6% trong cả quý III và quý IV/2021.
Tiêu dùng tư nhân yếu đã đè nặng lên nền kinh tế vốn bị ảnh hưởng bởi chi tiêu ít hơn, trong bối cảnh Hàn Quốc thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội tăng cường do đại dịch COVID-19 gây ra. Tiêu dùng tư nhân trong quý III/2021 của nước này đã giảm 0,3% so với quý trước.Đầu tư vào cơ sở vật chất giảm 2,3%, so với mức tăng 1,1% trong quý II/2021, trong khi đầu tư vào xây dựng giảm 3%. Xuất khẩu của Hàn Quốc tăng trở lại 1,5% trong quý III/2021, nhờ doanh số bán than, dầu và các sản phẩm máy móc ở nước ngoài tăng nhanh, trong khi nhập khẩu giảm 0,6%.
Hàn Quốc đã nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế trong bối cảnh cuộc chiến với COVID-19 tiếp tục kéo dài. Chính phủ Hàn Quốc triển khai hai đợt ngân sách bổ sung với tổng trị giá khoảng 50.000 tỷ won ngay trong năm 2021 để hỗ trợ các tiểu thương và những người dễ bị tổn thương.Chính phủ Hàn Quốc cũng đang tích cực chuẩn bị kế hoạch mới với tên gọi "Sống chung với COVID-19" bắt đầu thực hiện từ ngày 1/11 tới. Theo đó, COVID-19 sẽ được điều trị như một bệnh đường hô hấp truyền nhiễm giống như cúm mùa và từng bước nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội đang thực hiện.
BoK hiện vẫn lạc quan khi cho rằng Hàn Quốc sẽ có thể đạt được mức dự báo tăng trưởng 4% cho năm 2021, bất chấp nhiều bất ổn khác nhau vì tiêu thụ có thể sẽ phục hồi nhờ việc nới lỏng các biện pháp chống COVID-19 cũng như hiệu quả của ngân sách bổ sung. Phát biểu tại cuộc họp báo cùng ngày, Hwang Sang-pil, một quan chức cấp cao của BoK, nhấn mạnh: "Mặc dù nguồn cung toàn cầu bị gián đoạn, sự bất ổn gia tăng đối với nền kinh tế Trung Quốc và giá năng lượng tăng có thể vẫn là các yếu tố mang tính rủi ro cao, song việc Hàn Quốc triển khai tiêm chủng mở rộng, thay đổi các biện pháp phòng chống COVID-19 theo hướng nới lỏng và tác động của khoản ngân sách bổ sung thứ hai sẽ là những yếu tố tích cực giúp duy trì sự phục hồi của nền kinh tế trong thời gian tới". Quan chức này nói thêm rằng BoK sẽ duy trì mức tăng trưởng kinh tế dự kiến trước đó là 4% cho năm nay, đồng thời nhấn mạnh Hàn Quốc hoàn toàn có thể đạt được mức tăng trưởng này nếu nền kinh tế đạt mức tăng trưởng khoảng 1% so với quý II/2021./.>>>Chuyên gia nhận định về triển vọng chuyển đổi năng lượng tại Hàn Quốc
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Hàn Quốc sẽ trở lại cuộc sống bình thường vào tháng 11
15:32' - 25/10/2021
Ngày 25/10, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tuyên bố nước này sẽ trở lại trạng thái bình thường kể từ tháng 11 tới trong bối cảnh tỷ lệ tiêm chủng gia tăng.
-
Thị trường
Xuất khẩu của Hàn Quốc tăng mạnh nhờ nhu cầu cao với chip và ô tô
08:15' - 25/10/2021
Cơ quan Hải quan Hàn Quốc cho biết, xuất khẩu hàng hóa của nước này trong giai đoạn từ ngày 1-20/10/2021 đã tăng 36,1% so với cùng kỳ năm ngoái do nhu cầu chip, ô tô và các sản phẩm dầu mỏ tăng mạnh.
-
Ngân hàng
BoK có thể tăng lãi suất ít nhất 2 lần trong năm tới
07:00' - 23/10/2021
Theo một số chuyên gia, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) có thể sẽ tăng lãi suất ít nhất hai lần trong năm tới trong nỗ lực bình thường hóa chính sách tiền tệ.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
BoC cảnh báo cú sốc thị trường từ chính sách thuế quan Mỹ
06:30'
Theo Thống đốc BoC Tiff Macklem, tính dễ thay đổi trong chính sách thương mại của Mỹ có thể gây ra thêm biến động trên thị trường và căng thẳng về thanh khoản.
-
Ngân hàng
EPI mời gọi ngân hàng châu Âu tham gia hệ thống thanh toán chung
08:25' - 10/05/2025
Trong tuyên bố mới đây, EPI nhấn mạnh mong muốn "mời gọi tất cả các giải pháp thanh toán số tiêu biểu tại châu Âu cùng hợp lực để củng cố chủ quyền châu Âu trong lĩnh vực thanh toán".
-
Ngân hàng
Định hướng chính sách của các ngân hàng trung ương trước bất ổn thuế quan Mỹ
21:54' - 09/05/2025
Các ngân hàng trung ương lớn đang có sự phân hóa trong định hướng chính sách khi thuế quan của Mỹ làm đồng tiền ở các khu vực khác mạnh lên và giúp giảm lạm phát.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 9/5: Tỷ giá trung tâm tăng mạnh
08:30' - 09/05/2025
Ngày 9/5, tỷ giá trung tâm giữa Đồng Việt Nam (VND) với Đô la Mỹ (USD) tăng mạnh, trong khi đó tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại đứng yên.
-
Ngân hàng
Tăng trưởng lợi nhuận 20% của VPBank trong quý I đến từ đâu?
11:33' - 08/05/2025
Lợi nhuận hợp nhất của VPBank trong quý I/2025 đạt 5.015 tỷ đồng, tăng 20%, với sự đóng góp từ cả ngân hàng mẹ và các đơn vị thành viên trong hệ sinh thái.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 8/5: Đồng USD và NDT cùng xu hướng đi xuống
08:46' - 08/05/2025
Tỷ giá USD hôm nay 8/5 tại Vietcombank và BIDV cùng ở mức 25.780 - 26.140 VND/USD (mua vào - bán ra).
-
Ngân hàng
Hé lộ vai trò của Cake và GPBank trong hệ sinh thái của VPBank
18:56' - 07/05/2025
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025, VPBank khẳng định tham vọng tăng trưởng 30–35% mỗi năm trong giai đoạn 2026 – 2029.
-
Ngân hàng
Nhiều ngân hàng Trung Quốc tăng mức tiền tích trữ vàng
14:13' - 07/05/2025
Do nhiều yếu tố tác động trong thời gian gần đây, giá vàng đã có biến động lớn khiến nhiều ngân hàng thương mại Trung Quốc điều chỉnh tăng mức tiền tối thiểu để tham gia các sản phẩm tích trữ vàng.
-
Ngân hàng
PBoC nới lỏng tiền tệ để ứng phó với thuế quan mới của Mỹ
09:23' - 07/05/2025
Sáng 7/5, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC - Ngân hàng trung ương) đã công bố một loạt biện pháp nới lỏng chính sách tiền tệ để ứng phó với chính sách thuế cao của Tổng thống Mỹ Donald Trump.