Bốn lý do Trung Quốc phải cân nhắc khi "vũ khí hóa" đồng Nhân dân tệ
Tuy nhiên tờ Financial Times của Anh cho rằng có 4 lý do khiến Bắc Kinh phải cân nhắc khi sử dụng "vũ khí" này.
Thứ nhất, cần phân tích câu hỏi vì sao trước đây Trung Quốc luôn duy trì sự ổn định của tỷ giá hối đoái? Trung Quốc đã gặp nhiều khó khăn khi cố gắng kiểm soát sự sụp đổ trong mối quan hệ với Mỹ, trong khi vẫn thể hiện mình là một trụ cột thay thế của trật tự toàn cầu và mang lại sự ổn định cho hệ thống quốc tế.
Vì lẽ đó, Trung Quốc có kỷ lục đáng chú ý về việc sử dụng sự ổn định của tỷ giá hối đoái để nâng cao danh tiếng của mình như là lực lượng cho sự ổn định toàn cầu.
Sau cuộc khủng hoảng châu Á năm 1997 và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, tỷ giá hối đoái của Trung Quốc ổn định như là một cách thể hiện sự tin cậy và cam kết đối với trật tự đa phương của Trung Quốc.
Nếu bây giờ để đồng NDT hạ giá "không phanh", thì cái giá phải trả đối với nỗ lực của nước này nhằm trở thành người bảo vệ sự ổn định toàn cầu có thể là rất lớn.
Điều này là đúng vì vấn đề thứ hai Trung Quốc phải cân nhắc đó là đồng NDT yếu hơn có hiệu quả trong việc duy trì lợi thế thương mại của Trung Quốc hay không?
Sự đồng hành của đồng NDT với đồng tiền của các quốc gia khác mà Trung Quốc phải cạnh tranh ngày càng tăng. Khi đồng NDT thay đổi so với đồng USD, đồng đô la Đài Loan, đồng won Hàn Quốc, đồng nội tệ Singapore và đồng rupee của Ấn Độ cũng vậy.
Ngoài ra, tác động ngắn hạn của đồng NDT yếu nhiều khả năng sẽ kiềm chế nhập khẩu hơn là mở rộng xuất khẩu và do đó tác dụng của việc hạ giá đồng NDT sẽ giảm đi.
Việc hạ giá đồng NDT không hiệu quả có thể trở nên đặc biệt vô dụng vì rủi ro thứ ba mà Trung Quốc cần xem xét đó là nguy cơ bị Chính quyền Mỹ trả đũa.
Chắc chắn là có nhiều bằng chứng thể hiện điều này. Tuyên bố của Bộ Tài chính Mỹ rằng Trung Quốc là nước "thao túng tiền tệ" vào ngày 5/8 không cho thấy nhiều mối liên quan đến những tiêu chuẩn chính thức mà bộ này sử dụng để xác định thuật ngữ đó.
Bằng việc từ bỏ cách tiếp cận dựa trên các quy định về định nghĩa thao túng tiền tệ, Mỹ đã mở rộng cánh cửa cho sự đối kháng hơn nữa và Bắc Kinh không nên nghi ngờ rằng Washington sẽ bước qua cánh cửa đó nếu muốn.
Rủi ro thứ tư và có thể là gây hại nhất mà Trung Quốc phải cân nhắc đó là đồng NDT yếu hơn có thể gây mất ổn định tài khoản vốn, khiến dòng tiền chảy ra và làm các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc gặp khó khăn.
Thật vậy, đã có bằng chứng cho thấy người dân Trung Quốc cảm thấy ít tin tưởng rằng đồng NDT là một công cụ cất trữ tài sản tin cậy, bởi giờ đây họ không còn cảm giác rằng đồng tiền này được định giá theo đồng đô la Mỹ.
Trong vòng vài năm qua, Trung Quốc đã chứng kiến dòng tiền chảy ra tăng lên rất nhiều, trung bình khoảng 200 tỷ USD/năm, tương đương gần 2% GDP, trong bốn năm vừa qua và khoảng 90 tỷ USD chỉ trong ba tháng đầu năm 2019. Đây là con số lớn đến mức gây lo ngại.
Nguy cơ ở đây là khi đồng NDT càng yếu thì người dân Trung Quốc lại càng nghĩ là nó sẽ tiếp tục yếu hơn và do đó nhu cầu đối với đồng đô la Mỹ tăng lên.
Về nguyên tắc, cách duy nhất để đối phó với rủi ro này là Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, Ngân hàng trung ương Trung Quốc) thực hiện một sự hạ giá lớn và chỉ một lần đối với đồng NDT, đến mức đồng USD trở nên đắt đỏ và không ai muốn mua.
Tuy nhiên, điều này sẽ rất nguy hiểm, đòi hỏi PBoC phải dự báo được trước giá trị "cân bằng" của đồng NDT và đòi hỏi lãnh đạo ngân hàng này phải đặc biệt dũng cảm để có thể khẳng định dự báo đó, bởi vì giá trị cân bằng có thể khác đi trước những thay đổi mạnh mẽ như vậy trong chính sách./.
- Từ khóa :
- trung quốc
- đồng nhân dân tệ
- thao túng tiền tệ
- mỹ
- kinh tế mỹ
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Liệu “cành ô liu” của Trung Quốc có làm giảm căng thẳng Mỹ-Trung?
06:30' - 02/09/2019
Tuần tới, Mỹ-Trung có thể nối lại đàm phán thương mại, Bắc Kinh dường như cũng giơ cành ô liu về phía Washington, nhưng chiến tranh thương mại Mỹ-Trung không vì thế mà sớm chấm dứt.
-
Kinh tế Thế giới
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc giảm tháng thứ tư liên tiếp
11:08' - 01/09/2019
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc đã giảm tháng thứ tư liên tiếp trong tháng 8, giữa lúc Mỹ đã và đang gia tăng áp lực về thuế quan và nhu cầu nội địa của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới suy yếu.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ - Trung Quốc thực hiện tăng thuế theo kế hoạch đề ra
10:46' - 01/09/2019
Ngày 1/9, Mỹ sẽ kích hoạt đợt tăng thuế mới đối với một số hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc theo đúng kế hoạch đề ra.
-
Kinh tế Thế giới
Mức thuế mới áp vào hàng Trung Quốc sẽ gây tổn hại đến hầu hết các bang của Mỹ
08:05' - 31/08/2019
Việc Mỹ áp thuế mới với tất cả hàng hóa còn lại của Trung Quốc vào ngày 1/9 được coi là sự leo thang mới, có tác động lớn với nhiều mặt hàng tiêu dùng hơn và gây tổn hại tới hầu hết các bang của Mỹ.
-
Hàng hoá
Ô tô điện Tesla tại Trung Quốc tăng giá do đồng NDT suy yếu
07:02' - 31/08/2019
Lần tăng giá ô tô này của Tesla diễn ra trong bối ảnh đồng NDT yếu đi so với đồng USD trong đầu tháng Tám này, làm chi phí nhập khẩu tăng cao.
-
Kinh tế Thế giới
Bất chấp căng thẳng, nhiều công ty Mỹ vẫn muốn gắn bó với thị trường Trung Quốc
21:53' - 30/08/2019
Khoảng 97% các công ty Mỹ tham gia khảo sát của USCBC báo cáo lợi nhuận tăng ở Trung Quốc vào năm 2019, không thay đổi so với năm ngoái và vẫn là mức cao nhất trong một thập kỷ qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc nhấn mạnh tính gắn kết lợi ích trong quan hệ kinh tế với Mỹ
11:40' - 30/08/2019
Lợi ích của Trung Quốc và Mỹ đang ngày càng gắn kết, vì thế các mối quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia hàng đầu thế giới này không thể bị chia cắt bởi bất kỳ bên nào.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29'
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26'
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:25'
Giá vàng thế giới tăng mạnh nhất gần hai năm qua, đồng bitcoin tăng giá khoảng 130%, đồng USD áp sát mức cao nhất trong 13 tháng... là trong những sự kiện kinh tế thế giới nổi bật trong tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39' - 23/11/2024
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55' - 23/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46' - 23/11/2024
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.