Bốn vấn đề cần tập trung tại Hội nghị thượng đỉnh G20
Theo ông Guntram Wolff, Giám đốc Công ty tư vấn Bruegel có trụ sở tại Brussels (Bỉ), người là từng là chuyên gia kinh tế-tài chính của Ủy ban châu Âu, Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) vào tháng Chín tới nên tập trung vào một số vấn đề cần sự hợp tác quốc tế là bất bình đẳng thu nhập, ổn định tài chính, biến đổi khí hậu và di cư.
Ông cho rằng một chủ đề cần hướng đến là sự gia tăng tình trạng bất bình đẳng thu nhập. Theo ông, một vấn đề của toàn cầu là thu nhập của giới chủ ngày càng tăng và thu nhập của người lao động ngày càng giảm.Ông nói các chính phủ phải đánh thuế thu nhập doanh nghiệp và ngăn chặn việc chuyển vốn tới các "thiên đường thuế" một cách bất hợp pháp và mặc dù việc đánh thuế thu nhập doanh nghiệp là rất khó khăn, các nước G20 có thể tiên phong trong vấn đề này bằng việc tăng cường hợp tác.
Theo ông Wolff, chủ đề thứ hai mà hội nghị cần tập trung là ổn định hoặc thậm chí là tái cơ cấu hệ thống tài chính.Ông nói hệ thống tài chính có một hệ thống ngân hàng rất lớn được phát triển tốt nhưng các trung gian tài chính dựa trên thị trường vốn rất nhỏ, như các thị trường trái phiếu hay cổ phiếu vốn chưa mấy phát triển và được giám sát chưa tốt. Điều này cuối cùng sẽ trở thành một vấn đề khi các hệ thống ngân hàng gặp vấn đề.
Về vấn đề làm thế nào để thúc đẩy các nỗ lực chống biến đổi khí hậu, ông Wolff cho rằng bước tiếp theo sau thỏa thuận mới đạt được tại Paris là rất khẩn thiết.Theo ông, G20 nên đưa ra những dấu hiệu rõ ràng cho thị trường rằng hoặc hệ thống trao đổi khí thải hoặc đánh thuế với khí gây hiệu ứng nhà kính sẽ được thực hiện.
Ông cho rằng các nước đang đạt tiến triển trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu sẽ tạm thời bị bất lợi do việc đánh thuế vào một số ngành công nghiệp. Vì chống biến đổi khí hậu là một mục tiêu chung, nên đây là một vấn đề mang tính hợp tác có thể đạt được ở tầm G20.
Bên cạnh các vấn đề trên, ông Wolff nói đến vấn đề di cư, một mối lo lớn của một số nước G20. Ông nói, xung đột ở Syria là một cuộc xung đột toàn cầu với sự tham gia của nhiều nước và là vấn đề đáng chú ý tại hội nghị của nhóm.Theo ông, vấn đề di cư có hai khía cạnh cơ bản, một là lập lại hòa bình nhằm giảm số người tị nạn và hai là quản lý về mặt kỹ thuật vấn đề di cư hiện nay.
Trung Quốc sẽ đăng cai Hội nghị thượng đỉnh G20 2016 tại thành phố Hàng Châu vào các ngày 4-5/9, với chủ đề "Xây dựng một nền kinh tế thế giới đổi mới, mạnh mẽ, gắn kết và bao quát".Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Các quỹ đầu tư kêu gọi G20 ký Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu
07:25' - 20/04/2016
Khoảng 400 quỹ đầu tư trên thế giới vừa gửi thư kêu gọi các quốc gia G20 ký Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu vào ngày 22/4 tới tại Liên hiệp quốc (LHQ) ở New York, Mỹ.
-
Kinh tế Việt Nam
OECD: Thương mại G20 năm 2015 thụt lùi
21:20' - 02/03/2016
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) mới đây công bố số liệu cho thấy thương mại toàn cầu trong năm 2015 sụt giảm đáng kể, với xuất khẩu giảm 11,3% và nhập khẩu giảm 13%.
-
Chứng khoán
Chứng khoán châu Á: Hội nghị G20 không làm thỏa lòng nhà đầu tư
11:42' - 29/02/2016
Chứng khoán châu Á trong phiên giao dịch sáng 29/2 phần lớn đi xuống sau khi Hội nghị G20 bế mạc tại Thượng Hải mà không đưa ra bất kỳ cam kết cụ thể nào.
-
Kinh tế Thế giới
G20 cam kết sử dụng "tất cả công cụ chính sách” để thúc đẩy tăng trưởng
20:19' - 27/02/2016
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương G20 diễn ra trong bối cảnh sức tăng trưởng của Trung Quốc đang gây nhiều quan ngại.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc cố gắng trấn an G20 về chính sách tiền tệ, tăng trưởng
17:23' - 27/02/2016
Trung Quốc đã tìm cách trấn an các nước G20 về tình trạng nền kinh tế tăng trưởng chậm lại khi Thống đốc Ngân hàng Nhân dân nước này cho biết "định hướng cải cách của Trung Quốc là rõ ràng".
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24'
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc muốn xây dựng 4 thành phố khởi nghiệp hàng đầu thế giới
12:40'
Cho đến năm 2030, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy việc xây dựng 4 thành phố lọt vào danh sách 100 thành phố tốt nhất thế giới để khởi nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Đỗ Hoàng Long: Làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bulgaria
11:43'
Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Rumen Radev tới Việt Nam diễn ra vào thời điểm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước có nhiều bước phát triển quan trọng.