Trung Quốc cố gắng trấn an G20 về chính sách tiền tệ, tăng trưởng
Ngày 27/2, tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đang diễn ra tại Thượng Hải, Trung Quốc đã tìm cách trấn an các nước về tình trạng nền kinh tế tăng trưởng chậm lại khi Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên cho biết "định hướng cải cách của Trung Quốc là rõ ràng".
Ông Chu Tiểu Xuyên nhấn mạnh là đồng Nhân dân tệ sẽ không bị phá giá thêm nữa trong thời gian sắp tới đây và định hướng cải cách của Trung Quốc là rõ ràng và kiên định nhưng việc cải cách sẽ có điều chỉnh.
Ông nhấn mạnh: "Trung Quốc sẽ cân bằng giữa tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu và quản lý rủi ro. Về phần mình, Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Lâu Kế Vĩ cũng khẳng định nước này có thể giải quyết những áp lực mà họ đang phải đối mặt.
Các nhà phân tích nhận định phát biểu của ông Chu Tiểu Xuyên nhằm giảm bớt những quan ngại của quốc tế về cách thức Bắc Kinh phá giá đồng Nhân dân tệ, cũng như biến động của thị trường chứng khoán Trung Quốc.
Liên quan đến các phiên thảo luận tại G20 về tỷ giá hối đoái toàn cầu, ông Chu Tiểu Xuyên cũng tuyên bố "Trung Quốc luôn phản đối việc phá giá đồng tiền như một giải pháp tăng cường khả năng cạnh tranh xuất khẩu".
Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde cho biết Trung Quốc phải đối mặt với việc cải cách cơ cấu ‘nghiêm ngặt’. Hồi đầu tuần qua, IMF đưa ra nhận định kinh tế toàn cầu đã suy yếu hơn và đang trong tình trạng "dễ bị tổn thương trước những cú sốc bất lợi".
Tổ chức này cho biết sự suy yếu xảy đến "trong bối cảnh gia tăng bất ổn tài chính và sụt giảm chỉ số giá cả hàng hóa" và việc kinh tế Trung Quốc suy thoái làm tăng thêm mối lo ngại cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
IMF cũng kêu gọi G20 phải đưa ra những biện pháp mạnh để tiếp sức cho tăng trưởng bởi nền kinh tế toàn cầu đang trong giai đoạn đầy bất trắc, có thể cuốn trôi những thành tựu nhỏ nhoi đạt được gần đây.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh Mark Carney cho biết ông lo ngại trước những động thái của một số ngân hàng trung ương áp dụng lãi suất âm để thúc đẩy tăng trưởng.
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Nhóm G20 diễn ra tại Thượng Hải trong hai ngày 26 và 27/2. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh tăng trưởng của Trung Quốc gây lo ngại và Bắc Kinh liên tục phá giá đồng tiền để hỗ trợ xuất khẩu.. Nhóm G20 đang nắm giữ 86% nền kinh tế thế giới, chiếm 2/3 dân số thế giới và 75% thương mại toàn cầu.
Kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong vòng 25 năm và đang cố gắng chuyển dịch từ một quốc gia tăng trưởng kinh tế nhờ vào xuất khẩu sang tiêu dùng và dịch vụ. Việc kinh tế Trung Quốc suy thoái kéo theo sự bất ổn của thị trường tài chính và dẫn đến sụt giảm mạnh của chỉ số giá cả hàng hóa./.
- Từ khóa :
- TRUNG QUỐC
- G20
- KINH TẾ TRUNG QUỐC
- LÃI UẤT ÂM
- IMF
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc dành 100 tỷ NDT để hỗ trợ công nhân thất nghiệp
07:30' - 27/02/2016
Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc cho biết, nước này sẽ phân bổ 100 tỷ nhân dân tệ (15 tỷ USD) trong vòng hai năm để giải quyết tình trạng công nhân bị thất nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
PBoC: Nền tảng kinh tế Trung Quốc vẫn vững
05:45' - 27/02/2016
Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC), Chu Tiểu Xuyên cho biết, Bắc Kinh có đủ "dư địa" và công cụ để thúc đẩy đà tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
-
Kinh tế & Xã hội
Trung Quốc xác nhận ca nhiễm Zika thứ 6
20:42' - 26/02/2016
Giới chức Trung Quốc ngày 26/2 xác nhận thêm một trường hợp nhiễm virus Zika, nâng số ca nhiễm tại Trung Quốc đại lục lên 6 người.
-
Tài chính
Trung Quốc có thể thâm hụt ngân sách tương đương 4% GDP
20:36' - 26/02/2016
Trung Quốc có thể chấp nhận mức thâm hụt ngân sách tăng lên tương đương 4% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc cao hơn nữa, để hỗ trợ cho việc cải cách trên diện rộng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg: Trung Quốc cân nhắc dừng áp thuế 125% đối với một số hàng nhập khẩu từ Mỹ
18:27' - 25/04/2025
Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc tạm dừng áp mức thuế 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Công suất điện gió, điện Mặt Trời của Trung Quốc lần đầu vượt nhiệt điện
18:11' - 25/04/2025
Công suất lắp đặt năng lượng gió và năng lượng Mặt Trời của nước này lần đầu tiên vượt tổng công suất nhiệt điện vốn được chuyển hóa chủ yếu từ nguồn than đá.
-
Kinh tế Thế giới
Tốc độ lạm phát ở thủ đô Tokyo đã tăng nhanh hơn
15:47' - 25/04/2025
Ngày 25/4, Bộ Nội vụ Nhật Bản công bố dữ liệu cho thấy tốc độ lạm phát ở thủ đô Tokyo đã tăng nhanh hơn so với tháng trước, đạt mức nhanh nhất trong hai năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Không chỉ Thủ tướng Ishiba, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến
15:31' - 25/04/2025
Chủ tịch Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam, bà Obuchi Yuko cho biết, không phải chỉ là Thủ tướng Ishiba chọn Việt Nam làm điểm đến đầu tiên, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến.
-
Kinh tế Thế giới
Đức hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống 0
14:47' - 25/04/2025
Chính phủ Đức ngày 24/4 đã hạ mạnh triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống bằng 0 do các tác động tiêu cực từ cuộc chiến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế quan tạo "cú hích ảo" cho ngành vận tải Mỹ
13:47' - 25/04/2025
Ngành vận tải đường bộ Mỹ đang chứng kiến khối lượng vận chuyển hàng hóa kỷ lục, đặc biệt là các mặt hàng như phụ tùng ô tô, thiết bị gia dụng và giày thể thao.
-
Kinh tế Thế giới
WB và IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á - TBD năm 2025
13:15' - 25/04/2025
Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong năm 2025, trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang,
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói hỗ trợ kinh tế khẩn cấp
12:31' - 25/04/2025
Chính phủ Nhật Bản đã công bố gói biện pháp kinh tế khẩn cấp nhằm đối phó với tác động tiêu cực từ việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cho phép đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu
10:58' - 25/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 24/4 đã ký một sắc lệnh hành pháp mới, mở đường cho việc đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu.