“Bong bóng” sinh viên quốc tế của đại học Australia đã vỡ
Việc ngừng đột ngột hoạt động đi lại quốc tế do đại dịch COVID-19 đang gây ra nhiều thiệt hại cho các trường đại học ở Australia hơn so với các nước nói tiếng Anh khác, vì sự phụ thuộc nặng nề của nước này vào nguồn doanh thu từ du học sinh.
Hơn 440.000 du học sinh đã ghi danh vào các chương trình giáo dục đại học ở Australia trong năm 2019.
Theo số liệu thống kê mới nhất, sinh viên quốc tế chiếm khoảng 30% lượng sinh viên đại học ở Australia, trong đó gần 40% là du học sinh Trung Quốc.
Và đây là một nguồn doanh thu quan trọng của ngành giáo dục đại học ở “xứ sở chuột túi”. Năm 2018, du học sinh đem lại gần 9 tỷ AUD (5,8 tỷ USD) doanh thu, chiếm hơn 25% tổng nguồn vốn cho các trường đại học.
Xét theo doanh thu trên đầu người, đóng góp của du học sinh còn cao hơn nhiều so với đóng góp của các sinh viên trong nước thông qua học phí và trợ cấp của chính phủ.
Sự bùng nổ này đã đưa ngành giáo dục trở thành ngành xuất khẩu lớn thứ tư của Australia, sau than đá, quặng sắt và khí tự nhiên.
Sự phụ thuộc của ngành giáo dục Australia vào sinh viên quốc tế suốt nhiều năm qua vẫn là chủ đề gây nhiều tranh cãi.
Các trường đại học cho hay họ buộc phải thu hút sinh viên quốc tế vì chính phủ không cung cấp đủ tiền để trang trải các chi phí ngày một gia tăng.
Ông Michael Spence, Hiệu trưởng trường University of Sydney, cho biết hoạt động giáo dục đối với sinh viên trong nước thậm chí còn không thể hòa vốn.
Trong khi đó, nhiều quan chức chính phủ cho rằng các trường đại học đang “tự rước họa vào thân” khi đặt cược quá lớn và trở nên quá phụ thuộc vào nguồn thu từ sinh viên quốc tế. Hậu quả của việc này đang được thể hiện rõ nét trong cuộc khủng hoảng COVID-19.
Năm học ở Australia bắt đầu vào tháng Một, thời điểm mà dịch COVID-19 bắt đầu xuất hiện ở Trung Quốc. Một lệnh cấm các chuyến bay từ Trung Quốc đã ngăn cản một lượng lớn du học sinh ghi danh.
Nhiều sinh viên “lách luật” bằng cách bay từ nước thứ ba, nhưng sau đó Australia đã đóng cửa biên giới đối với những người không phải là công dân nước này, và có thể Canberra sẽ không mở cửa trở lại ít nhất là đến cuối năm nay.
Hiệp hội Universities Australia, tổ chức đại diện cho ngành giáo dục đại học của Australia, không chắc chắn chính xác ngành này đã mất bao nhiêu sinh viên quốc tế.
Riêng trường University of Sydney đã thiếu 17% mục tiêu số sinh viên ghi danh cho năm học 2020, và hiện đang phải đối mặt với khoản thiếu hụt ngân sách 470 triệu AUD.
Theo Hiệp hội Universities Australia, trên toàn ngành, doanh thu có thể giảm từ 3-4,6 tỷ AUD, khiến 21.000 việc làm có nguy cơ bị cuốn trôi.
Do không ghi danh trong năm học này, các sinh viên sẽ không trả tiền học phí trong năm 2021 hay sau đó, nên ngành giáo dục đại học của Australia khó có thể phục hồi nhanh chóng.
Chuyên gia Peter Hurley của Viện Mitchell thuộc Đại học Victoria University ước tính ngành này có thể thiệt hại 19 tỷ AUD trong ba năm tới.
Tuy nhiên, đến nay Chính phủ Australia vẫn tỏ ra “chần chừ” trong việc hỗ trợ ngành giáo dục đại học. Chính phủ cho biết vẫn sẽ cấp kinh phí hoạt động cho các trường dạy học sinh trong nước, dù các trường này có nghỉ học thay vì áp dụng hình thức học trực tuyến.
Nhưng chính phủ lại loại trừ các trường đại học khỏi kế hoạch trợ cấp tiền lương trị giá 60 tỷ AUD, và Bộ trưởng Giáo dục Australia Dan Tehan đã kêu gọi “tập trung hơn vào sinh viên trong nước”.
Trước tình hình đó, các học viện nhỏ ở các địa phương là đối tượng chịu nhiều rủi ro nhất, nhưng vì đây là một nguồn tạo việc làm quan trọng, nên chính phủ và chính quyền các bang vẫn có thể sẽ ra tay hỗ trợ.
Tuy nhiên, các trường này vẫn phải tự cứu lấy mình bằng cách thu hẹp quy mô để có thể tồn tại./.
Tin liên quan
-
Hồ sơ doanh nghiệp
Hãng thông tấn Australia được mua lại, thoát khỏi nguy cơ đóng cửa
08:14' - 30/06/2020
Tương lai của hãng thông tấn duy nhất và lâu đời nhất của Australia - AAP, đã được đảm bảo sau khi một nhóm các nhà hảo tâm và đầu tư chính thức ký kết thỏa thuận mua lại hãng vào ngày 29/6.
-
Kinh tế Thế giới
Australia xuất hiện nhiều ca nhiễm COVID-19 mới chưa xác định được nguồn lây
12:52' - 28/06/2020
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, bang Victoria của Australia sáng 28/6 ghi nhận thêm 49 ca nhiễm SARS-CoV-2, trong đó có 19 ca chưa xác định được nguồn lây nhiễm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam kêu gọi ngành du lịch ASEAN hợp tác cùng phát triển
08:50'
Theo Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đoàn Văn Việt, nhiệm vụ rất quan trọng của các nước thành viên Hiệp hội ASEAN là hỗ trợ, hợp tác cùng phát triển và khai thác thị trường nội khối.
-
Kinh tế Thế giới
IEA: Khoảng 50% mức tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sẽ từ Trung Quốc
07:06'
Ngày 5/2, Giám đốc điều hành Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) Fatih Birol cho rằng các nhà sản xuất dầu mỏ có thể phải xem xét lại chính sách sản lượng sau khi nhu cầu ở Trung Quốc phục hồi.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Pháp nhượng bộ trong vấn đề cải cách lương hưu
21:09' - 05/02/2023
Ngày 5/2, Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne đã đề nghị điều chỉnh kế hoạch cải cách hệ thống lương hưu, theo đó cho phép những người bắt đầu làm việc từ khi còn rất trẻ được nghỉ hưu sớm.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc phản đối việc Mỹ bắn hạ khinh khí cầu dân sự
09:29' - 05/02/2023
Theo Tân Hoa xã, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 5/2 ra tuyên bố bày tỏ "hết sức bất bình và phản đối việc Mỹ sử dụng vũ lực tấn công khinh khí cầu dân sự".
-
Kinh tế Thế giới
Ai Cập bác tin đồn bán Kênh đào Suez cho công ty nước ngoài
08:30' - 05/02/2023
Chủ tịch Cơ quan Quản lý Kênh đào Suez (SCA) Osama Rabie bác bỏ tin đồn lan truyền về việc Ai Cập sẽ bán Kênh đào Suez cho một công ty nước ngoài theo một thỏa thuận nhượng quyền có thời hạn 99 năm.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ bắn hạ khí cầu Trung Quốc bay qua không phận
07:53' - 05/02/2023
Truyền thông Mỹ đưa tin khinh khí cầu của Trung Quốc đi qua không phận của Mỹ đã bị máy bay chiến đấu nước này bắn hạ ngoài khơi Carolina, trên Đại Tây Dương, vào chiều ngày 4/2 (giờ địa phương).
-
Kinh tế Thế giới
Bấp bênh thị trường năng lượng
07:52' - 05/02/2023
Ngày 5/2, Liên minh châu Âu (EU) bắt đầu cấm nhập khẩu các nhiên liệu tinh chế của Nga như dầu diesel, dầu hỏa và dầu mazut trong nỗ lực hạn chế các nguồn thu chính của Mosvka.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà máy lọc dầu của Mỹ đặt mục tiêu giảm công suất hoạt động
20:20' - 04/02/2023
Các nhà máy lọc dầu của Mỹ đang quay trở lại hoạt động trong quý I/2023 sau khi tỷ lệ hoạt động của các nhà máy này cao ngất ngưởng vào năm ngoái và đặt mục tiêu hoạt động ở mức từ 85%-89% công suất.
-
Kinh tế Thế giới
Vận tải đường sắt tại Anh bị gián đoạn nghiêm trọng
19:39' - 03/02/2023
Người dân vùng England của Anh phải đối mặt với tình trạng gián đoạn dịch vụ đường sắt công cộng nghiêm trọng trong ngày 3/2, do cuộc đình công thứ 2 do các nhân viên lái tàu tiến hành.