Bóng ma lạm phát đe dọa triển vọng tăng trưởng kinh tế Singapore
Theo bài viết trên báo The Straits Times, các nhà phân tích cho rằng sự tăng giá nhanh và kéo dài có thể trở thành thách thức cấp bách nhất đối với các nhà hoạch định chính sách của Singapore trong năm 2022. Nếu không giảm, mức lạm phát cao kéo dài có thể làm tổn thương người tiêu dùng và ảnh hưởng đến sức mua, đồng thời làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp khi họ mất đi lợi thế định giá.
Các ngân hàng trung ương thường quản lý sự gia tăng đột biến của giá tiêu dùng bằng việc thắt chặt các điều kiện tài chính thông qua lãi suất cao hơn nhằm nâng chi phí đi vay đối với cả người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc thắt chặt thiếu cân xứng có thể gây ra những kết quả bất lợi không mong muốn, đặc biệt khi tốc độ tăng trưởng kinh tế được cho là sẽ chậm lại.Mặt khác, việc thiếu hành động chính sách có thể ảnh hưởng đến những kỳ vọng lạm phát và làm tổn thương cả lĩnh vực tiêu dùng lẫn đầu tư. Bởi vậy, ngay cả khi giá tiêu dùng tăng lên mức cao nhất trong 8 năm qua ở "đảo quốc sư tử", Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS, ngân hàng trung ương) đã không có bất kỳ hành động lớn nào cho đến khi họ có thể chắc chắn rằng sự gia tăng đột biến lạm phát hiện nay sẽ kéo dài.Tuy nhiên, để giảm bớt tác động của lạm phát nhập khẩu tăng, tháng Mười vừa qua, MAS đã chấm dứt lập trường nới lỏng kéo dài 19 tháng và nâng nhẹ độ dốc của biên độ chính sách tỷ giá hối đoái danh nghĩa của đồng đôla Singapore (SGD) từ mức 0% trước đó, cho phép đồng SGD tăng giá nhanh hơn.Trong khi đó, các nhà phân tích dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế dự kiến sẽ chậm lại ở mức 3%-5% vào năm 2022, so với mức ước tính 7% trong năm nay. Việc thắt chặt chính sách tiền tệ có thể cản trở sự phục hồi kinh tế từ tình trạng suy thoái sâu do dịch COVID-19 gây ra.Tình hình tương tự cũng diễn ra ở những nơi khác. Tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc đã giảm nhanh trong năm 2020 và nền kinh tế Mỹ dự kiến cũng sẽ tăng trưởng chậm lại vào năm tới. Nhà kinh tế cấp cao thuộc Ngân hàng DBS cho biết: "Sẽ là một thách thức đối với các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới, không chỉ ở Singapore, trong việc cân bằng giữa tăng trưởng và rủi ro lạm phát".Vì vậy, trong cuộc họp báo gần đây về đánh giá tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), các quan chức từ Bộ Công Thương và MAS đã dành khá nhiều thời gian để giải thích quan điểm của họ về nguy cơ lạm phát. Ông Gabriel Lim, Bí thư thường trực phụ trách thương mại và công nghiệp, cho biết lạm phát ở Singapore, một nền kinh tế nhỏ và mở, chủ yếu là do lạm phát bên ngoài cao hơn vì sự tăng giá năng lượng và hàng hóa thực phẩm toàn cầu tăng, cũng như nguồn cung tiếp tục bị tắc nghẽn trong các ngành công nghiệp chủ chốt và các trung tâm vận tải trên toàn cầu.Ở trong nước, lương cũng đã tăng khi nền kinh tế và thị trường lao động phục hồi sau sự suy thoái do COVID-19 gây ra. Ông Lim cho rằng lương của người dân Singapore, không tính điều chỉnh theo lạm phát, đã tăng 1,8% tính trên cơ sở hàng năm trong nửa đầu năm 2021, nhanh hơn so với mức tăng 1,4% trong năm 2020. Theo ông, điều này góp phần dẫn đến lạm phát dịch vụ cao hơn. Lạm phát vận tải đường bộ tư nhân và lạm phát nhà ở cũng đã tăng lên do giá ô tô và giá thuê nhà cao hơn.Do chính sách tiền tệ lấy tỷ giá hối đoái làm trung tâm, quỹ đạo của lãi suất trong nước của "đảo quốc sư tử" phụ thuộc vào hướng đi của tỷ giá ở các nền kinh tế lớn như Mỹ và Liên minh châu Âu (EU). Bởi vậy, ông Lim đánh giá nếu lạm phát kéo dài hơn dự kiến, thì có thể sẽ có một đợt gia tăng lãi suất sớm hơn hoặc lớn hơn so với dự đoán, do đó dẫn đến việc thắt chặt các điều kiện tài chính toàn cầu. Các điều kiện tài chính thắt chặt hơn trên toàn thế giới sẽ làm tổn thương nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu của Singapore.Phó Giám đốc quản lý MAS Edward Robinson phát biểu tại cuộc họp báo rằng ngân hàng trung ương vẫn thận trọng đối với tốc độ tăng giá tiêu dùng nhanh, sự kéo dài và mức độ mở rộng của đà tăng giá, và sẽ theo dõi thận trọng ba khía cạnh này của sự phát triển về giá. Ông cho biết: "Sự thay đổi chính sách của chúng tôi trong tháng Mười đã dự kiến sự thay đổi cán cân rủi ro đối với áp lực lạm phát mạnh hơn".Lạm phát tổng thể của Singapore dự kiến ở mức khoảng 2% trong năm nay, và trung bình từ 1,5% đến 2,5% năm 2022. Trong khi đó, đánh giá lạm phát cơ bản của MAS, không tính tiền thuê và chi phí vận tải đường bộ tư nhân, có khả năng sẽ tiếp tục tăng ít nhất là hết nửa đầu năm 2022. Ông Robinson cho biết, lạm phát cơ bản sau đó sẽ giảm dần trong nửa cuối năm 2022, ở mức trung bình từ 1% đến 2% cho cả năm.Bà Selena Ling, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu và chiến lược ngân quỹ của Ngân hàng OCBC, cho rằng vì MAS đã thắt chặt chính sách trong tháng Mười, nên có thể không cần vội vàng có một động thái khác vào thời điểm này. Tuy nhiên, theo bà, xác xuất về việc thắt chặt hơn nữa khi Chính phủ Singapore xem xét chính sách vào tháng 4/2022 là rất cao.Trong khi đó, ông Lim nhấn mạnh Chính phủ Singapore vẫn duy trì cam kết giúp đỡ người dân trong hộ gia đình thu nhập thấp, những người cần hỗ trợ chi phí sinh hoạt cơ bản trong bối cảnh lạm phát gia tăng. Ví dụ, Chính phủ nước này sẽ tiếp tục hỗ trợ thông qua chương trình ComCare và GST Voucher bao gồm các khoản giảm giá cho các dịch vụ tiện ích như tiền điện; đồng thời cung cấp phiếu mua hàng tạp hóa cho những người Singapore đủ điều kiện theo Chương trình phiếu thưởng hàng hóa trong Ngân sách 2020./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Singapore hoàn thành xây dựng giai đoạn 1 cảng biển lớn nhất nước
12:07' - 01/12/2021
Ngày 30/11/2021, Cơ quan Quản lý Cảng và Hàng hải Singapore (MPA) thông báo đã hoàn tất việc xây dựng Giai đoạn 1 Cảng biển Tuas thế hệ mới của nước này.
-
Kinh tế tổng hợp
Singapore thắt chặt kiểm soát biên giới vì biến thể Omicron
18:38' - 30/11/2021
Singapore đã quyết định thắt chặt các biện pháp kiểm soát đường biên, tăng cường xét nghiệm PCR... để có thêm thời gian chuẩn bị đối phó với biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore và Malaysia “nối lại” đường biên giới sau hai năm đóng cửa
13:01' - 29/11/2021
Singapore và Malaysia đã chính thức mở lại biên giới chung, một trong những biên giới trên bộ nhộn nhịp nhất thế giới.
-
Phân tích - Dự báo
Lạm phát cao trên toàn cầu đe dọa sự phục hồi kinh tế của Singapore
05:30' - 26/11/2021
Singapore nhập khẩu gần như mọi thứ nên chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tất cả các mặt hàng trong tháng Chín đã ghi nhận mức tăng cao nhất trong 8 năm qua tại “đảo quốc sư tử”.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump thông báo áp thuế 30% đối với EU và Mexico
20:19' - 12/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 12/7 đã thông báo quyết định áp thuế nhập khẩu 30% đối với hàng hóa từ Liên minh châu Âu (EU) và Mexico, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore vẫn là trung tâm vận tải biển hàng đầu thế giới
18:09' - 12/07/2025
Singapore tiếp tục giữ vững vị trí trung tâm vận tải biển hàng đầu thế giới khi dẫn đầu Chỉ số Phát triển trung tâm vận tải biển quốc tế Tân Hoa xã-Baltic (ISCDI) trong năm thứ 12 liên tiếp.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế hải quan Mỹ lần đầu tiên vượt 100 tỷ USD trong một năm tài khóa
14:29' - 12/07/2025
Doanh thu thuế hải quan tổng của Mỹ tăng lên mức kỷ lục 27,2 tỷ USD trong tháng 6 khi nguồn thu từ các mức thuế do Tổng thống Donald Trump áp dụng bắt đầu phát huy tác dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu đợt sa thải hơn 1.300 nhân viên
10:46' - 12/07/2025
Trong bản thông báo nội bộ gửi đến đội ngũ nhân viên, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết đợt sa thải lần này sẽ bao gồm 1.107 viên chức và 246 công chức ngoại giao làm việc tại Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Câu chuyện truyền cảm hứng cho cả thế giới
10:10' - 12/07/2025
Hai nước đã trải qua một giai đoạn lịch sử phi thường, xây dựng mối quan hệ song phương đạt được những tiến triển đầy ý nghĩa và đáng tự hào.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành rượu vang Đức lo ngại tác động tiêu cực từ thuế quan của Mỹ
21:56' - 11/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, các nhà sản xuất rượu vang nước này dự đoán sẽ có nhiều hậu quả tiêu cực lớn nếu Mỹ quyết định áp thuế quan đối với rượu vang nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới tăng trưởng trì trệ
16:20' - 11/07/2025
Kinh tế Anh chỉ đạt mức tăng trưởng 0,1% trong tháng 5/2025 với sự sụt giảm cả trong hai lĩnh vực sản xuất và xây dựng.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc có thể khởi sắc trước thời hạn Mỹ tái áp thuế
15:45' - 11/07/2025
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6/2025 nhiều khả năng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh giao hàng trước thời hạn để tránh rủi ro thuế của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba đẩy mạnh sử dụng năng lượng Mặt trời trong sản xuất xì gà
14:45' - 11/07/2025
Để duy trì sản xuất xì gà, nông dân ở tỉnh miền Tây Pinar del Río đã chuyển sang sử dụng tấm pin Mặt trời để vận hành hệ thống tưới tiêu giữa cuộc khủng hoảng năng lượng.