Singapore hoàn thành xây dựng giai đoạn 1 cảng biển lớn nhất nước
Cảng Tuas Giai đoạn 1 có diện tích 414 ha, sẽ gồm 21 cầu cảng nước sâu có thể tiếp nhận và xử lý 20 triệu TEU mỗi năm. Vào cuối năm nay, MPA sẽ đưa vào khai thác hai cầu cảng trong số 21 cầu cảng này.
MPA cho biết kể từ tháng 3/2015, nhà thầu chính Dreadging International Asia Pacific – Daelim Industrial Joint Venture Pte Ltd (DDJV) và công ty tư vấn Surbana Jurong Consultants Pte Ltd đã tiến hành các công việc cải tạo đất, thi công và lắp đặt 221 thùng chắn (mỗi thùng cao 10 tầng, nặng 15.000 tấn) để tạo thành kè biển chắn sóng dài 8,6 km, đồng thời đào sâu thêm đáy biển để tạo điều kiện đón các tàu cỡ lớn hơn trong tương lai.Theo MPA, hơn 50% vật liệu san lấp, cải tạo đất của dự án này là các vật liệu được đào từ đáy biển hoặc từ các dự án xây dựng khác trên đất liền.
Theo Bộ trưởng Giao thông Singapore S. Iswaran, việc hoàn thành Giai đoạn 1 Cảng Tuas thể hiện khả năng phục hồi và khẳng định vị thế của Singapore là một “cảng trung tâm toàn cầu đáng tin cậy”, đồng thời cũng cho thấy sự sẵn sàng của Singapore đối với nhu cầu trong tương lai.MPA cho biết các công việc trong Giai đoạn 2 và Giai đoạn 3 của dự án tổng thể Cảng Tuas cũng đang được tiến hành. Dự kiến khi hoàn thành tất cả bốn giai đoạn xây dựng vào những năm 2040, Cảng Tuas sẽ có tổng diện tích khoảng 1.337 ha và có khả năng tiếp nhận và xử lý khoảng 65 triệu TEU mỗi năm, gần gấp đôi năng lực cảng biển hiện tại của Singapore.Bên cạnh đó, Cảng Tuas cũng sẽ là cảng bền vững, vận hành thông minh và tự động hóa. Cảng sẽ có các cần cẩu bãi tự động được điện hóa và các phương tiện dẫn đường tự động không người lái vận chuyển container giữa bãi và cầu cảng.MPA cũng sẽ khai thác các công nghệ kỹ thuật số như hệ thống quản lý giao thông tàu biển hiện đại digitalPORT@SGTM, cổng thông tin một cửa dành cho thông quan cảng… để nâng cao hiệu quả hoạt động của cảng.
Dự án xây dựng Cảng Tuas được Chính phủ Singapore khởi động từ năm 2012 và là cảng container thứ năm của Singapore (hiện gồm có cảng Tanjong Pagar, Keppel, Brani, Pasir Panjang) được xây dựng kể từ khi cảng Tanjong Pagar bắt đầu hoạt động vào năm 1972./.
- Từ khóa :
- singapore
- kinh tế singapore
- cảng biển
- cảng tuas
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
11 tháng, hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam tăng 2%
12:13' - 29/11/2021
Cục Hàng hải Việt Nam cho biết, trong 11 tháng năm 2021 tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam ước đạt 647 triệu tấn, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2020.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương nêu loạt giải pháp giải quyết ùn tắc tại cảng biển
12:02' - 25/11/2021
Bộ Công Thương đề nghị sửa tên Thông tư thành: “Thông tư quy định về giám sát hải quan đối với hàng hóa chuyển cửa khẩu trong trường hợp hàng hóa ùn tắc tại cảng biển”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tàu ngoại cập cảng biển Việt Nam tăng trưởng 30% so với cùng kỳ
17:57' - 23/11/2021
Cục Hàng hải Việt Nam cho biết, theo thống kê 10 tháng qua, số lượt tàu mang cờ quốc tịch nước ngoài thông qua cảng biển Việt Nam đạt hơn 59.100 lượt, tăng tới 30% so với cùng kỳ năm 2020.
-
Doanh nghiệp
Một số doanh nghiệp đề nghị điều chỉnh giá bốc dỡ container tại cảng biển
18:17' - 11/11/2021
Theo Cục Hàng hải Việt Nam, một số doanh nghiệp đã đề xuất điều chỉnh giá dịch vụ để đảm bảo hiệu quả khai thác, kinh doanh.
-
DN cần biết
Đã có kết quả kiểm tra về dịch vụ tại cảng biển và giá cước vận tải biển quốc tế
16:28' - 10/11/2021
Cục Hàng hải Việt nam cho biết, dác tổ công tác đã kiểm tra 33 doanh nghiệp gồm: 9 doanh nghiệp cảng biển, 6 công ty hoa tiêu, 9 công ty lai dắt, 5 công ty vận tải biển và 4 công ty giao nhận, kho bãi
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia tham vọng định hình giá than toàn cầu
06:30'
Khối lượng xuất khẩu than của Indonesia cho thấy mức tăng trưởng đáng kể, khi tăng 14,2% so với mức 28,6 triệu tấn của cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
G20 có vai trò quan trọng đối với mục tiêu tài chính khí hậu
05:30'
Các nhà lãnh đạo G20, bao gồm các nền kinh tế hàng đầu và cũng là những quốc gia có lượng phát thải lớn trên thế giới, cần xem xét vấn đề tài chính khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Công Thương: Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu số 1 của Việt Nam
21:01' - 16/11/2024
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long, tăng trưởng thương mại Việt Nam – Mỹ đã phát triển rất tốt trong năm 2024, Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu số 1 của Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
Tương lai năng lượng châu Âu sau khi Nga “đóng van” khí đốt
16:37' - 16/11/2024
Ngày 15/11, Nga thông báo với Áo về việc nước này sẽ dừng cung cấp khí đốt qua Ukraine, đánh dấu bước tiến gần hơn tới việc chấm dứt hoàn toàn nguồn cung khí đốt từ Moskva sang châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế lớn nhất ASEAN thu hút nhà đầu tư nước ngoài
09:01' - 16/11/2024
Indonesia khẳng định sẽ tạo dựng môi trường đầu tư thuận lợi thông qua các chính sách ưu đãi và kế hoạch mở rộng thêm nhiều Đặc khu kinh tế (SEZ) để thu hút các nhà đầu tư châu Á- Thái Bình Dương.
-
Kinh tế Thế giới
Thương mại Mỹ -Trung có thể gặp nhiều sóng gió hậu bầu cử
20:07' - 15/11/2024
Khi đối mặt với nguy cơ của một cuộc chiến thương mại mới với Mỹ, Trung Quốc có thể mở rộng phạm vi đáp trả trong những năm gần đây.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Anh suy yếu, gây lo ngại về mục tiêu tăng trưởng
18:46' - 15/11/2024
Văn phòng Thống kê quốc gia Anh ngày 15/11 công bố báo cáo cho thấy Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Anh đã giảm trong tháng 9/2024 và tăng trưởng chậm lại đáng kể trong quý III.
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo siêu động đất làm chậm tăng trưởng kinh tế Nhật Bản
17:25' - 15/11/2024
Theo số liệu chính thức công bố ngày 15/11, nền kinh tế Nhật Bản đã tăng trưởng chậm lại trong quý III/2024 do những cảnh báo về nguy cơ xảy ra siêu động đất làm ảnh hưởng đến hiệu suất kinh tế.
-
Kinh tế Thế giới
Liban thiệt hại 8,5 tỷ USD do xung đột Israel - Hezbollah
09:51' - 15/11/2024
Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá thiệt hại vật chất và tổn thất kinh tế do cuộc xung đột gây ra cho Liban ước vào khoảng 8,5 tỷ USD.