Bosch đầu tư 1,2 tỷ USD vào nhà máy sản xuất chip hiện đại nhất châu Âu
Phát biểu trực tuyến tại lễ khai trương, Thủ tướng Đức Angela Merkel nhấn mạnh đại dịch COVID-19 đã tạo ra những nút thắt trên thị trường, cản trở sự phục hồi kinh tế.
Bà Merkel đánh giá cao việc nhà máy khai trương và chuẩn bị đi vào hoạt động, khẳng định điều này cho thấy năng lực của Đức với công nghệ cao, sự đổi mới và hướng tới tương lai.
Nhà lãnh đạo Đức cũng nhấn mạnh sự cạnh tranh trong thị trường sản xuất chip bán dẫn, kêu gọi các công ty nỗ lực nhằm bắt kịp xu thế của thế giới cũng như có thể đặt ra tiêu chuẩn như một địa điểm về công nghệ trên bản đồ thế giới.
Chủ tịch Bosch, ông Volkmar Denner, cho biết tập đoàn đang nỗ lực để có thể bắt đầu sản xuất chip bán dẫn tại nhà máy mới sớm hơn sáu tháng so với kế hoạch.Theo đó, những con chip đầu tiên cho các thiết bị điện tử có thể "ra lò" vào tháng Bảy tới và việc sản xuất chip cho ô tô có thể bắt đầu vào tháng Chín tới, sớm hơn ba tháng so với kế hoạch.
Sau quá trình chọn lựa, Bosch đã quyết định chọn Dresden làm địa điểm xây dựng nhà máy bởi thành phố này được coi là địa điểm sản xuất vi mạch điện tử lớn nhất châu Âu, nơi cũng có sự hiện diện của tập đoàn Infineon hay hãng gia công chip Globalfoundries.
Để xây dựng nhà máy, Bosch đã đầu tư khoảng 1 tỷ euro (1,2 tỷ USD) vào khu đất rộng 100.000 m2 gần sân bay Dresden - khoản đầu tư lớn nhất cho tới nay của tập đoàn này.
Nhà máy trên có kế hoạch sản xuất chip bán dẫn cho các thiết bị Vạn vật kết nối Internet (IoT) và ngành công nghệ ô tô trên tấm bán dẫn 300 mm. Ban đầu, nhà máy của Bosch có khoảng 250 lao động.Về lâu dài, con số này sẽ được nâng lên khoảng 700 người. Nhà máy hoạt động hoàn toàn bằng số hóa và đây cũng là lần đầu tiên Bosch kết hợp IoT với Trí tuệ nhân tạo (AI) trong hoạt động sản xuất.
Nhà máy khai trương trong bối cảnh các hãng sản xuất ô tô và thiết bị điện tử gặp khó khăn do tình trạng thiếu chip trên toàn cầu, một phần do nhu cầu về công nghệ máy tính tăng vọt khi nhiều người làm việc tại nhà do sự bùng phát của đại dịch COVID-19. Điều này đã khiến hoạt động sản xuất tại các nhà sản xuất ô tô hàng đầu của Đức như Daimler, BMW và Audi bị đình trệ. Theo ước tính của Bosch, thị trường bán dẫn dự kiến đạt tăng trưởng 11% lên hơn 400 tỷ euro riêng trong năm nay. Năm 1998, giá trị của bộ vi mạch được lắp đặt trong một chiếc ô tô mới là 120 euro. Đến năm 2018, giá trị này đã là 500 euro và theo tính toán của Hiệp hội công nghiệp điện và điện tử (ZVEI), con số trên dự kiến vượt 600 euro vào năm 2023.Cách đây 5 năm, trung bình có 9 con chip của Bosch được lắp trên mỗi chiếc xe mới và đến năm 2019, số lượng đã tăng lên 17 chiếc. Về chip điện tử nói chung, Bosch chưa thể so sánh với nhiều "ông lớn" như Intel hay Samsung, nhưng về chip dành cho ô tô thì tập đoàn này đứng thứ sáu thế giới./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Apple đột phá với chip M1: Các đối thủ khó đường cạnh tranh
08:03' - 05/06/2021
Sau hơn một thập kỷ nghiên cứu, mua lại các công ty sản xuất chất bán dẫn và tuyển dụng các nhà thiết kế kiến trúc chip nhiều kinh nghiệm, Apple cuối cùng đã ra mắt chip M1.
-
Ý kiến và Bình luận
Những dự đoán về nguồn cung và giá chip trong tương lai
14:52' - 04/06/2021
Cuộc khủng hoảng nguồn cung chip này tác động đến mọi thứ từ máy trò chơi điện tử đến máy thu hình (TV), trong đó các nhà sản xuất ô tô là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
-
Công nghệ
Cả 9 cơ sở sản xuất chip của Samsung được chứng nhận tiêu chuẩn Triple Standard
09:21' - 04/06/2021
Samsung Electronics, nhà sản xuất chip nhớ lớn nhất thế giới cho biết các cơ sở bán dẫn của họ đã được công nhận tiêu chuẩn Triple Standard từ cơ quan chứng nhận về môi trường toàn cầu Carbon Trust.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Indonesia tăng cường năng lực về AI và không gian mạng
15:34'
Indonesia sẽ thành lập Lực lượng đặc nhiệm trí tuệ nhân tạo (AI) và Không gian mạng quốc gia nhằm tăng cường khả năng kỹ thuật số quốc gia và bảo vệ quyền con người.
-
Công nghệ
Nữ kỹ sư và hành trình số hóa hệ thống cấp nước
13:30'
Chia sẻ về định hướng sắp tới, kỹ sư Nhã Thi cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu các công nghệ mới để hỗ trợ vận hành mạng cấp nước thông minh hơn, dựa trên nhu cầu thực tế của người dân.
-
Công nghệ
Spotify sẽ cho phép người dùng cá nhân hóa danh sách phát nhạc
07:30'
Spotify đã định hình lại cách mọi người nghe nhạc trong một thế giới đa âm sắc, mang lại những cảm xúc và trải nghiệm chưa từng có.
-
Công nghệ
Google tham gia lĩnh vực điện nhiệt hạch
13:30' - 01/07/2025
Google đã công bố kế hoạch mua 200 megawatt điện nhiệt hạch sạch từ nhà máy điện nhiệt hạch quy mô lưới điện đầu tiên trên thế giới, được gọi là ARC, có trụ sở tại Chesterfield, Virginia (Mỹ).
-
Công nghệ
Cuộc đua không đích đến của Netflix
07:30' - 01/07/2025
Công ty truyền phát trực tuyến Netflix đang phát triển công nghệ có thể giúp cá nhân hóa không chỉ các đề xuất người dùng thấy trên dịch vụ mà còn cả những video.
-
Công nghệ
Trợ lý ảo cán bộ công chức- Giải pháp tra cứu thẩm quyền tức thì cho chính quyền 2 cấp
19:35' - 30/06/2025
Trợ lý ảo cán bộ công chức hỗ trợ giải đáp thắc mắc về phân quyền, phân cấp và phân định thẩm quyền giữa Chính phủ và chính quyền 2 cấp.
-
Công nghệ
Chiết xuất vàng bền vững từ rác thải điện tử
18:02' - 30/06/2025
Một nhóm nhà khoa học tại Đại học Flinders (Australia) vừa công bố phương pháp mới chiết xuất vàng từ quặng và rác thải điện tử mà không cần đến những hóa chất độc hại như xyanua hay thủy ngân.
-
Công nghệ
Phụ nữ dân tộc thiểu số thích ứng với công nghệ số
13:30' - 30/06/2025
Việc người dân tộc thiểu số tiếp cận với điện thoại thông minh, Internet và mạng xã hội không chỉ là một thay đổi công nghệ đơn thuần, mà là sự khởi đầu cho nhiều chuyển biến xã hội sâu sắc.
-
Công nghệ
Vĩnh Long nâng cao kỹ năng về ứng dụng AI và công vụ số cho cán bộ, công chức
08:00' - 30/06/2025
Ngày 28/6, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Vĩnh Long tổ chức hội nghị tập huấn Bình dân học vụ số với chủ đề “Ứng dụng AI dành cho cán bộ, công chức và viên chức tỉnh Vĩnh Long” năm 2025.