Brexit - 5 năm, được và mất
"Cuộc chia tay không hẹn trước" chính thức diễn ra ngày 1/1/2021, sau quá trình đàm phán kéo dài, cam go, căng thẳng mà một trong những hệ quả của nó là việc 2 thủ tướng Anh phải từ chức.
6 tháng nay, Anh đã hoàn toàn tách khỏi quỹ đạo của EU sau gần nửa thế kỷ gắn kết về kinh tế, chính trị và pháp luật, bắt đầu một sự thay đổi được cho là lớn nhất trong quan hệ thương mại hiện đại.
Brexit đã mở ra một chương mới, định hình lại không chỉ nền kinh tế, chính trị và chính sách đối ngoại, mà thậm chí cả biên giới của nước Anh.
Thủ tướng Boris Johnson đang hướng tới mục tiêu “Nước Anh toàn cầu” khi cuộc chia tay với EU mang lại nước này quyền tự do áp dụng những quy định riêng, khả năng kiểm soát nhập cư và chấm dứt những gánh nặng tài chính đối với khối.
Song những rủi ro và thách thức mà Brexit đem lại cũng không ít, từ những chuyện nhỏ như người lái xe tải Anh bị tịch thu bánh sandwich tại cửa khẩu biên giới Hà Lan hồi đầu năm nay, tới những tranh chấp căng thẳng về quyền đánh cá tại eo biển Manche (English Channel) giữa Pháp và Anh vào tháng trước, cũng như những bất đồng chưa có hồi kết về thỏa thuận liên quan tới vùng lãnh thổ Bắc Ireland.
Nếu phải kể ra "Nước Anh đã được gì", có lẽ đầu tiên phải nói về mục tiêu "Nước Anh toàn cầu". Ở thời khắc nước Anh chính thức ra đi (vào 23h ngày 31/12/2020 giờ GMT, tức 6h sáng 1/1/2021 giờ Hà Nội), Thủ tướng Anh Boris Johnson đã nhấn mạnh nước này sẽ là "một quốc gia mở cửa, hào phóng, hướng ngoại, theo chủ nghĩa quốc tế và thương mại tự do", khi Anh không còn ràng buộc bất kỳ quy định nào của EU.
Rời thị trường chung EU với các quy định chung, Anh giờ đây có thể đặt ra các quy tắc riêng nhằm khuyến khích sự đổi mới.
Bên ngoài liên minh thuế quan EU, Anh đã có thể tìm kiếm những cơ hội hợp tác thương mại riêng. Cho đến nay, Anh đã ký thỏa thuận thương mại tự do với Australia, Singapore, Nhật Bản, Canada, Thụy Sĩ và một số nước thành viên Khu vực kinh tế châu Âu (EEA) và đang nhắm tới một thỏa thuận với Ấn Độ, đồng thời đàm phán những thỏa thuận khác với Mỹ và New Zealand.
Nước này cũng bắt đầu tiến trình đàm phán gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Chương trình tiêm chủng ngừa COVID-19 của Anh cũng là minh chứng về lợi thế của sự độc lập. Anh đã vượt qua các nước EU khi sớm cấp phép vaccine ngừa COVID-19 hồi đầu năm và triển khai chương trình tiêm chủng nhanh chóng, là một trong những nước có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất thế giới với 46% dân số được tiêm đủ 2 liều vaccine.
Trong khi đó, chương trình tiêm chủng tại các nước EU diễn ra chậm chạp hơn nhiều do những rắc rối liên quan đến quy trình cấp phép vaccine trong khối, với hậu quả là thiếu hụt nguồn vaccine ở một số quốc gia.
Brexit, đồng nghĩa với việc chấm dứt di cư tự do đối với công dân EU, lại tạo cơ hội cho công dân từ các quốc gia khác.
Tờ The Guardian dẫn kết quả một nghiên cứu về tác động của Brexit, cho thấy trong khi số công dân EU đến Anh làm việc giảm kể từ cuộc trưng cầu dân ý Brexit năm 2016, số người không phải công dân EU đến Anh làm việc tăng ổn định.
Theo nghiên cứu này, số công dân EU tìm việc làm tại Anh giảm 36% kể tử khi Anh rời EU, trong khi tỷ lệ này chỉ đứng ở mức 1% đối những công dân ngoài EU.
Còn để trả lời cho câu hỏi "Nước Anh đã mất gì" sau 5 năm, có lẽ phải kể tới lĩnh vực kinh tế.
Châu Âu là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất và là nguồn đầu tư nước ngoài lớn nhất của Anh. Tư cách thành viên EU đã giúp London củng cố vị thế trung tâm tài chính toàn cầu.
Từ lâu, các công ty Anh vận chuyển hàng hóa đến và đi từ EU mà không phải chịu thuế và người dân cũng được tự do đi lại trong khối.
Mặc dù thỏa thuận thương mại giữa Anh và EU tránh áp thuế quan hoặc hạn ngạch đối với hàng hóa, các thương nhân vẫn phải đối mặt với các thủ tục giấy tờ mới, dẫn tới chậm trễ trong việc thông quan hàng hóa. Điều này đặc biệt ảnh hưởng tới những mặt hàng như như hoa quả, thực phẩm.
Những người làm việc trong lĩnh vực dịch vụ, vốn chiếm ít nhất 80% hoạt động kinh tế của Anh, không chỉ bao gồm các chuyên viên tài chính, mà còn luật sư, kiến trúc sư, nhà tư vấn..., giờ đây cũng bị phụ thuộc vào các quyết định "chắp vá" của các cơ quan quản lý châu Âu.
Theo Cơ quan Thống kê quốc gia Anh, giao dịch hàng hóa giữa Anh và EU đã có dấu hiệu sụt giảm. Báo cáo của tổ chức Resolution Foundation và Trường Kinh tế London cũng cho thấy Brexit và tác động của đại dịch COVID-19 khiến giao dịch thương mại giữa Anh và EU trong quý 1/2021 giảm 14% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu của Anh sang EU cũng giảm mạnh trong quý 1/2021, đặc biệt giá trị xuất khẩu nông sản đã giảm gần 50% so với cùng kỳ năm 2019 và 2020. Trong khi đó, thương mại với các nước ngoài EU không tăng, bất chấp các nỗ lực của Chính phủ Anh ký kết các thỏa thuận thương mại khác.
Văn phòng Trách nhiệm Ngân sách của Anh ước tính năng suất nền kinh tế Anh sẽ giảm 4% so với khi nước này vẫn nằm trong EU. Trong quý 1/2021, tăng trưởng kinh tế Anh cũng giảm 1,5%.
Một yếu tố nữa là nguy cơ chia rẽ. Bắc Ireland thuộc Vương quốc Anh là vùng lãnh thổ duy nhất của đất nước có đường biên giới trên bộ với EU.
Trong đàm phán Brexit, Anh và EU đã đạt được thỏa thuận, theo đó, Bắc Ireland sẽ tuân thủ các quy định của thị trường chung EU và liên minh thuế quan để tránh thiết lập "biên giới cứng" giữa vùng này và Cộng hòa Ireland (một thành viên của EU).
Điều này cho phép xe tải có thể tự do đi qua biên giới Ireland, song phải thực hiện các thủ tục giấy tờ mới và thủ tục kiểm tra đối với hàng hóa vận chuyển giữa Bắc Ireland và phần còn lại của Vương quốc Anh.
Những thay đổi này khiến các công ty Anh bị hạn chế hoạt động phân phối tại đây, gây ra xáo trộn trong nguồn cung hàng hóa và làm gia tăng sự bất bình về việc triển khai thỏa thuận Brexit tại Bắc Ireland.
Bất đồng quan điểm trong việc thực thi thỏa thuận Brexit đã dẫn tới các cuộc bạo loạn kéo dài 1 tuần hồi tháng 4 vừa qua tại Bắc Ireland giữa cộng đồng người Tin lành thân Anh và cộng đồng người Thiên chúa giáo đối địch, khiến ít nhất 88 cảnh sát bị thương.
Kết quả cuộc thăm dò mới nhất tại Bắc Ireland cho thấy 51% cử tri ủng hộ tổ chức trưng cầu dân ý trong vòng 5 năm tới về tương lai của vùng lãnh thổ này, so với 44% cử tri phản đối. Tỷ lệ cử tri Bắc Ireland ủng hộ tách khỏi Anh là 42%.
Cùng với Bắc Ireland, Scotland đã phản đối Brexit trong cuộc trưng cầu dân ý năm 2016, với hơn 60% phiếu bầu ở lại EU.
Năm 2014, người Scotland đã bỏ phiếu phản đối việc tách khỏi Anh trong một cuộc trưng cầu dân ý, song tình hình hiện nay đã thay đổi. Dưới những tác động của Brexit, ngày càng có nhiều người muốn Scotland ra đi.
Tuy nhiên, bất chấp những rủi ro và thách thức nước Anh phải đối mặt thời kỳ hậu Brexit, một cuộc khảo sát mới đây cho thấy sau 5 năm, không có sự thay đổi đáng kể nào đối với việc ủng hộ hoặc phản đối Brexit, với tỷ lệ chỉ 1/9 cử tri sẽ thay đổi cách họ bỏ phiếu so với 5 năm trước.
Cuộc khảo sát của công ty tư vấn Redfield & Wilton Strategies cho thấy, chỉ 11% số người được hỏi cho biết họ sẽ thay đổi ý kiến về Brexit trong khi 82% nói không.
Khi được hỏi liệu người dân có đưa ra quyết định đúng trong năm 2016 hay không, 45% đồng tình trong khi 44% phản đối. Tuy nhiên, có sự chia rẽ sâu sắc về tác động của Brexit.
Trong khi 38% người được hỏi cho rằng Brexit có lợi cho nền kinh tế của Anh, 24% cho rằng ngược lại. 46% nói rằng Brexit đã làm tổn hại quan hệ với các quốc gia thành viên khác, trong khi 21% cho rằng ngược lại.
Với kết quả khảo sát này, có thể nói rằng nước Anh có thể tiếp tục dấn thân vào con đường đã chọn, song điều quan trọng là phải đảm bảo rằng người dân sẽ không phải trả giá bởi Brexit. Đó sẽ vẫn là thách thức không nhỏ đối với chính phủ của Thủ tướng Boris Johnson./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Sau 5 tháng, Brexit gây thiệt hại cho các doanh nghiệp của cả Anh và EU
15:20' - 31/05/2021
Số liệu từ Văn phòng Thống kê Quốc gia Vương quốc Anh (ONS) cho thấy việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, đang làm tổn thương dòng chảy thương mại và đầu tư của cả Anh lẫn EU.
-
Thị trường
Xuất khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa của Anh sang EU hậu Brexit giảm mạnh
05:50' - 02/05/2021
Giá trị xuất khẩu sản phẩm sữa và kem của Vương quốc Anh sang Liên minh châu Âu (EU) trong tháng 2/2021 đã giảm 96,4% so với cùng kỳ năm ngoái do các rào cản thương mại hậu Brexit.
-
Hàng hoá
Ngành công nghiệp rượu vang champagne của Anh bị tác động mạnh sau Brexit
07:56' - 30/04/2021
Ngành công nghiệp sản xuất rượu vang champagne của Anh, hiện đang cảnh báo rằng các chi phí mới và thủ tục quan liêu đang cản trở các kế hoạch xuất khẩu trong tương lai.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26'
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24'
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc muốn xây dựng 4 thành phố khởi nghiệp hàng đầu thế giới
12:40'
Cho đến năm 2030, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy việc xây dựng 4 thành phố lọt vào danh sách 100 thành phố tốt nhất thế giới để khởi nghiệp.