Brexit: Cơn địa chấn không chỉ riêng nước Anh (Phần 1)
Ngày 15/1, Hạ viện Anh đã bỏ phiếu phản đối thỏa thuận Anh rút khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, mà Thủ tướng Theresa May và các lãnh đạo EU đã nhất trí. Thỏa thuận đã bị bác với tỷ lệ 202 phiếu thuận và 432 phiếu chống.
Những kịch bản đáng lưu tâm
- Cố gắng thử lại: Không gì có thể ngăn cản việc Chính phủ Anh tiếp tục gửi lại cùng một thỏa thuận cho đến khi nhận được sự chấp nhận của các nghị sĩ nước này. Đối với Thủ tướng Anh cũng như EU, thỏa thuận "ly dị" ra đời sau một thời gian dài đàm phán là điều duy nhất và cũng là phương án tốt nhất có thể.
Tối 15/1, mặc dù thất bại nặng nề trước Quốc hội, bà May vẫn cảnh báo rằng sẽ "không một sự thay thế nào có thể". Tuy nhiên, bà cũng vẫn đề xuất mở ra các cuộc thảo luận giữa các bên để xác định con đường phía trước.
- "Không thỏa thuận": Thỏa thuận bị từ chối có thể giải quyết các vấn đề về thanh toán hóa đơn mà London phải trả cho EU để tôn trọng các cam kết của mình, xác định các quyền của kiều dân sống tại hai bờ biển Manche và điểm gây tranh cãi nhất là ngăn chặn sự trở lại của một đường biên giới “cứng” giữa Cộng hòa Ireland và vùng Bắc Ireland của Anh.
Sau khi bị Hạ viện từ chối, một trong những tình huống có thể xảy ra là Brexit không có thỏa thuận, điều này đặc biệt gây lo ngại cho cộng đồng doanh nghiệp với nỗi ám ảnh về sự sụp đổ của đồng bảng Anh và tình trạng thất nghiệp tăng vọt.
Sau đó, Anh sẽ ra đi một cách mất trật tự mà không hề có giai đoạn chuyển tiếp nhằm giảm nhẹ cú sốc: quan hệ kinh tế giữa Anh và EU sẽ bị chi phối bởi các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cùng một loạt biện pháp về kiểm soát thuế quan và các quy chế sẽ được đưa ra một cách khẩn cấp.
Tình trạng thiếu thuốc men, ùn tắc giao thông nghiêm trọng tại các cảng biển, máy bay không được phép hạ cánh, mất tăng trưởng kinh tế... là các khả năng mà những người nhiệt thành ủng hộ Brexit không màng đếm xỉa bởi họ quan niệm "không có thỏa thuận còn tốt hơn là một thỏa thuận xấu" và họ mong muốn một chính sách thương mại độc lập.
Tuy nhiên, mối đe dọa về một Brexit "không thỏa thuận" dường như đã bị các nghị sĩ cản trở vào tuần trước, với việc thông qua một đề xuất yêu cầu chính phủ phải đệ trình từ nay đến ngày 21/1 một "kế hoạch B" có thể giúp thay đổi tình hình.
- Trưng cầu ý dân lần hai: Khả năng trưng cầu ý dân lần thứ hai, đến nay vẫn bị Thủ tướng Anh loại trừ, đang được những người thân châu Âu và một số chính trị gia đưa ra với hy vọng có thể đảo ngược kết quả của cuộc bỏ phiếu ngày 23/6/2016 và hóa giải tình trạng hiện nay.
Việc xác định các vấn đề được đặt ra đều vẫn đang bỏ ngỏ, chẳng hạn như: Anh sẽ ở lại EU hay thực hiện theo kế hoạch của bà May? Hay sẽ quyết ra đi mà không có thỏa thuận? Không có gì đảm bảo cuộc trưng cầu dân ý mới nếu diễn ra sẽ cho một kết quả khác với kết quả từ cuộc trưng cầu đầu tiên. Nhiều khả năng Công đảng đối lập chính sẽ ủng hộ lựa chọn này nếu phương án tổ chức bầu cử sớm mà họ mong muốn không thành hiện thực.
- Bầu cử sớm: Ngay sau khi thỏa thuận bị từ chối, Công đảng đã trình một bản kiến nghị bất tín nhiệm đối với chính phủ, được thảo luận ngày 16/1. Tuy nhiên, dù 100 nghị sĩ Công đảng đã cố gắng lật đổ bà May trong cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm hồi tháng 12/2018, song người ta cũng không thể nói rằng họ đã liên kết phe đối lập nhằm thao túng và khiến bà May mất quyền lực.
Nếu những nghị sĩ Công đảng chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu, họ sẽ tính đến việc đàm phán một thỏa thuận mới với Brussels. Tuy nhiên, Chủ tịch Công đảng Jeremy Corbyn cho rằng điều này chắc chắn mất nhiều thời gian, đồng thời đề cập đến khả năng hoãn ngày Anh rời khỏi EU.
- Hoãn thời gian Brexit: Việc hoãn thực hiện Điều 50 của Hiệp ước Lisbon, quy định về cách thức ra đi của một quốc gia thành viên EU, đang ngày càng nổi lên như một phương án khả thi nhất. Việc tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân thứ hai hoặc một cuộc bầu cử Quốc hội sớm đều sẽ dẫn tới việc lùi thời điểm diễn ra Brexit. Ngày 14/1 vừa qua, 100 nghị sĩ của Nghị viện châu Âu đến từ các nhóm đảng chính trị khác nhau đã cam kết hỗ trợ yêu cầu hoãn Brexit nếu phía London đưa ra.
Tuy nhiên, nếu trường hợp này xảy ra, người ta không thể biết được cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu trong các ngày 23-26/5 tới sẽ đi theo chiều hướng nào? Theo một nguồn tin ngoại giao, "việc gia hạn Brexit sau ngày 29/3 là có thể nhưng nó không thể vượt quá ngày 30/6 vì đây là thời gian bắt đầu nhiệm kỳ mới của Nghị viện châu Âu". Về phần mình, Thủ tướng May cho biết phương án hoãn ngày diễn ra Brexit sẽ không xảy ra.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Kịch bản Brexit không thỏa thuận vẫn lơ lửng
13:30' - 18/01/2019
Thủ tướng Anh Theresa May ngày 17/1 khẳng định chưa thể loại trừ khả năng Brexit không thỏa thuận nếu các bên không cùng nhau ngăn chặn kịch bản này.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Anh phải gạt bỏ những giới hạn đỏ về Brexit
21:19' - 17/01/2019
Công đảng sẽ ủng hộ việc tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân thứ hai về việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) nếu Thủ tướng Anh Theresa May không "gạt bỏ những giới hạn đỏ" của bà về Brexit.
-
Kinh tế Thế giới
Brexit: Anh không thể ở lại liên minh thuế quan EU
18:37' - 17/01/2019
Vương quốc Anh không thể ở lại liên minh thuế quan hiện tại với Liên minh châu Âu (EU) bởi London đặt ưu tiên đạt được các thỏa thuận thương mại quốc tế hậu Brexit.
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề Brexit: Đốm sáng cuối đường hầm
17:55' - 17/01/2019
Hạ viện Anh rốt cuộc vẫn lựa chọn chính phủ đương nhiệm của bà May tiếp tục dẫn dắt tiến trình "chia ly lịch sử" của nước Anh với Liên minh châu Âu (EU) thời gian tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Canada hưởng lợi gì từ chính sách mở cửa trở lại của Trung Quốc?
16:44'
Việc Trung Quốc sớm mở cửa trở lại sẽ thúc đẩy nhu cầu với hàng hóa do Canada sản xuất và giúp nền kinh tế này tránh suy thoái nếu chính sách này không gây ra lạm phát và khiến lãi suất tăng cao hơn.
-
Kinh tế Thế giới
Vai trò của ngân hàng xanh trong việc chống biến đổi khí hậu toàn cầu
15:07'
Fintechnews.sg nhận định biến đổi khí hậu và các nỗ lực phát triển bền vững đang trở thành trào lưu toàn cầu đối với các công ty tài chính công nghệ (Fintech) cũng như nhiều doanh nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ trưởng Tài chính Mỹ: Sẽ không có nguy cơ suy thoái kinh tế
12:45'
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen nhận định sẽ không có suy thoái kinh tế trong bối cảnh tình trạng lạm phát giảm đáng kể và nền kinh tế Mỹ vẫn vững chắc, nhờ sức mạnh của thị trường lao động.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống J.Biden: Sự cố khinh khí cầu không ảnh hưởng tới quan hệ Mỹ- Trung
11:47'
Ngày 6/2, Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định quan hệ Washington và Bắc Kinh không suy yếu sau vụ Mỹ bắn rơi 1 khinh khí cầu Trung Quốc vào cuối tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Canada vẫn có khả năng đạt kịch bản "hạ cánh mềm"
11:37'
Giới quan sát cho rằng các nền kinh tế lớn, trong đó có Mỹ và Canada, có khả năng sẽ thoát được nguy cơ suy thoái nghiêm trọng trong năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Báo Straits Times: Việt Nam và Singapore hướng đến các thỏa thuận kinh tế xanh và kinh tế số
11:36'
Sáng 7/2, báo Straits Times đưa tin Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ có chuyến thăm Singapore 3 ngày, bắt đầu từ 8/2, khi hai bên hướng tới hợp tác hơn nữa trong các nền kinh tế xanh và kỹ thuật số.
-
Kinh tế Thế giới
Động đất mạnh tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria: Các nước hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai
11:12'
Thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ nêu rõ hai ngoại trưởng đã thảo luận về các phương cách mà Mỹ và các đối tác có thể hỗ trợ tốt nhất cho Thổ Nhĩ Kỳ.
-
Kinh tế Thế giới
Đức tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng năng lượng gió
08:33'
Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết chính phủ đang lên kế hoạch đẩy nhanh việc xây dựng các tua-bin gió ở nước này, đến năm 2030, khoảng 2% diện tích đất của Đức sẽ được dùng để đặt tua-bin gió.
-
Kinh tế Thế giới
Động đất mạnh tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria: Số người thiệt mạng lên tới hơn 3.800 người
07:58'
Một ngày sau trận động đất kinh hoàng tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, các cơ quan viện trợ của Liên hợp quốc (LHQ) đã đồng loạt triển khai các nỗ lực nhằm giúp đỡ hàng nghìn nạn nhân tại hai quốc gia này.