Brexit hai lần "lỡ bến"
Ngày 31/10, lần thứ hai trong năm nay, người Anh lại như bị chia thành hai phe buồn vui lẫn lộn, tương tự như thời điểm 7 tháng trước.
Không phải hoang mang vì một kịch bản "chia tay đột ngột" rập rình suốt nhiều tháng nay, những người dân Anh ủng hộ Liên minh châu Âu (EU) thức giấc với một tâm thái nhẹ nhàng khi biết chắc rằng đất nước của họ vẫn là thành viên chính thức của "mái nhà chung" sau hơn 40 năm gắn bó, ít nhất là trong 3 tháng tiếp theo. Điều mang lại niềm an ủi cho phe này lại là nỗi thất vọng của phe khác.
Những người mong muốn Brexit lại thêm một lần lỡ hẹn với "giấc mơ tự do", dù họ có hẳn một thủ tướng hết lòng ủng hộ giấc mơ ấy là ông Boris Johnson.
Hai lần "lỡ bến" đẩy con thuyền Brexit hướng tới điểm hẹn thứ ba 31/1/2020 và chính trường Anh cũng vẫn như mọi khi, không ngừng tiếp sóng gió, để chặng đường phía trước trở nên khó đoán định và bấp bênh hơn. Lần này là cơn sóng gió mang tên bầu cử sớm, ập đến ngay trước thềm Giáng sinh 2019.
Sau khi khoảng 52% cử tri Anh lựa chọn "ra đi" trong cuộc trưng cầu dân ý tháng 6/2016, cựu Thủ tướng Theresa May là người được chọn cầm lái con thuyền Brexit với lịch trình cập bến đầu tiên dự kiến là ngày 29/3/2019.
Vượt qua những bế tắc trong đàm phán, EU và Anh cũng đã ký thỏa thuận Brexit vào tháng 11/2018, với hy vọng rằng "con thuyền Brexit" sẽ đi vào vùng biển êm để thuận lợi cập bến.
Tuy nhiên, từ khi thỏa thuận gây tranh cãi bị bác bỏ lần đầu tại Hạ viện Anh, những tính toán sau đó của cựu Thủ tướng May đều thất bại, "con thuyền Brexit" đành lỡ "bến hẹn 29/3", buộc bà phải lần lượt gia hạn Brexit tới tháng 4/2019 rồi lại tới tháng 10/2019 và sau đó là quyết định từ chức với hy vọng tạo bước ngoặt giúp tháo gỡ thế bế tắc.
Kế nhiệm bà May, trong thời gian ngắn từ tháng 7 tới cuối tháng 10/2019, Thủ tướng Johnson liên tục tiếp lửa cho phong trào ủng hộ Brexit với những tuyên bố mạnh mẽ thể hiện quyết tâm đưa nước Anh rời EU bằng mọi giá vào ngày 31/10.
Nhưng với bất lợi ngay từ đầu là dẫn dắt một đảng cầm quyền đầy chia rẽ về vấn đề Brexit, bên cạnh một quốc hội bị phân mảng, ông Johnson cũng không tránh khỏi những lần thất bại tại hạ viện.
Kể cả khi đã vượt qua nhiều khó khăn để đạt được một thỏa thuận Brexit mới với EU trong sự ngỡ ngàng của dư luận, ông Johnson vẫn bị hạ viện "trói tay" vì đảng cầm quyền không có thế đa số cần thiết.
Công đảng đối lập luôn chĩa mũi nhọn chỉ trích, để đề xuất rồi thúc đẩy thông qua dự luật "cản đường" Brexit diễn ra đúng hạn.
Có thể nói, trong thế giằng co liên tục giữa chính phủ và quốc hội, việc chấp thuận để Brexit bị trì hoãn với điều kiện hạ viện phải nhất trí tổ chức tổng tuyển cử trước thời hạn vào ngày 12/12 tới là quân cờ "khả thi" duy nhất vào lúc này với ông Johnson.
Nhưng có lẽ ông cũng phần nào nhận thức được rằng đây là một ván cược "được ăn cả, ngã về không", bởi cuộc bầu cử này suy cho cùng cũng nhằm giải quyết vấn đề Brexit, vốn đang là "con dao hai lưỡi", mà cá nhân hay đảng phái nào cố gắng tiếp cận cũng đều dễ bị tổn thương.
Nếu giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử, có được thế đa số cần thiết để thúc đẩy Brexit hoàn tất vào cuối tháng Giêng năm sau, nước cờ của ông sẽ là "lùi một bước để tiến hai bước".
Ký được thỏa thuận Brexit với EU trong thời gian "hỏa tốc", ông Johnson đã khiến nhiều người, cả đồng minh và đối thủ ngạc nhiên, chứng tỏ lời Tổng thống Pháp Emmanuel Macron rằng "sẽ là sai lầm nếu ai đó xem thường ông Johnson".
Dù thỏa thuận của ông không được chấp nhận bỏ phiếu trực tiếp tại Hạ viện Anh, nhưng những nỗ lực "thần kỳ" đó phần nào giúp nội bộ đảng Bảo thủ hàn gắn, trở nên đoàn kết hơn và cải thiện đáng kể tín nhiệm của đảng cầm quyền.
Chuyên gia bầu cử John Curtice từ đại học Strathclyde ở Glassgow (Scotland), cho rằng ông Johnson đang có một chỗ đứng thuận lợi để có được thế đa số, nhưng đây vẫn là một ván cược mà ông phải thắng, bằng không sẽ bị loại khỏi cuộc chơi.
Nếu tổng tuyển cử dẫn đến một quốc hội treo, nước cờ này của Thủ tướng Anh sẽ bị coi là "tự sát" bởi đó là lúc ông Johnson đứng trước nguy cơ vừa đánh mất giấc mơ Brexit, vừa đánh mất sự nghiệp và đánh rơi cả "vương miện" chỉ vừa mới được gia cố của đảng Bảo thủ.
Trong bối cảnh vấn đề Brexit mỗi ngày một bào mòn lòng tin của người dân dành cho các đảng lớn, cùng với những yếu tố tác động khó lường từ đảng Brexit mới thành lập và một lần "thất hứa" vì không đưa được "con thuyền Brexit" cập bến đúng ngày 31/10, khả năng đảng của ông Johnson thất bại trong cuộc bầu cử sớm cũng không phải là ít.
Khi đó, các đảng đối lập có thể liên minh và tìm cách cản trở Brexit bằng cách tổ chức trưng cầu dân ý lần thứ hai.
Công đảng đối lập vận động tranh cử bằng chiến lược lợi dụng những điều gây bức xúc đối với bộ máy cầm quyền để kêu gọi thay đổi thực chất và cam kết một cuộc trưng cầu dân ý lần hai về Brexit.
Ý tưởng trưng cầu dân ý lần hai cũng nằm trong quan điểm của một số đảng khác tham gia cuộc đua sắp tới như SNP của Scotland. Giáo sư chính trị Tim Bale (Tim Bên) tại Đại học Queen Mary, London, cho rằng nếu tổng tuyển cử dẫn tới một quốc hội treo thì cách duy nhất để đưa ra quyết định về Brexit sẽ là một cuộc trưng cầu dân ý tiếp theo, dù đó không phải là điều mà các nghị sĩ mong muốn.
Khi đó, những người dân Anh, những doanh nghiệp đã thấm mệt vì "mớ bòng bong" Brexit, hoàn toàn có thể lựa chọn hủy toàn bộ tiến trình này.
Như vậy, kết quả cuộc tổng tuyển cử chỉ diễn ra hơn một tháng trước thời hạn Brexit mới 31/1/2020 chẳng những không giúp thúc đẩy Brexit, mà còn "bóp chết" giấc mơ còn dang dở này.
Với việc EU đã ra điều kiện rằng lần gia hạn vừa rồi sẽ là cuối cùng, Brexit không thỏa thuận hoặc không có Brexit hoàn toàn có thể là những diễn biến tiếp theo.
Nhiều cử tri Anh cho rằng cuộc bầu cử lần này chính là cơ hội để người dân thể hiện tiếng nói của họ với cuộc khủng hoảng Brexit đang ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống người dân và kinh tế quốc gia.
Việc cử tri quyết định gì với lá phiếu sẽ có tác động nhất định tới con đường phía trước của Brexit.
Kết quả những khảo sát gần đây đều chỉ ra đảng cầm quyền đang giành lợi thế dẫn đầu. Như lời vận động của Thủ tướng Johnson, kịch bản tốt nhất để nước Anh nhanh chóng thoát khỏi "mớ bùng nhùng" Brexit là ủng hộ đảng Bảo thủ để ông đưa nước Anh ra khỏi EU với thỏa thuận của mình.
Nhưng vẫn không ít nguy cơ bủa vây chính sách của ông, trong khi những kết quả khảo sát cũng chỉ mang tính tương đối.
Có thể nói ngay cả khi được gia hạn tới lần thứ ba thì tương lai tiến trình Brexit, cuộc chuyển mình về kinh tế và chính trị lớn nhất của nước Anh kể từ sau Chiến tranh thế giới II, vẫn chưa được định đoạt.
Phía trước mũi thuyền Brexit vẫn là những ngã rẽ đầy bất ngờ. Đây là thời điểm thử thách lớn với vị thuyền trưởng hiện tại.
Nếu ông Johnson có thể lợi dụng cơn gió "tổng tuyển cử" sắp tới để căng đầy buồm thì thuyền sẽ cập bến, bằng không con thuyền Brexit vốn đã hai lần "lỡ bến" sẽ tiếp tục lênh đênh vô định và hoàn toàn có nguy cơ chìm sâu./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Thỏa thuận Brexit có thể làm nước Anh mất 90 tỷ USD
18:46' - 30/10/2019
Một nhóm chuyên gia cố vấn của Anh đã chỉ trích thỏa thuận Brexit của Thủ tướng Boris Johnson khi cho rằng nền kinh tế Anh sẽ suy giảm 3,5% so với việc ở lại Liên minh châu Âu (EU)
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Anh sẽ chịu tác động tiêu cực hơn từ thỏa thuận Brexit mới
11:39' - 30/10/2019
Niesr cho rằng thiệt hại kinh tế của mối quan hệ “xa cách hơn” giữa Anh và EU sẽ lớn hơn những lợi ích có được từ việc chấm dứt tình trạng bất ổn liên quan tới Brexit.
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề Brexit: Thủ tướng Anh tìm cách phá vỡ thế bế tắc
17:39' - 29/10/2019
Thủ tướng Anh Boris Johnson đã một lần nữa đề nghị tổ chức tổng tuyển cử sớm nhằm phá vỡ thế bế tắc chính trị liên quan đến tiến trình đưa Anh rời EU.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Anh kêu gọi EU không tiếp tục trì hoãn Brexit
07:21' - 29/10/2019
Thủ tướng Anh Boris Johnson đã kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) không ủng hộ việc tiếp tục gia hạn tiến trình Anh rời khỏi EU
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia tăng nhập khẩu từ Mỹ, giảm đơn hàng từ các nước khác
21:37' - 18/04/2025
Indonesia sẽ tăng nhập khẩu thực phẩm và hàng hóa của Mỹ, đồng thời giảm đơn đặt hàng từ các nước khác. Đây là tuyên bố của Bộ trưởng Kinh tế Indonesia Airlangga Hartarto tại Washington ngày 18/4.
-
Kinh tế Thế giới
Thúc đẩy Hiệp định khung kinh tế số ASEAN hướng tới mục tiêu 2 nghìn tỷ USD
16:21' - 18/04/2025
Với tiềm năng nền kinh tế số ASEAN có thể đạt 2.000 tỷ USD vào năm 2030, Malaysia với tư cách Chủ tịch ASEAN năm 2025 đang nỗ lực thúc đẩy triển khai Hiệp định khung kinh tế số ASESAN.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản lo ngại thuế quan Mỹ tác động tiêu cực tới xuất khẩu nông sản
15:11' - 18/04/2025
Chính sách thuế đối ứng mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đang theo đuổi khiến giới chức Nhật Bản lo ngại sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nỗ lực mở rộng xuất khẩu nông sản và thực phẩm sang thị trường Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thúc đẩy sử dụng dịch vụ nội địa
14:35' - 18/04/2025
Nhằm kích thích mạnh mẽ nhu cầu trong nước, Trung Quốc công bố nhiều biện pháp mới và toàn diện, tập trung vào việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tiêu dùng trong lĩnh vực dịch vụ nội địa.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ giảm phí cảng cho tàu Trung Quốc sau phản ứng của ngành hàng hải
14:24' - 18/04/2025
Mỹ vừa công bố các khoản phí cảng sửa đổi đối với tàu do Trung Quốc đóng và vận hành đã được giảm nhẹ đáng kể so với đề xuất hồi tháng Hai.
-
Kinh tế Thế giới
USTR đề xuất áp thuế mới với thiết bị hàng hải Trung Quốc
11:05' - 18/04/2025
Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) đề xuất áp thuế bổ sung lên tới 100% với cần cẩu STS và các thiết bị bốc dỡ hàng hóa Trung Quốc hoặc từ nước thứ ba nhưng do doanh nghiệp Trung Quốc sở hữu.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ D. Trump tự tin sẽ sớm có thoả thuận thương mại với EU
10:25' - 18/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump tự tin về việc đạt được một thỏa thuận thương mại với Liên minh châu Âu (EU), khi cho rằng “sẽ có thỏa thuận thương mại, 100%” trước khi kết thúc thời hạn 90 ngày.
-
Kinh tế Thế giới
Điện đàm giữa Tổng thống Mexico và Tổng thống Mỹ đạt hiệu quả
10:05' - 18/04/2025
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum cho biết đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Mỹ Donald Trump nhằm thúc đẩy khả năng đạt thỏa thuận song phương hai nước.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ lạc quan về thỏa thuận thương mại với Trung Quốc
09:26' - 18/04/2025
Tổng thống Donald Trump kỳ vọng Mỹ và Trung Quốc có thể đạt được thỏa thuận tích cực nhằm giảm nhiệt cuộc chiến thương mại kéo dài.