BRICS cấp 1 tỷ USD cho Nam Phi chống chọi với COVID-19
Ngân hàng Phát triển mới của Nhóm Các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS - Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) đã phê chuẩn gói tín dụng khẩn cấp trị giá 1 tỷ USD cho Nam Phi, hỗ trợ nước này giảm thiểu những tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19 đối với đời sống kinh tế - xã hội của đất nước.
Trong thông báo ngày 20/6, Bộ Tài chính Nam Phi nêu rõ gói tín dụng khẩn cấp này sẽ giúp Nam Phi nhanh chóng giải quyết những nhu cầu cấp bách của đất nước. Ngay trước khi dịch bệnh bùng phát trong nước, nền kinh tế Nam Phi đã rơi vào suy thoái, nên các hậu quả của đại dịch càng trở nên trầm trọng.
Dự kiến, ngày 24/6 tới, Bộ trưởng Tài chính Tito Mboweni sẽ công bố một ngân sách khẩn cấp với những thay đổi cơ bản đối với các khoản chi và dự báo nguồn thu.
Kể từ khi Nam Phi ghi nhận ca nhiễm COVID-19 đầu tiên vào tháng Ba vừa qua, đến nay, nước này đã có 87.715 bệnh nhân và 1.831 trường hợp tử vong.
Trên thực tế, ngay cả trước khi đại dịch COVID-19 bắt đầu, kinh tế Nam Phi đã rơi vào khủng hoảng triền miên trong nhiều năm qua, đặc biệt dưới thời cựu Tổng thống Zacob Zuma 2009-2018, do năng lực quản lý yếu kém cùng tình trạng tham nhũng tràn lan.
Cuối tháng Năm vừa qua, Ngân hàng Dự trữ Nam Phi (SARB - ngân hàng trung ương) dự đoán kinh tế nước này sẽ giảm 7% - mức giảm sâu nhất kể từ cuộc Đại Suy thoái hồi những năm 30 của thế kỷ trước.
Báo cáo Đánh giá ổn định tài chính (FSR) của SARB cho rằng, mặc dù tỷ lệ nợ công trên Tổng Sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2019 của Nam Phi tương đương với mức trung bình của các nền kinh tế thị trường mới nổi, nhưng tỷ lệ này tiếp tục tăng và trở thành một rủi ro đối với quốc gia miền Nam châu Phi này. Trong giai đoạn 2008-2019, nợ công của Nam Phi đã tăng cao hơn hầu hết các nước đang phát triển có thu nhập trung bình cao khác.
Trong báo cáo Ngân sách quốc gia năm 2020, SARB dự báo nợ của nước này sẽ tăng từ mức hiện tại 61,6% GDP lên 71,6% GDP vào năm 2023. Tuy nhiên, IMF dự báo nợ công của Nam Phi sẽ ở mức 85,6% GDP vào cuối năm 2021, do tác động của đại dịch COVID-19, cũng như các biện pháp kích thích tài khóa được SARB đưa ra tháng 4/2020.
Trước đó, SARB dự báo thâm hụt ngân sách của Nam Phi có thể ở mức 6,8% GDP trong năm tài chính hiện tại. Tuy nhiên, trước nguy cơ đại dịch COVID-19 có thể gây ra cú sốc kinh tế vĩ mô, thâm hụt ngân sách năm 2020-2021 của nước này có thể sẽ cao hơn 10% GDP - mức cao nhất trong lịch sử Nam Phi.
Các chuyên gia kinh tế hàng đầu của SARB cho rằng, cú sốc COVID-19 có thể gây thiệt hại đối với sản lượng kinh tế của Nam Phi trong khoảng 5 năm. Sau khi kiểm soát được đại dịch COVID-19, Chính phủ Nam Phi cần củng cố chính sách tài chính thân thiện với tăng trưởng để giải quyết vấn đề nợ công tăng nhanh.
Nếu nợ công tiếp tục tăng và không được kiểm soát kịp thời, Chính phủ Nam Phi có thể phải đối mặt với những thách thức về chi phí nợ, điều này có thể có tác động nghiêm trọng đến sự ổn định tài chính./.
>>Các ngân hàng Nam Phi đối mặt nguy cơ nợ xấu cao nhất trong lịch sử
- Từ khóa :
- brics
- nam phi
- kinh tế nam phi
- covid 19
Tin liên quan
-
Ngân hàng
IMF hỗ trợ khẩn cấp 25 tỷ USD cho 70 quốc gia chịu tác động của COVID-19
11:55' - 20/06/2020
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 19/6 cho biết họ dự kiến sẽ triển khai hỗ trợ khẩn cấp cho 70 quốc gia, trong bối cảnh đại dịch viêm đường hô hấp COVID-19 tiếp tục có diễn biến phức tạp trên toàn cầu.
-
Kinh tế tổng hợp
IMF: Các nước phụ thuộc vào ngành dịch vụ chịu tổn thất nặng nhất do dịch COVID-19
11:07' - 17/06/2020
Quỹ Tiền tệ Quốc tế ngày 16/6 nhận định đại dịch COVID-19 đã gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, với những nước phụ thuộc vào lĩnh vực dịch vụ như du lịch phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
Chấm điểm tín dụng, Open API, P2P Lending được đưa vào thử nghiệm có kiểm soát
14:33'
Đây là những lĩnh vực cốt lõi phản ánh xu hướng phát triển mạnh mẽ của fintech và được kỳ vọng sẽ mở đường cho nhiều mô hình kinh doanh đổi mới sáng tạo ra đời trong môi trường pháp lý an toàn.
-
Ngân hàng
ECB cảnh báo lạm phát có thể biến động hơn
11:18'
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ngày 30/6 đã đưa ra cảnh báo về những "thách thức mới", từ căng thẳng thương mại đến trí tuệ nhân tạo (AI), có thể khiến lạm phát biến động hơn.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 1/7: Giá USD và NDT đảo chiều đi lên
09:05'
Tỷ giá USD hôm nay 1/7 tại Vietcombank giao dịch ở mức 25.930 - 26.290 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 20 đồng ở cả chiều mua vào và bán ra.
-
Ngân hàng
“Chạm Thịnh Vượng” – Hành trình tiếp sức toàn diện cho SME cùng VPBank
08:01'
VPBankSME triển khai chuỗi hoạt động xoay quanh 4 điểm chạm: tài chính, số hóa, kiến thức và giao thương, tạo lực đẩy thiết thực giúp doanh nghiệp “Chạm Thịnh Vượng”.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 30/6: Ngân hàng giảm nhẹ giá USD và NDT
08:58' - 30/06/2025
Tỷ giá hôm nay 30/6 giữa Đồng Việt Nam (VND) với Đô la Mỹ (USD) và với Nhân dân tệ (NDT) tại các ngân hàng thương mại giảm nhẹ.
-
Ngân hàng
Ngân hàng Thế giới lo ngại nợ công “trong bóng tối” gia tăng
08:00' - 29/06/2025
WB kêu gọi một sự thay đổi mang tính nền tảng trong cách thức các quốc gia vay nợ, cách các chủ nợ báo cáo cũng như công khai thông tin liên quan đến nợ.
-
Ngân hàng
Luật hóa nợ xấu: “Phao cứu sinh” lợi nhuận ngân hàng?
20:11' - 28/06/2025
Quốc hội vừa chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10/2025.
-
Ngân hàng
Ngân hàng BID công bố gói tín dụng 1 tỷ USD cho Mỹ Latinh và Caribe
08:21' - 28/06/2025
Trong động thái thúc đẩy phát triển đô thị bền vững, Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ (BID) vừa thông qua chương trình tín dụng trị giá lên tới 1 tỷ USD dành cho thành phố và khu vực Mỹ Latinh và Caribe.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 27/6: Biến động trái chiều giữa giá USD và NDT
08:45' - 27/06/2025
Tỷ giá hôm nay 27/6 giữa Đồng Việt Nam (VND) với Đô la Mỹ (USD) và với Nhân dân tệ (NDT) được các ngân hàng điều chỉnh tăng, giảm trái chiều.