BRICS đang hướng tới một loại tiền tệ toàn cầu mới
Tạp chí Eurasia Review trụ sở tại Mỹ vừa đăng bài phân tích của nghiên cứu viên S. M. Saifee Islam về tiến trình Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) tìm kiếm một loại tiền tệ toàn cầu mới.
Trong nhiều năm, USD là đồng tiền chủ đạo trong thương mại quốc tế. Tuy nhiên, gần đây đã có các cuộc thảo luận về phát triển một loại tiền tệ mới để thay thế đồng USD và thách thức quyền bá chủ của đồng USD. Tình hình trở nên cấp bách hơn vào năm 2022, khi thế giới chứng kiến làn sóng trừng phạt tài chính chưa từng có đối với Nga. Điều này gây ra mối nguy hiểm cho các nền kinh tế ngoài phương Tây khác và các quốc gia hiện đang tiến gần đến giai đoạn phi USD hóa để tránh số phận như vậy.
Chiến lược này hiện đã trở nên phổ biến đến mức có thể được gọi là “một cuộc chiến tiền tệ”. Quá trình phi USD được đẩy nhanh vào ngày 30/3/2023 khi Phó Chủ tịch Duma Quốc gia Nga Alexander Babakov cho biết, việc chuyển đổi sang thanh toán bằng tiền tệ quốc gia là bước đầu tiên. Mục tiêu tiếp theo là cung cấp lưu thông kỹ thuật số hoặc bất kỳ hình thức nào khác của một loại tiền tệ mới trong tương lai gần nhất. Hội nghị thượng đỉnh BRICS sắp tới sẽ công bố thời điểm triển khai dự án này.BRICS, bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, đang thảo luận về việc tạo ra một loại tiền tệ mới để thúc đẩy thương mại. Các nước thành viên BRICS chiếm hơn 40% dân số thế giới và gần 1/4 GDP toàn cầu. Trong những tháng gần đây, nhóm này đã định vị mình là sự thay thế của Nam bán cầu đối với Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7).Sự ra đời của đồng tiền BRICS chắc chắn sẽ nâng BRICS từ một liên minh kinh tế thành một liên minh địa chính trị quan trọng của thế kỷ XXI. Hơn nữa, nhiều quốc gia ở Tây Á và Bắc Phi, đặc biệt là Saudi Arabia và Algeria, đã thể hiện sự quan tâm đến việc gia nhập liên minh. Iran chính thức đề nghị gia nhập BRICS vào năm ngoái.Đồng thời, khủng hoảng kinh tế toàn cầu kéo dài khiến dự trữ ngoại hối giảm rõ rệt. Tuy nhiên, sức mạnh của đồng USD không chỉ là vấn đề có thể giải quyết trong một sớm một chiều. Đúng hơn, sức mạnh của đồng USD có khả năng cản trở sự phát triển của các loại tiền tệ mới. Do đó, số phận của các loại tiền tệ trên thế giới sẽ được quyết định trong những ngày tới bởi một “cuộc chiến tiền tệ”. *Liên minh tiền tệ mớiÝ tưởng giới thiệu một loại tiền tệ BRICS mới không bắt nguồn từ con số không mà là sự kết hợp cả khía cạnh kinh tế và chiến lược. Trước hết, các yếu tố chủ yếu dựa trên kịch bản địa chính trị gần đây của thế giới, cũng như tác động trực tiếp hoặc hậu quả của đại dịch, trong một thế giới phân cực chưa từng có. Về lĩnh vực kinh tế, khái niệm đồng tiền của BRICS trở thành một loại tiền tệ mới không phải là một sự phát triển gần đây.Ngay từ khi thành lập, BRICS đã tích cực thúc đẩy thương mại giữa các quốc gia BRICS sử dụng đồng nội tệ. Do đó, nếu các quốc gia BRICS tiếp tục kế hoạch và tạo ra một loại tiền tệ mới, điều đó có thể giúp ổn định nền kinh tế, cải thiện niềm tin của khách hàng đối với khoản đầu tư của BRICS. Điều này sẽ giúp tăng chi tiêu và phát triển kinh tế. Thứ hai, biến động tỷ giá của các đồng nội tệ so với đồng euro và USD là một trở ngại đáng kể đối với các quốc gia BRICS trong năm gần đây. Trong năm 2022, đồng USD giảm giá so với đồng ruble của Nga và đồng real của Brazil, trong khi đồng euro đã giảm giá so với tất cả các loại tiền tệ của BRICS.Do đó, các quốc gia thành viên thúc đẩy việc sử dụng đồng nội tệ trong thương mại song phương để tạo ra một môi trường kinh tế an toàn. Bằng cách áp dụng một loại tiền tệ duy nhất, các quốc gia có thể hạn chế tính nhạy cảm đối với biến động tiền tệ và thay đổi lãi suất, do đó cải thiện sự ổn định kinh tế và giảm khả năng xảy ra khủng hoảng tài chính. Thứ ba, khái niệm về một loại tiền tệ duy nhất có khả năng trở thành một giải pháp thay thế toàn cầu cho đồng USD và là mối nguy hiểm trực tiếp đối với đồng bạc xanh. Đồng USD được mệnh danh là “vua của các loại tiền tệ”. Năm 1944, đồng USD được chỉ định là đồng tiền dự trữ chính thức của thế giới. Kể từ đó, đồng USD đã có một “vị trí chỉ huy” trong nền kinh tế toàn cầu.Đồng USD đã trao cho Mỹ quyền lực đáng kể đối với các nền kinh tế khác. Trên thực tế, Mỹ có truyền thống sử dụng các biện pháp trừng phạt để đạt được các mục tiêu chính sách đối ngoại. Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng ý với các quy định của Mỹ và các quốc gia như Nga và Trung Quốc mong muốn chấm dứt quyền bá chủ của đồng USD.Do đó, quá trình tạo ra các loại tiền tệ BRICS mới đề cập đến việc hạ thấp sự thống trị của đồng USD trên thị trường toàn cầu. Hơn nữa, cách tiếp cận này làm giảm sự phụ thuộc của các quốc gia khác vào đồng tiền Mỹ và nền kinh tế Mỹ, có thể giúp giảm thiểu tác động của sự phát triển kinh tế và chính trị ở Mỹ đối với nền kinh tế của chính họ.Thứ tư, trong quý IV/2022, tỷ lệ dự trữ ngoại hối bằng đồng USD trên toàn thế giới đã giảm xuống dưới 59%, tiếp tục đà giảm trong hai thập kỷ. Mặt khác, các quốc gia phương Tây đã đóng băng 300 tỷ USD dự trữ ngoại tệ của Nga vào năm ngoái, và cấm các ngân hàng Nga sử dụng hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT. Do đó, các quốc gia BRICS buộc phải nhanh chóng thiết lập một loại tiền tệ thống nhất. Nghị quyết của BRICS cho thấy sự phản đối mạnh mẽ đối với việc “vũ khí hóa đồng USD”. Cuối cùng, quá trình này có thể được trình bày từ nhiều góc độ đối với từng quốc gia thành viên BRICS. Căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Trung nhấn mạnh sự thống trị của đồng tiền Mỹ và khả năng cản trở thương mại và công nghệ của Trung Quốc. Những trở ngại như vậy thôi thúc Trung Quốc từ bỏ hệ thống toàn cầu do Mỹ thống trị và có thể phát triển một loại tiền tệ thay thế.Mặt khác, sự phụ thuộc của Brazil vào đồng USD là rõ ràng, vì gần 90% hóa đơn xuất khẩu của Brazil được tính bằng USD, mặc dù thực tế là Mỹ chỉ nhận được 17% tổng xuất khẩu của Brazil. Sự chênh lệch này thúc đẩy giới chức Brazil thành lập đồng tiền dự trữ của BRICS.Hơn nữa, do lợi ích địa chính trị, Nga từ lâu đã tìm cách sử dụng BRICS để thúc đẩy khái niệm phi USD hóa. Việc Nga gần như bị loại khỏi hệ thống tài chính do phương Tây dẫn đầu đã củng cố quan niệm về một hệ thống tài chính không có sự thống trị của phương Tây.Chính phủ Ấn Độ coi các sáng kiến của Nga và Trung Quốc nhằm giảm sử dụng đồng USD là ý thức hệ hơn là thực tế. Sự bất ổn về tiền tệ và những diễn biến địa chính trị như lệnh trừng phạt dầu mỏ của Mỹ đối với Nga và Iran, cũng như nỗ lực quốc tế hóa đồng nhân dân tệ của Trung Quốc, đã thúc đẩy Ấn Độ ủng hộ việc sử dụng đồng rupee rộng rãi hơn cho các giao dịch quốc tế. Do đó, Ấn Độ cũng đang cố gắng từ bỏ đồng USD. 18 quốc gia, bao gồm Anh, Đức, Nga và thậm chí cả Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), vừa được cấp phép giao dịch bằng đồng rupee Ấn Độ.*Suy yếu vai trò của USDĐồng USD chiếm khoảng 60% dự trữ ngoại tệ trên toàn thế giới và là phương tiện trao đổi thương mại phổ biến nhất, chiếm hơn 70% xuất khẩu bên ngoài châu Âu. Đây chỉ là một vài ví dụ về sức mạnh của USD trong nền kinh tế toàn cầu. Do đó, các quốc gia BRICS cũng phụ thuộc vào USD, điều này sẽ không dễ dàng thay đổi.Ví dụ, mặc dù thực tế là chỉ 5% hàng nhập khẩu của Ấn Độ có nguồn gốc từ Mỹ, nhưng 86% hàng nhập khẩu của nước này được lập hóa đơn bằng USD. Tương tự, mặc dù chỉ 15% xuất khẩu của Ấn Độ sang Mỹ, nhưng 86% xuất khẩu của nước này được thanh toán bằng USD.Hơn nữa, Mỹ duy trì mức thâm hụt thương mại khổng lồ dẫn đến tình trạng trái phiếu kho bạc Mỹ và tiền tệ do phần còn lại của thế giới nắm giữ. Mặc dù các quốc gia có thể chọn giao dịch bằng đồng tiền của mình thay vì USD nhưng có nhiều trở ngại đối với sự thay đổi này. Ví dụ, các quốc gia như Trung Quốc và Saudi Arabia sẽ phải đối mặt với những hạn chế về tiền tệ, thiếu các lựa chọn đầu tư chấp nhận được và các hạn chế về vốn.Hiện tại, không có sự thay thế khả thi nào cho đồng USD và sự thống trị của đồng bạc xanh trong môi trường tài chính toàn cầu có thể sẽ tồn tại trong tương lai gần. Do đó, quyết định của BRICS không chỉ đáng chú ý trong một khoảng thời gian ngắn.Đúng hơn, chiến lược BRICS đã gợi ý rõ ràng về một tương lai được điều chỉnh sắp tới của trật tự kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, sự thành công phần lớn phụ thuộc vào phương pháp của các quốc gia BRICS và mức độ mà đồng tiền thay thế có thể đẩy lùi đồng bạc xanh.Tóm lại, chiến lược tung ra một loại tiền tệ mới của BRICS cho thấy sự thay đổi rõ ràng trong động lực kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, chiến lược không chỉ đơn thuần được tô điểm bằng các kết quả và số liệu kinh tế. Giờ đây nó đã phát triển thành một lĩnh vực mới của chính trị quyền lực, sự phân cực và cải cách kinh tế toàn cầu. Sự thành công hay thất bại của các biện pháp đó chắc chắn sẽ làm thay đổi cục diện kinh tế toàn cầu trong tương lai./.Tin liên quan
-
Ngân hàng
WB phê duyệt khoản vay 345 triệu USD cho Trung Quốc phát triển nông nghiệp
17:56' - 29/04/2023
Văn phòng của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Bắc Kinh ngày 29/4 cho biết, WB đã phê duyệt khoản vay trị giá 345 triệu USD để tăng cường phát triển nông nghiệp xanh và các vùng nông thôn ở Trung Quốc.
-
Phân tích - Dự báo
Đồng NDT trước nhiều thách thức khi muốn "soán ngôi" đồng USD
05:30' - 29/04/2023
Trong bối cảnh thế giới chứng kiến sự trỗi dậy của thế lực thách thức quyền thống trị của đồng USD, một số câu hỏi được đặt ra là: Ai có thể làm lung lay đồng USD?
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Vàng sẽ tìm lại đỉnh cao?
15:26'
Giới phân tích dự đoán giá vàng sẽ phục hồi vào năm tới, do vàng vẫn giữ được sức hấp dẫn như một tài sản trú ẩn an toàn.
-
Phân tích - Dự báo
“Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài cuối: Tương lai thương mại toàn cầu
06:30'
Nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Trump có thể ủng hộ lập trường thương mại "Nước Mỹ trên hết", do đó một số quốc gia sẽ phải đối mặt với một hành động cân bằng phức tạp.
-
Phân tích - Dự báo
“Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài 2: Viễn cảnh u ám tại châu Âu
05:30'
Chính sách của ông Trump đã được người kế nhiệm là ông Joe Biden tiếp tục duy trì. Tuy nhiên, lần này, quy mô của những gì ông dự định làm có thể sẽ lớn chưa từng có.
-
Phân tích - Dự báo
"Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài 1: Đông Nam Á vượt qua thế nào?
06:30' - 24/11/2024
Chênh lệch lớn về thuế suất sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ cho "kỹ thuật áp thuế", nghĩa là sắp xếp lại chuỗi cung ứng với mục đích duy nhất là đủ điều kiện để được hưởng mức thuế suất thấp hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Lý do Trung Quốc tăng cường đầu tư vào Nam Mỹ
05:30' - 24/11/2024
Theo tạp chí La Tribune, việc Chủ tịch Trung Quốc khánh thành một siêu cảng ở Chancay, miền Bắc Peru, cho thấy chính sách tăng cường đầu tư của Bắc Kinh vào khu vực Nam Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Yếu tố quyết định sự phục hồi kinh tế Thái Lan
06:30' - 23/11/2024
Tăng trưởng kinh tế của Thái Lan có thể đối mặt với rủi ro suy giảm nếu Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump theo đuổi các chính sách thương mại quyết liệt mà ông đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử.
-
Phân tích - Dự báo
"Chảy máu” vốn vì cơn sốt tiền điện tử và cổ phiếu Mỹ
05:30' - 23/11/2024
Thị trường tiền điện tử ở Hàn Quốc đã nổi lên như một kênh đầu tư thay thế hấp dẫn so với các sàn giao dịch chứng khoán nội địa đang đi xuống.
-
Phân tích - Dự báo
Hy vọng mới cho lĩnh vực bán lẻ của Trung Quốc
06:30' - 22/11/2024
Tại Trung Quốc, trong khi người dân tại các đô thị lớn đang phải “thắt lưng buộc bụng” do triển vọng kinh tế không chắc chắn, một câu chuyện lạc quan hơn đang diễn ra ở các thành phố cấp 3 và cấp 4.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ Latinh và bài toán tận dụng tối ưu nguồn vốn FDI
05:30' - 22/11/2024
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có ý nghĩa to lớn đối với các nước Mỹ Latinh trong việc hoạch định các chính sách kinh tế và chiến lược hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.