“Bước chạy đà” từ đất lúa kém hiệu quả sang ngô
Thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xác định chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa là một giải pháp quan trọng nhằm tăng thu nhập cho nông dân, giảm áp lực xuất khẩu gạo, giảm nhập khẩu ngô, đậu tương…
Những mô hình chuyển đổi đã đem lại hiệu quả kinh tế gấp 2-3 lần so với trồng lúa. Thời gian qua được coi như bước chạy đà quan trọng cho việc triển khai những kế hoạch dài hạn sắp tới, đặc biệt trong bối cảnh ngành nông nghiệp phải thích ứng với biến đối khí hậu ngày càng gay gắt.
Với đặc điểm diện tích trồng lúa nước trên địa bàn tỉnh Sơn La không tập trung, mà chủ yếu canh tác trên các diện tích đất ven sông và một số diện tích bãi bằng thấp được cung cấp nước thường xuyên. Nhưng hiện nay do bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu nên nguồn nước cung cấp cho một số diện tích đất trồng lúa không đảm bảo đủ nước tưới, do đó ảnh hưởng đến năng suất lúa.Với quyết tâm không để bỏ hoang ruộng đất do thiếu nước, thời gian qua chính quyền địa phương ở các huyện, thành phố trên địa bàn Sơn La đã tích cực chỉ đạo các địa phương xây dựng kế hoạch chuyển đổi giống cơ cấu cây trồng phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Từ năm 2013, mỗi năm Sơn La chuyển đổi được hàng trăm héc ta trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây trồng cho hiệu quả cao hơn như ngô, sắn, đậu tương, rau màu…
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sơn La, những mô hình chuyển đổi sang đậu tương, rau màu… đều cho lãi từ 35 đến 46 triệu đồng/ha.Đặc biệt, những vùng khó sản xuất lúa, sản xuất lúa kém hiệu quả chuyển đổi sang trồng ngô cũng cho thấy, năng suất đạt trung bình từ 10,8 đến 12,3 tấn ngô/ha, thu nhập bình quân đạt gần 50 triệu đồng/ha. Sau khi trừ chi phí, mỗi héc ta ngô thu lãi gần 24 triệu đồng, lợi nhuận trung bình gần gấp 3 lần so với trồng lúa.
Không chỉ Sơn La, từ 2014 đến nay Hà Giang cũng đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chuyển đổi được trên 1.000 ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng ngô. Bà Phạm Thị Hà, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Giang cho biết, quá trình triển khai thực hiện dự án chuyển đổi không chỉ giúp các hộ mà ngay cả chính quyền địa phương nhận thức rõ hơn, ý thức hơn trong việc lựa chọn cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện của địa phương. Theo ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Chuyển giao công nghệ và khuyến nông (Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam), để bảo đảm an ninh lương thực, các nước đều tiến tới chủ động tự cung tự cấp lương thực cho mình, thậm chí một số nước trong khu vực có lợi thế cũng đã tham gia thị trường xuất khẩu lúa gạo.Do vậy, nghề trồng lúa sẽ không mang lại hiệu quả như mong đợi, trong khi nhu cầu ngô cần cho công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi đang ngày một tăng.
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long được xác định là vùng trọng tâm chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa kém hiệu quả nhằm giảm áp lực tiêu thụ lúa gạo, tăng sản lượng một số nông sản thị trường trong nước cần, nhất là ngô. Vì vậy, Thủ tướngChính phủ ban hành Quyết định số 580/QĐ-TTg ngày 22/4/2014 hỗ trợ tối đa 2 triệu đồng/ha tiền giống để chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô, đậu tương, vừng, lạc, dưa, rau các loại. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thực hiện chính sách hỗ trợ chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây màu theo Quyết định số 580/QĐ-TTg, toàn vùng Đông bằng sông Cửu Long đã chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô, đậu tương, vừng, khoai lang, dưa, rau các loại đạt trên 53.300 ha. Nhiều tỉnh đã hỗ trợ 100% diện tích chuyển đổi. Tất cả các mô hình chuyển đổi đều có hiệu quả kinh tế cao hơn 2-3 lần so với trồng lúa.Năng suất ngô trong nhiều mô hình quy mô hàng chục ha đã đạt 10-12 tấn/ha, có thể cạnh tranh được với ngô nhập khẩu, ngay cả khi giá ngô đang thấp nhất như hiện nay.
Theo ông Lê Quốc Thanh, ngô là cây trồng quan trọng thứ hai sau cây lúa. Những thành tựu đạt được trong nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai, các biện pháp kỹ thuật canh tác, đã giúp cây ngô có tốc độ tăng trưởng cao nhất về năng suất cũng như sản lượng.Điều này đã làm thay đổi căn bản nghề trồng ngô và là động lực quan trọng thúc đẩy diện tích, năng suất và sản lượng ngô của Việt Nam trong thời gian tới đây.
Tuy nhiên, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc chuyển đổi còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, chưa quy hoạch được các vùng tập trung quy mô lớn tại từng địa phương. Hệ thống thủy lợi ở vùng chuyển đổi chưa đáp ứng yêu cầu.Thị trường tiêu thụ chưa ổn định, nông dân không an tâm khi chuyển đổi do có ít doanh nghiệp liên kết, ký hợp đồng với nông dân.
Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sơn La cho rằng, kết cấu hạ tầng phục vụ nước tưới, bảo quản, chế biến như: hệ thống thủy lợi, kho tàng, sân phơi... còn thiếu chưa đáp ứng được nhu cầu cho sản xuất, công nghiệp chế biến nông sản có quy mô nhỏ, công nghệ thiết bị lạc hậu nên chất lượng còn thấp. Theo ông Ma Quang Trung, Cục trưởng Cục Trồng trọt sản phẩm làm ra là để bán, nếu tiêu thụ thuận lợi, việc sản xuất sẽ dễ dàng hơn. Do vậy, phải tổ chức người nông dân thành các tổ hợp tác, các hợp tác xã. Hợp tác xã sẽ quản lý quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm sẽ đồng đều.Việc tổ chức lại như vậy sẽ giúp doanh nghiệp vào hợp tác, thu mua thuận lợi hơn, đảm bảo được các điều khoản cam kết giữa bên sản xuất với người đầu tư, thu mua. Vấn đề tổ chức lại sản xuất hết sức là quan trọng. Trong thời gian tới, sẽ chú trọng mời các hợp tác xã, doanh nghiệp tham gia cùng nông dân trong tiêu thụ sản phẩm.
Năm 2015 và 2016 tình trạng hạn hán diễn ra rất nghiêm trọng ở nhiều vùng trên cả nước. Hàng chục nghìn héc ta không thể gieo cấy lúa. Trong điều kiện khô hạn thường xảy ra nhất là trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay thì giải pháp cần thiết là nông dân cần phải chuyển đổi từ trồng lúa sang cây trồng màu sử dụng ít nước hơn.Thấy việc chuyển đổi này không chỉ có nhu cầu ở Đồng bằng sông Cửu Long, mới đây Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 915/QĐ-TTg ngày 27/5/2016 về chính sách hỗ trợ để chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô tại vùng Trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên.
Như vậy, khuyến khích nông dân vượt quá khó khăn, chuyển đổi thành công khi chuyển đổi đất lúa sang trồng ngô, nông dân sẽ được hỗ trợ 3 triệu đồng/ha./.
- Từ khóa :
- đất lúa
- nghề trồng lúa
- tái cơ cấu nông nghiệp
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Thái Bình cần đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp
16:15' - 08/08/2016
Thủ tướng chỉ ra một số điểm hạn chế của tỉnh trong tái cơ cấu nông nghiệp như: Hệ thống bán lẻ chưa thực sự được tổ chức tốt; đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp chưa thực sự hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Kon Tum cần đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp
10:48' - 03/07/2016
Thủ tướng đề nghị Kon Tum cần đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp, nhất là phát triển thế mạnh chăn nuôi tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Kon Tum về tình hình kinh tế-xã hội nửa đầu năm 2016.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Cần Thơ đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp
21:11' - 13/06/2016
Chiều 13/6,Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn công tác của Chính phủ đã làm việc với TP.Cần Thơ – thủ phủ của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Gian nan với bài toán chuyển đổi cây trồng trên đất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long
07:11' - 09/04/2016
Chuyển đổi cây trồng trên đất lúa đang được các địa phương triển khai rộng rãi. Thế nhưng, trên thực tế giải pháp này vẫn đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc khi thực hiện.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tóm tắt tiểu sử Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh
21:26'
Ngày 18/2/2025, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết bầu Phó Chủ tịch Quốc hội khóa XV đối với đồng chí Vũ Hồng Thanh.
-
Kinh tế Việt Nam
Tóm tắt tiểu sử Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan
21:16'
Ngày 18/2/2025, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết bầu Phó Chủ tịch Quốc hội khóa XV đối với đồng chí Lê Minh Hoan.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các thành viên Chính phủ mới được bổ nhiệm chung sức xây dựng Chính phủ liêm chính
20:45'
Chiều 18/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị triển khai nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu tổ chức Chính phủ, giao nhiệm vụ cho các thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 mới được bổ nhiệm.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại tướng Lương Tam Quang thông tin về chủ trương bố trí Công an 3 cấp
20:32'
Ngày 18/2, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an thông tin về chủ trương bố trí Công an 3 cấp.
-
Kinh tế Việt Nam
Tóm tắt tiểu sử Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng
20:26'
Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV (sau sắp xếp, tinh gọn)
19:24'
Ngày 18/2, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ và Nghị quyết về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ máy của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 sau sắp xếp, tinh gọn
19:19'
Sau sắp xếp, tinh gọn, Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 có 14 Bộ, 3 Cơ quan ngang Bộ và 5 cơ quan thuộc Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thí điểm dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất
18:51'
Chiều 18/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì họp với một số bộ, ngành, địa phương để cho ý kiến về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất.
-
Kinh tế Việt Nam
Khuyến khích khu vực tư nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực năng lượng của Việt Nam
18:36'
Theo các chuyên gia, việc khuyến khích khu vực tư nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực năng lượng của Việt Nam là rất cần thiết để tăng công suất cho hệ thống, đáp ứng mục tiêu tăng trưởng hai con số.