Bước chuyển lớn về chiến lược phát triển kinh tế quốc gia của Trung Quốc
Chính sách kinh tế 5 năm tiếp theo (2021-2025) của Trung Quốc dự báo sẽ có sự thay đổi quan trọng khi bước vào giai đoạn “nội tuần hoàn” (phát triển nhu cầu trong nước) nhằm giảm thiểu tác động từ sự kiềm tỏa của Mỹ cũng như môi trường khó khăn bên ngoài.
Ngày 30/7 vừa qua, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nhóm họp và xác định: “Cần tăng cường nhận thức từ góc độ cuộc chiến lâu dài, đồng thời tăng tốc hình thành cục diện phát triển mới để lấy đại tuần hoàn trong nước làm chủ thể, 2 quỹ đạo tuần hoàn trong, ngoài nước cùng thúc đẩy nhau”.
Trên thực tế, từ giữa tháng 5/2020 trở lại đây, khái niệm phát triển kinh tế “nội tuần hoàn” và kinh tế “2 quỹ đạo tuần hoàn” đã được giới chức cấp cao Trung Quốc nhiều lần đề cập tới cả trong hội nghị chính hiệp toàn quốc (Mặt trận Tổ quốc Trung ương) và tại một số diễn đàn kinh tế và tọa đàm với doanh nghiệp. “Tuần hoàn” cũng trở thành chủ đề nóng trong lĩnh vực kinh tế của Trung Quốc, được chuyên gia và người dân bàn thảo sôi nổi gần đây.
Nguồn thạo tin của Reuters cho hay căng thẳng với Mỹ và tình hình dịch bệnh toàn cầu đang khiến rủi ro bên ngoài tăng lên. Kinh tế Trung Quốc đang tìm kiếm cách giảm sự lệ thuộc vào thị trường và công nghệ nước ngoài. Lãnh đạo Trung Quốc đưa ra cái gọi là “kinh tế 2 quỹ đạo tuần hoàn”, trong đó ưu tiên chấn hưng nhu cầu trong nước bằng hình thức “nội tuần hoàn” và lấy “ngoại tuần hoàn” (phát triển thị trường bên ngoài) làm bổ trợ.
Dự kiến, việc phát triển kinh tế “2 quỹ đạo tuần hoàn” sẽ trở thành trọng điểm công tác của Kế hoạch Phát triển Kinh tế xã hội lần thứ 14 (2021-2025), được Hội nghị Trung ương 5 khóa 19 Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc phê chuẩn vào tháng 10/2020 và trình Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc (Quốc hội) Trung Quốc tại kỳ họp vào đầu năm 2021.
Kỳ thực, vào những năm 1980, khái niệm “2 quỹ đạo tuần hoàn” đã được đưa ra ở Trung Quốc và trở thành chủ trương chính sách. Theo tờ Economic Journal, trong hơn 40 năm cải cách mở cửa, đặc trưng phát triển kinh tế của Trung Quốc là “ngoại tuần hoàn” đóng vai trò chủ thể.
Nói cách khác, Trung Quốc nhập khẩu một lượng lớn tài nguyên, vốn và công nghệ từ nước ngoài, sau đó sử dụng lao động trong nước sản xuất rồi xuất khẩu phần lớn hàng hóa ra nước ngoài. Lần này, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đặt “nội tuần hoàn” lên trước “ngoại tuần hoàn” và xác định rõ “nội tuần hoàn” đóng vai trò chủ thể, cho thấy phát triển nhu cầu trong nước đã được coi là động lực chủ yếu của kinh tế nước này.
Không gian phát triển kinh tế “2 quỹ đạo tuần hoàn” do “nội tuần hoàn” đóng vai trò chủ đạo ở Trung Quốc là rất lớn. Bởi tới hết năm 2019, tiêu dùng trong nước ở Trung Quốc mới chỉ chiếm 39% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Trong khi đó, tỷ lệ này ở Nhật Bản và Mỹ lần lượt là 55% và 70%. Bên cạnh đó, Trung Quốc có thị trường khổng lồ với 1,4 tỷ dân, cao gấp nhiều lần so với Mỹ.
Liên quan đến chủ trương phát triển kinh tế “2 quỹ đạo tuần hoàn”, giới kinh tế hiện có 3 cách nhìn nhận. Thứ nhất, đề cập tới bối cảnh sản sinh ra chính sách kinh tế mới của Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Chứng khoán Đại học Phúc Đán Vương Nghiêu Cơ. Ông Vương Nghiêu Cơ cho rằng “2 quỹ đạo tuần hoàn” là sách lược ứng chiến của Trung Quốc trước tình trạng kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh trong nước và tác động nghiêm trọng từ sự thay đổi của kinh tế quốc tế ở bên ngoài.
Thứ hai là yêu cầu mang tính chính sách của giới chức cấp cao Trung Quốc thông qua bài viết đăng ngày 24/5/2020 trên tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bài báo có đoạn: “Phải phát huy đầy đủ ưu thế thị trường quy mô siêu lớn trong nước, lấy việc đáp ứng nhu cầu trong nước làm xuất phát điểm và điểm dừng chân của sự nghiệp phát triển, tăng tốc xây dựng hệ thống nhu cầu trong nước hoàn chỉnh, nỗ lực đả thông các khâu từ sản xuất, phân phối, lưu thông tới tiêu dùng, nâng cao trình độ hiện đại hóa của chuỗi cung ứng, chuỗi ngành nghề, tạo ưu thế phát triển mới trong tương lai”.
Thứ ba là đề cập của nhà kinh tế Quản Thanh Hữu về sự thay đổi từ việc thực hiện phát triển kinh tế “2 quỹ đạo”. Vị chuyên gia đồng thời là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tài chính Như Thị này cho rằng “2 quỹ đạo tuần hoàn” chí ít gồm 5 điều then chốt: Thống nhất thị trường, kích thích nhu cầu trong nước, số hóa kinh tế, xây dựng lại chuỗi ngành nghề và bố trí lại các khu vực. Trong đó, thống nhất thị trường là cơ sở, kích thích nhu cầu trong nước là động lực, số hóa kinh tế là nâng cao, xây dựng lại chuỗi ngành nghề và bố trí lại các khu vực là kết quả./.
- Từ khóa :
- trung quốc
- kinh tế trung quốc
- quan hệ mỹ trung
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
USCBC: Nhiều doanh nghiệp Mỹ không đánh giá cao thỏa thuận thương mại với Trung Quốc
14:55' - 12/08/2020
Rất ít doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc cho rằng lợi ích nhận được từ Thỏa thuận Thương mại giai đoạn 1 Mỹ - Trung có thể bù đắp cho những chi phí thuế quan phát sinh trong chiến thương mại.
-
Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp Mỹ sẽ “bám trụ” thị trường Trung Quốc
12:13' - 12/08/2020
Theo kết quả cuộc khảo sát của Hội đồng Kinh doanh Mỹ-Trung Quốc (USCBC) vừa công bố, các doanh nghiệp của Mỹ sẽ không rời bỏ thị trường Trung Quốc cho dù có những căng thẳng trong quan hệ hai nước.
-
Ô tô xe máy
Geely với tham vọng trở thành hãng ô tô toàn cầu đầu tiên của Trung Quốc
09:41' - 11/08/2020
Nhà sản xuất ô tô Geely có kế hoạch sử dụng một nền tảng được phát triển với hãng Volvo của Thụy Điển để chế tạo các mẫu ô tô mới tại Malaysia cho thương hiệu Proton.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ: Quan hệ hai nước đang trong giai đoạn khủng hoảng
14:38' - 10/08/2020
Sự khác biệt giữa Mỹ và Trung Quốc được xem là cơ hội, triển vọng để hiểu thêm về nhau, cũng như thúc đẩy hợp tác giữa hai nước.
-
Hàng hoá
Trung Quốc: Giá thực phẩm tăng đẩy lạm phát đi lên
14:02' - 10/08/2020
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 7/2020 của Trung Quốc tăng 2,7% so với tháng trước đó, giữa bối cảnh nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tiếp tục phục hồi sau đại dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Châu Á - ASEAN: Mảnh ghép chiến lược trong định hướng hợp tác mới của Mercosur
12:27' - 05/07/2025
ASEAN, với vị thế là một trong những trung tâm sản xuất, tiêu thụ và đổi mới công nghệ của thế giới, đang nổi lên như một đối tác tiềm năng trong chiến lược mở rộng hợp tác của Mercosur.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều quốc gia dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu thịt gà Brazil
09:30' - 05/07/2025
Brazil thông báo 7 quốc gia đã chính thức dỡ bỏ các hạn chế nhập khẩu thịt gà từ Brazil.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
07:48' - 05/07/2025
Dự cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện trị giá 4.500 tỷ USD là gói chính sách trong nhiệm kỳ thứ hai mang tính biểu tượng của Tổng thống Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan chưa đạt được thỏa thuận về thuế quan với Mỹ
07:38' - 05/07/2025
Thái Lan vẫn chưa hoàn tất đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng, song đã có được “những hiểu biết giá trị” để định hướng việc soạn thảo một đề xuất sửa đổi.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đề xuất áp thuế đối ứng đối với thuế ô tô của Mỹ tại WTO
07:34' - 05/07/2025
Ấn Độ đã đệ trình lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đề xuất áp thuế đối ứng đối với các thuế quan mà Mỹ áp dụng đối với ô tô và một số linh kiện ô tô.
-
Kinh tế Thế giới
Hàng không châu Âu rối loạn do hoạt động đình công
16:47' - 04/07/2025
Các cuộc đình công tại châu Âu đang gây rối loạn hoạt động hàng không tại khu vực này khiến nhiều chuyến bay bị hoãn hoặc hủy vào đúng mùa cao điểm du lịch.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc khẳng định giải pháp đối thoại và hợp tác
16:46' - 04/07/2025
Ngày 4/7, Bộ Thương mại Trung Quốc khẳng định đối thoại và hợp tác là con đường đúng đắn trong thảo luận thuế quan với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt mới nhắm vào hoạt động buôn bán dầu mỏ của Iran
10:27' - 04/07/2025
Bộ Tài chính Mỹ thông báo áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một mạng lưới bị cáo buộc liên quan đến hoạt động mua bán dầu của Iran.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ thông báo mức thuế quan cho các nước
09:23' - 04/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Washington sẽ bắt đầu gửi thư cho các nước vào ngày 4/7 nêu rõ mức thuế mà họ sẽ phải đối mặt khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ.