Bước chuyển từ chương trình phát triển hạ tầng thương mại
* “Cú hích” từ Chương trình MTQG 1719
Không phải từ giai đoạn 2021 – 2025 mà trước đây, chủ trương củng cố mạng lưới chợ khu vực miền núi đã được cụ thể bằng chính sách trong nhiều chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, nhất là trong Chương trình 135. Ngay tại huyện Pác Nặm (Bắc Kạn), từ năm 2007, chợ phiên xã Nghiên Loan đã được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn Chương trình 135; năm 2014, chợ tiếp tục được đầu tư mở rộng, góp phần đưa chợ Nghiên Loan trở thành một trong những chợ trâu, bò lớn nhất của khu vực.Phát triển mạng lưới chợ miền núi tiếp tục được đưa vào một nội dung trong Quyết định số 964/QĐ-TTg ngày 8/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo giai đoạn 2015 – 2020.
Tuy nhiên, theo Báo cáo số 1533/BC-UBDN ngày 11/11/2020 của Ủy ban Dân tộc về kết quả rà soát chính sách, pháp luật liên quan đến vùng đồng bào DTTS và miền núi, chính sách đầu tư phát triển mạng lưới chợ theo Quyết định số 964/QĐ-TTg không còn phù hợp với thực tiễn.“Mặc dù quy định xây dựng hạ tầng miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo từ ngân sách Trung ương, nhưng do chưa có mục riêng về vốn đầu tư phát triển chợ nên các địa phương còn gặp khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện”, Ủy ban Dân tộc đánh giá.Từ đề xuất của Bộ Công thương, giai đoạn 2021 – 2025, chính sách đầu tư phát triển chợ khu vực miền núi được tích hợp trong Nội dung số 2, Tiểu dự án 1 – Dự án 4 Chương trình MTQG 1719. Theo văn bản số 4292/BCT-TTTN ngày 25/7/2022 của Bộ Công thương hướng dẫn thực hiện Chương trình MTQG 1719 do Bộ chủ trì, giai đoạn 2021 – 2025, sẽ có 3.788 chợ được đầu tư xây mới (trên nền chợ cũ) thuộc 37 tỉnh, trong đó Sơn La là tỉnh có số lượng chợ được xây mới nhiều nhất, với 176 chợ; cùng với đó sẽ có 1.972 chợ trên địa bàn 40 tỉnh, thành phố được nâng cấp, cải tạo.Theo bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường, với mỗi địa phương, nhất là khu vực miền núi miền núi, chợ không phải chỉ là nơi mua bán mà còn là nơi giao lưu, kết nối xúc tiến thương mại, thậm chí là mang đậm văn hoá của vùng miền. Phát triển chợ miền núi sẽ không chỉ giúp tạo dựng nơi giao thương hàng hóa mà còn giúp lan tỏa văn hóa vùng miền đến người tiêu dùng và khách du lịch. Thực hiện Chương trình MTQG 1719, Bộ Công Thương đã xây dựng và hướng dẫn địa phương đầu tư xây dựng và cải tạo, nâng cấp được mạng lưới chợ của vùng đồng bào DTTS, đồng thời hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào DTTS và miền núi. Đây là bước tiến mạnh mẽ và là giải pháp đồng bộ khi các bộ, ngành và các địa phương đều được phân công những nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng. Qua đó khẳng định, phát triển thương mại vùng đồng bào dân DTTS là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị.* Không chỉ đơn thuần là chợ
Là địa bàn giáp ranh với các tỉnh: Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng nên chợ phiên Công Bằng giao thương có nhiều mặt hàng đặc sản, cũng như nhiều nét văn hóa truyền thống của các tỉnh bạn. Để tạo điều kiện cho đồng bào các dân tộc trong huyện và các vùng phụ cận có nơi giao lưu, thông thương hàng hóa nông sản, trong năm 2022, từ nguồn vốn Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg (Chương trình MTQG 1719), huyện Pác Nặm đã phân bổ kinh phí để xây mới chợ Công Bằng.
Chợ Công Bằng là một trong 88 chợ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã và sẽ được đầu tư xây mới (trên nền chợ cũ) từ nguồn vốn thuộc Nội dung số 2, Tiểu dự án 1 – Dự án 4 của Chương trình MTQG 1719. Vốn được phân bổ theo Quyết định số 652/QĐ - TTg ngày 28/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 – 2025 thực hiện 03 Chương trình MTQG. Bên cạnh 88 chợ được đầu tư xây mới, thì trong giai đoạn 2021 – 2025, từ vốn Chương trình MTQG 1719, toàn tỉnh Bắc Kạn sẽ có thêm 56 chợ được nâng cấp, cải tạo.Theo đánh giá của đại diện Sở Công thương tỉnh Bắc Kạn, việc phát triển chợ ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS của tỉnh là hết sức cần thiết để tránh việc hình thành chợ cóc, chợ tạm gây mất an ninh trật tự, mỹ quan; phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại của tỉnh theo hướng văn minh, hiện đại“Chợ không chỉ có vai trò đối với hoạt động kinh doanh hàng hóa mà còn cả yếu tố văn hóa, xã hội mà còn là nơi phản ánh phong tục tập quán của mỗi địa phương, là nơi sinh hoạt văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc. Người dân đến chợ không chỉ với mục đích là mua bán hàng hoá mà còn để giao tiếp, gặp gỡ người thân, trao đổi công việc…; Chợ miền núi cũng là nơi tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước đảm bảo an ninh, trật tự xã hội”, đại diện Sở Công thương tỉnh Bắc Kạn đánh giá.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Tây Ninh: Trên 200 tỷ đồng xây dựng đồng bộ chợ truyền thống
17:20' - 26/09/2024
Ông Kiều Công Minh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tây Ninh cho biết, tỉnh Tây Ninh vừa đồng ý chủ trương đầu tư Dự án xây dựng Chợ Long Hoa (Khu A-B) với tổng mức đầu tư là trên 207 tỷ đồng.
-
Thị trường
Việt Nam quảng bá sản phẩm tại hội chợ ẩm thực quốc tế tại Nga
08:00' - 18/09/2024
Gian hàng quốc gia Việt Nam tại Hội chợ Quốc tế về Thực phẩm đồ uống Worldfood Moscow 2024 đã được khai trương trong khuôn viên sự kiện tại Trung tâm Triển lãm Crocus Expo, Moskva, Liên bang Nga.
-
Chuyển động DN
Mang thương hiệu Việt tới Hội chợ Quốc tế về Thực phẩm đồ uống Worldfood Moscow
20:25' - 17/09/2024
TH true MILK cùng những Thương hiệu Quốc gia hàng đầu của Việt Nam mang các sản phẩm sáng tạo, đạt chuẩn chất lượng quốc tế sang Hội chợ Thực phẩm đồ uống Quốc tế Worldfood Moscow 2024.
-
Kinh tế & Xã hội
Tuyên Quang: Chuyển đổi mô hình chợ, phát triển theo hướng hiện đại
07:00' - 10/09/2024
Chuyển đổi mô hình quản lý chợ là giải pháp phát triển chợ theo hướng văn minh, hiện đại, kết hợp yếu tố truyền thống, bảo đảm đồng bộ hạ tầng cơ sở, đáp ứng kịp thời nhu cầu giao thương hàng hóa.
-
Thị trường
Các chợ, siêu thị hoạt động bình thường cung ứng đủ hàng hoá
19:49' - 09/09/2024
Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) vừa có báo cáo nhanh về thị trường hàng hoá tại các địa phương sau bão số 3 (Yagi) tính đến 15h chiều 9/9.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Thời điểm vàng để kích cầu nội địa
14:00' - 18/05/2025
Kích cầu và thúc đẩy tiêu dùng nội địa được xác định là một trong ba động lực then chốt để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2025.
-
Thị trường
Thị trường thép ASEAN và những thách thức
08:42' - 15/05/2025
Việc Trung Quốc gia tăng xuất khẩu thép sang ASEAN được thể hiện rõ qua số liệu xuất nhập khẩu thép vào khu vực này trong quý I/2025.
-
Thị trường
Cà phê Việt Nam bứt phá từ chất lượng và thị trường xuất khẩu
16:09' - 14/05/2025
Khi giá cà phê liên tục ở mức cao và thị trường xuất khẩu tăng trưởng ấn tượng, ngành hàng cà phê Việt Nam đang bước vào giai đoạn “vàng” để bứt phá.
-
Thị trường
Mỹ lên kế hoạch cải cách quy định xuất khẩu bán dẫn
14:33' - 14/05/2025
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump lên kế hoạch cải cách quy định xuất khẩu bán dẫn sử dụng trong trí tuệ nhân tạo (AI).
-
Thị trường
Giá tôm tiếp tục tăng thêm 3.000 - 5.000 đồng/kg
10:39' - 13/05/2025
Giá tôm sú, tôm thẻ chân trắng thương phẩm ở thị trường tỉnh Trà Vinh hơn một tuần nay tiếp tục tăng thêm 3.000 - 5.000 đồng/kg.
-
Thị trường
Niên vụ vải thiều 2025: Sản lượng thu hoạch dự kiến tăng khoảng 30%
11:33' - 12/05/2025
Với điều kiện thời tiết thuận lợi, niên vụ vải thiều 2025 được đánh giá trúng mùa với sản lượng thu hoạch dự kiến đạt 303.000 tấn, tăng khoảng 30% so với năm 2024.
-
Thị trường
Giá gạo xuất khẩu giảm 20%
12:47' - 11/05/2025
Giá lúa, gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua không có nhiều biến động. Song nhìn lại 4 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo Việt Nam chỉ đạt 1,75 tỷ USD, giảm 14,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Thị trường
Xuất khẩu tổ yến thô thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc
16:26' - 08/05/2025
Ngày 8/5, Cục Chăn nuôi và Thú y (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) tổ chức Hội nghị triển khai Nghị định thư về xuất khẩu tổ yến từ Việt Nam sang Trung Quốc.
-
Thị trường
Sản lượng vải thiều tăng 30%, ngành nông nghiệp lên kế hoạch thông suốt xuất khẩu
16:24' - 08/05/2025
Có 469 mã số vùng trồng vải và 55 mã số cơ sở đóng gói được cấp, giám sát thường xuyên và đã hoàn tất thủ tục đăng ký sử dụng cho vụ 2025 sẵn sàng xuất khẩu.