Các chợ, siêu thị hoạt động bình thường cung ứng đủ hàng hoá
Theo đó, tại tỉnh Quảng Ninh, bão Yagi đổ bộ đã gây ảnh hưởng và làm thiệt hại nhiều cơ sở hạ tầng; trong đó, có hạ tầng thương mại và xăng dầu mất điện và thông tin liên lạc không thông suốt.
Do đó, trong thời gian bão, từ trưa ngày 7- 8/9, Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh cơ bản mất liên lạc với các địa phương. Đến ngày 9/9, Sở Công Thương đã trực tiếp đi nắm bắt tình hình cung ứng hàng hóa tại các siêu thị, chợ trên địa bàn thành phố Hạ Long, thị xã Quảng Yên.
Kết quả, cơ sở vật chất tại các chợ và một số siêu thị (siêu thị Lan Chi Quảng Yên, Go Hạ Long) mặc dù bị hư hỏng do bão nhưng các đơn vị vẫn hoạt động bình thường, đảm bảo cung ứng hàng hóa.
Siêu thị MM Mega Market hàng hoá phong phú (rau củ quả, thịt cá, dầu ăn, mỳ tôm, gạo đầy giá kệ), sức mua bình thường. Siêu thị Go! Hạ Long hàng hóa vẫn ổn định, sức mua của người dân tăng cao.
Tuy nhiên nguồn nước dự trữ của siêu thị còn có thể đáp ứng trong 1 ngày, nếu tình trạng mất nước vẫn kéo dài sẽ ảnh hưởng đến việc sơ chế, chế biến thực phẩm, cung ứng thực phẩm chín cho người dân dẫn đến khó khăn cho bảo quản thực phẩm tươi sống.
Tại siêu thị MM Mega Market, Trung tâm thương mại Go! Hạ Long đã bố trí ổ điện hỗ trợ người dân sạc pin để phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc. Các chợ trên địa bàn thành phố Hạ Long đa số đều duy trì bán các mặt hàng rau củ quả, thịt, trứng, không bán hải sản; giá thịt tại chợ Hạ Long 1 tăng 20.000 đồng/kg.
Tại Quảng Yên, mặt hàng rau xanh chủ yếu là củ quả và các loại rau súp lơ, bắp cải Đà Lạt, rau tươi của người dân không nhiều nhưng vẫn đảm bảo cung cấp cho người dân trên địa bàn.Theo thông tin phản ánh một số địa phương, sau bão, các địa phương tiếp tục chịu ảnh hưởng của lũ, có nguy cơ bị chia cắt như Bình Liêu, Tiên Yên.
Cụ thể, hiện nay, huyện Bình Liêu vẫn mất điện, mất nước, khó khăn khi liên lạc, chỉ dùng được sóng Vinaphone. Bên cạnh đó, mưa to kéo dài khiến nhiều tuyến đường, các chợ bị ngập nước.
Ở khu vực này, đến thời điểm hiện tại, chợ trung tâm vẫn hoạt động, phục vụ các mặt hàng thiết yếu như rau củ quả, thịt các loại, cửa hàng tạp hoá vẫn mở, tuy nhiên số lượng không nhiều. Các mặt hàng đồ khô, bánh ngọt, đồ ăn nhanh ít dần, chưa cung ứng được thêm. Chợ trung tâm Tiên Yên đang có nguy cơ ngập lụt do lũ khu vực Bình Liêu đang kéo về Tiên Yên. Các địa phương còn lại phản hồi hiện hàng hóa thiết yếu vẫn đang đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân; tuy nhiên, nếu thời gian mất điện, mất nước kéo dài khó khăn cục bộ cho việc bảo quản thực phẩm tươi sống. Để đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân sau bão số 3, ngày 8/9, Sở Công Thương Hà Nội đã ban hành văn bản số 4303/SCT-QLTM gửi UBND các quận, huyện, thị xã, các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, đơn vị kinh doanh khai thác chợ, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu triển khai các biện pháp khắc phục hậu quả sau mưa bão và đảm bảo hàng hóa phục vụ nhân dân. Theo đó, qua nắm bắt thông tin từ các hệ thống phân phối bán lẻ, cửa hàng xăng dầu trên địa bàn thành phố, ngày 9/9 cơ bản các điểm bán đã mở cửa hoạt động bình thường, đảm bảo nguồn hàng phục vụ nhân dân. Cụ thể, nguồn cung hàng hóa (nhất là các mặt hàng thực phẩm tươi sống) tại các chợ, siêu thị, cửa hàng trên địa bàn dồi dào, đảm bảo phục vụ đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân. Đối với mặt hàng rau ăn lá, các doanh nghiệp đã chủ động khai thác thêm nguồn hàng từ Đà Lạt, các tỉnh phía Nam để đảm bảo phục vụ đầy đủ nhu cầu người dân. Cùng đó, lượng khách đến mua sắm tại các điểm bán đã trở lại như những ngày thường; người dân đến mua sắm đủ lượng hàng hóa tiêu dùng trong ngày. Giá bán các mặt hàng cơ bản ổn định; riêng mặt hàng rau xanh ăn lá tại các chợ có tăng so với thời điểm trước bão (do sau bão khiến rau bị ngập ngập úng, hư hỏng, người nông dân gặp khó trong thu hoạch và vận chuyển). Nhiều siêu thị trên địa bàn đang triển khai các chương khuyến mại giảm giá để thu hút khách đến mua sắm. Tại Lào Cai, qua nắm bắt thực tế, đến 10h00 sáng 9/9, các chợ, siêu thị, cửa hàng tổng hợp, tiện ích, các cửa hàng kinh doanh xăng dầu, cửa hàng gas trên địa bàn tỉnh mở cửa phục vụ người dân bình thường. Lượng cung hàng hóa hàng thiết yếu và các mặt hàng lương thực, thực phẩm tươi sống tại các điểm bán đầy đủ, nguồn cung dồi dào. Việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa cơ bản bình thường, không xảy ra đứt gãy. Tuy nhiên hiện mưa vẫn đang tiếp diễn, các khu vực chia cắt chủ yếu vùng cao nên các gia đình tự cung tự cấp do vậy không ảnh hưởng nhiều về lương thực thực phẩm. Trước đó, để chủ động, ứng phó với cơn bão số 3, Sở Công Thương đã có văn bản số 1561/SCT-TM đôn đốc doanh nghiệp phân phối, kinh doanh hàng hóa, xăng dầu trên địa bàn chủ động dự trữ các mặt hàng để phục vụ nhu cầu của người dân trên địa bàn. Do vậy đã cung ứng đủ hàng hóa và người dân đã chủ động mua sắm, dự trữ lương thực, thực phẩm tươi sống từ trước khi bão số 3 đổ bộ, cùng với tâm lý không ra đường do lo ngại mưa bão, nên lượng khách đến mua sắm tại các chợ, siêu thị, cửa hàng đã giảm hơn; giá bán hàng hóa tương đối ổn định, không có tình trạng tăng giá, ép giá. Nhìn chung đến 7h00 sáng nay trên địa bàn tỉnh Lào Cai có mưa vừa không ảnh hưởng đến việc vận chuyển hàng hoá. Hệ thống chợ, siêu thị, cửa hàng kinh doanh tổng hợp, tiện ích và các cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh hoạt động bình thường phục vụ tốt nhu cầu mua sắm, sinh hoạt của người dân trên địa bàn tỉnh. Tại các địa phương khác như Tuyên Quang, tình hình hàng hoá của tỉnh vẫn diễn ra ổn định. Tuy nhiên do mưa lớn và Thuỷ điện Tuyên Quang mở 7 cửa xả đáy nên địa bàn thành phố Tuyên Quang và các huyện Chiêm Hoá, Sơn Dương, Hàm Yên, Yên Sơn đang trong tình trạng ngập úng. Tình hình sẽ được tiếp tục cập nhật sau 15h khi Thuỷ điện Tuyên Quang xả nốt cửa xả đáy số 8. Tại Yên Bái, do nước sông Hồng dâng lên, không kịp chuyển hàng nên có 1 kho hàng hoá công nghệ phẩm bị ngậm nước, ước thiệt hại trên 1 tỷ đồng..Tại Hòa Bình, các chợ, siêu thị, nhà phân phối; các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh vẫn đảm bảo an toàn, chưa có thiệt hại do ảnh hưởng của báo số 3. Nguồn cung, giá cả hàng hóa thiết yếu ổn định, không có hiện tượng đầu cơ, tăng giá bất hợp lý.
- Từ khóa :
- Bộ Công Thương
- thị trường hàng hoá
- bão số 3
- bão yagi
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Sớm khôi phục nuôi trồng thủy sản sau bão số 3
19:38' - 09/09/2024
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định và Thái Bình về việc khẩn trương tổ chức các giải pháp khôi phục sản xuất sau bão.
-
Chuyển động DN
Ngành than khắc phục thiệt hại, nhanh chóng ổn định sản xuất sau bão
19:02' - 09/09/2024
Lãnh đạo TKV đã chỉ đạo các đơn vị tập trung tối đa nhân lực, thiết bị khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3, tiếp tục kiểm tra, xử lý các khu vực trọng yếu bị ảnh hưởng do bão.
-
Thời sự
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì họp Bộ Chính trị chỉ đạo việc khắc phục hậu quả bão số 3
18:56' - 09/09/2024
Chiều 9/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã họp chỉ đạo việc tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 3 và chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất.
-
Tài chính
Bộ Tài chính đề nghị các tỉnh bố trí ngân sách hỗ trợ, khắc phục thiệt hại của bão số 3
18:54' - 09/09/2024
Bộ Tài chính vừa có công văn về việc khắc phục thiệt hại và các sự cố do bão số 3 gây ra.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Cú sốc nguồn cung kéo lùi thị trường dầu mỏ
18:47' - 07/07/2025
Diễn biến nổi bật nhất trong nửa đầu năm là việc OPEC+ liên tục nâng sản lượng khai thác, với quyết định mới nhất là bổ sung thêm 548.000 thùng/ngày từ tháng 8/2025.
-
Thị trường
Thị trường dầu mỏ thế giới biến động mạnh trong nửa đầu năm 2025
09:30' - 07/07/2025
Theo tổng hợp của trang chuyên ngành Oilprice, giá dầu đầu năm 2025 lao dốc mạnh do Mỹ áp dụng các mức thuế quan mới và OPEC+ tăng sản lượng dầu.
-
Thị trường
Nhật Bản xem xét cải thiện điều kiện lao động để mở rộng sản xuất gạo
09:30' - 07/07/2025
Dự kiến Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản sẽ tổ chức một hội đồng chuyên gia trong tháng này để xem xét lại chế độ ngoại lệ cho ngành nông nghiệp.
-
Thị trường
Cá tra, tôm “bơi” mạnh vào thị trường nội địa
12:10' - 04/07/2025
Ngoài các thị trường xuất khẩu truyền thống, thị trường nội địa cũng đóng vai trò then chốt, là kênh tiêu thụ ổn định, góp phần nâng cao giá trị gia tăng.
-
Thị trường
Ngành gỗ Việt đối mặt biến động, mở rộng thị trường mới
11:48' - 04/07/2025
Thị trường nhập khẩu sản phẩm gỗ của Việt đang chịu nhiều tác động từ các cuộc chiến khu vực và chính sách bảo hộ thương mại…
-
Thị trường
Khẳng định vai trò gắn kết thị trường, nâng tầm thương hiệu Việt
21:36' - 03/07/2025
Cục Xúc tiến thương mại cam kết tích cực lồng ghép các yếu tố chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, tiêu chuẩn ESG vào các chương trình, chính sách xúc tiến thương mại một cách đồng bộ, thiết thực.
-
Thị trường
Số thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng 10,3%
19:55' - 03/07/2025
Cục Hải quan cho biết tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa trong 6 tháng/2025 ước đạt 431,49 tỷ USD (tăng 16,0%, tương ứng tăng 59,49 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước).
-
Thị trường
Kết nối tiêu thụ vải thiều ở các doanh nghiệp khu công nghiệp Bắc Ninh
18:19' - 03/07/2025
Nhiều lô vải thiều đã được đưa đến doanh nghiệp, được bảo quản trong kho lạnh để bảo đảm chất lượng trước khi đưa đến người tiêu dùng.
-
Thị trường
Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh tăng gấp 3 lần
15:32' - 03/07/2025
6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu được 5.217 lô sầu riêng tươi với sản lượng gần 130.000 tấn.