Bước đi quan trọng trong quản lý rủi ro tài sản số
Trước bối cảnh thị trường tài sản số đang phát triển mạnh mẽ, việc thí điểm một sàn giao dịch tiền kỹ thuật số tại Việt Nam được giới chuyên gia đánh giá là một bước đi quan trọng trong việc quản lý rủi ro tài sản số. Điều này không chỉ mở ra cơ hội phát triển thị trường tài sản số mà còn thúc đẩy nền kinh tế số của Việt Nam.
Tài sản số và tiền kỹ thuật số không chỉ là vấn đề mới và phức tạp đối với Việt Nam mà còn đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 2,4 triệu loại tiền kỹ thuật số khác nhau, phần lớn trong số đó được tạo ra bởi các cá nhân hoặc tổ chức tư nhân thông qua thuật toán máy tính và không chịu sự quản lý chặt chẽ bởi bất kỳ cơ quan tài chính nào.
Trên thị trường quốc tế hiện nay, các sàn giao dịch tiền điện tử như Binance, Remitano, MEXC Global… đang thu hút sự quan tâm lớn của nhà đầu tư, trong đó có không ít người Việt Nam tham gia giao dịch tiền số. Đặc biệt, giới trẻ ngày nay dễ dàng tiếp cận với các công nghệ mới và có nhiều kiến thức về đầu tư. Với những biến động gần đây của thị trường tiền số, nhiều người đã gia tăng tài sản nhanh chóng. Tuy nhiên, theo ông Trịnh Hà, chuyên gia chiến lược tại Exness Investment Bank, một số đồng tiền số như Bitcoin trong tương lai sẽ còn hấp dẫn hơn nữa, nhờ vào nguồn cung hạn chế và được công nhận trên toàn cầu như một tài sản.
Theo báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), các quốc gia chưa có khung pháp lý rõ ràng về tài sản số có thể chịu tổn thất lên đến 7,8% GDP. Bởi vì tiền số đang tạo ra nhiều thách thức, đặc biệt là nguy cơ lừa đảo, thao túng thị trường, và sử dụng tiền kỹ thuật số cho các hoạt động phi pháp như rửa tiền hay tài trợ khủng bố.
Theo thống kê, Việt Nam luôn nằm trong top đầu về chỉ số chấp nhận tiền điện tử toàn cầu (Global Crypto Adoption Index). Chỉ tính riêng năm 2024, hơn 17 triệu người Việt Nam đã sở hữu tài sản mã hóa. Ông Phan Đức Trung, Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam, cho rằng nguồn lực trong "kinh tế ngầm" của Việt Nam qua tài sản mã hóa là rất lớn. Nếu không có khung pháp lý, việc khai thác và sử dụng nguồn lực này sẽ gặp nhiều khó khăn và dễ gây ra các hệ lụy tiêu cực.
Ngoài ra, nhu cầu đầu tư công nghệ để tìm kiếm cơ hội và lợi nhuận cao cũng tạo điều kiện cho các đường dây lừa đảo lợi dụng công nghệ, khiến người dân dễ bị cuốn vào các hoạt động bất hợp pháp. Theo ông Phan Đức Trung, việc ban hành chính sách và khung pháp lý phù hợp sẽ giúp hạn chế vấn đề này, thúc đẩy sự phát triển của tài sản mã hóa.
Trao đổi với báo chí Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI cũng cho rằng, khuôn khổ pháp lý cho phép giao dịch tài sản số chính thức sẽ tạo ra nguồn thu đáng kể từ thuế và giúp bảo vệ quyền lợi của người dân.
Theo khảo sát của Hiệp hội An ninh mạng quốc gia (NCA), hơn 70,7% người dùng từng nhận được lời mời đầu tư vào các sàn giao dịch không rõ nguồn gốc. Chỉ riêng năm 2024, người dân đã mất 18.900 tỷ đồng do lừa đảo trực tuyến, với hình thức lừa đảo phổ biến nhất là mời gọi đầu tư vào các sàn tiền ảo.
Để tránh những rủi ro này, Việt Nam đang khẩn trương nghiên cứu và xây dựng một khung pháp lý cho hoạt động này. Thứ trưởng Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, nhiều quốc gia vẫn đang tiếp tục nghiên cứu và đưa ra các khung pháp lý để quản lý tài sản số, tài sản ảo một cách minh bạch, bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư và hướng tới sự phát triển kinh tế - xã hội.
Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan, phối hợp với các cơ quan, tổ chức sớm xây dựng quy định pháp quy, pháp luật cho phép các doanh nghiệp, các tổ chức Việt Nam có thể phát hành tài sản này của mình để huy động nguồn lực tài chính phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức đó. Qua đó, đóng góp vào phát triển chung đối với nền kinh tế đất nước, phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng, cũng như bắt kịp xu thế phát triển chung của thế giới về tài sản ảo, tài sản số.
Các chuyên gia kỳ vọng rằng việc thành lập sàn giao dịch sẽ giúp các cơ quan chức năng dễ dàng quản lý và thu thuế, đồng thời lọc ra các tài sản số xấu, độc hại và ngăn chặn các hành vi lừa đảo.
TS Đặng Minh Tuấn, Chủ tịch Liên minh Blockchain Việt Nam, nhấn mạnh rằng tài sản số đặt ra ba thách thức lớn: một là về mặt pháp lý, cần có định nghĩa rõ ràng về tài sản số và quyền sở hữu; hai là vấn đề quản lý, làm sao để kiểm soát hiệu quả nhưng không kìm hãm sự đổi mới sáng tạo; ba là hội nhập quốc tế, khi tài sản số không có biên giới, cần phải có một khung pháp lý tiệm cận với thông lệ quốc tế để tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư.Theo các chuyên gia, để quản lý hiệu quả thị trường tiền ký thuật số tại Việt Nam, cần xây dựng định nghĩa rõ ràng về các loại tiền số và giao dịch liên quan, đồng thời quy định cụ thể về điều kiện cấp phép, yêu cầu kỹ thuật, thanh khoản, vốn và bảo vệ người dùng. Bên cạnh đó, phải quản lý chặt chẽ các sàn giao dịch, giúp kiểm soát rủi ro, ngăn chặn giao dịch bất thường.
Ngoài ra, cần ban hành quy định về thuế đối với giao dịch và lợi nhuận từ tiền số nhằm tránh thất thoát nguồn thu quốc gia và đảm bảo sự minh bạch tài chính, cùng quy định chặt chẽ về chống rửa tiền, tài trợ khủng bố.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nga thúc đẩy thanh toán quốc tế bằng tiền kỹ thuật số
10:35' - 26/12/2024
Nga là một trong những quốc gia dẫn đầu toàn cầu về khai thác đồng bitcoin.
-
Kinh tế và pháp luật
FBI: Các vụ lừa đảo liên quan đến tiền kỹ thuật số gây thiệt hại 5,6 tỷ USD
10:26' - 10/09/2024
Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) ngày 9/9 cho biết thiệt hại từ các vụ gian lận và lừa đảo liên quan đến tiền kỹ thuật số trong năm 2023 tăng 45% so với năm 2022 lên hơn 5,6 tỷ USD.
-
Ngân hàng
Nga cho phép thử nghiệm thanh toán quốc tế bằng tiền kỹ thuật số
17:44' - 31/07/2024
Ngày 30/7, Duma quốc gia (Hạ viện) Nga đã thông qua dự luật cho phép thử nghiệm thanh toán xuyên biên giới và giao dịch trao đổi bằng tiền kỹ thuật số, bắt đầu từ ngày 1/9 tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
OPES dẫn đầu ngành bảo hiểm phi nhân thọ trong bảng xếp hạng FAST500
10:19' - 27/04/2025
Trong “Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam” (FAST500) năm 2025, OPES xếp vị trí 97/500, dẫn đầu khối doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ và đứng top 2 toàn ngành bảo hiểm.
-
Tài chính
Fed cảnh báo rủi ro tài chính Mỹ gia tăng dưới tác động chính sách mới
06:00' - 27/04/2025
73% số người được hỏi đã chỉ ra rủi ro thương mại toàn cầu là mối lo ngại hàng đầu, cao hơn gấp đôi so với con số được báo cáo vào tháng 11/2024.
-
Tài chính
Tránh lãng phí trong xử lý tài sản công sau sắp xếp tinh gọn bộ máy
11:12' - 26/04/2025
Về nguyên tắc, những tài sản cần cho việc phục vụ quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công, các cơ quan, đơn vị phải bố trí, sử dụng tài sản sẵn có để phục vụ thực hiện nhiệm vụ theo mô hình mới.
-
Tài chính
Lạm phát tăng tốc tại nền kinh tế lớn thứ hai Mỹ Latinh giữa lo ngại tăng trưởng chậm lại
10:21' - 26/04/2025
Phóng viên TTXVN tại Mexico dẫn thông cáo của Inegi cho biết giá tiêu dùng tăng trong nửa đầu tháng 4 cao hơn ước tính 3,7% các chuyên gia kinh tế đưa ra.
-
Tài chính
Ấn Độ siết quản lý, giới siêu giàu vẫn đẩy mạnh đầu tư toàn cầu qua kênh mới
07:39' - 25/04/2025
Theo số liệu chính thức, các khoản đầu tư được chuyển ra nước ngoài thông qua những quỹ tại trung tâm tài chính Gujarat International Finance Tec-City (GIFT City) đã tăng hơn gấp ba lần.
-
Tài chính
Khoảng 6.000 xe công dự kiến sẽ được giao cho cấp xã
14:28' - 24/04/2025
Ngày 24/4, tại buổi trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Tân Thịnh, Cục trưởng Cục Công sản ( Bộ Tài chính) cho biết, dự kiến sẽ có khoảng 6.000 xe công được cấp cho cấp xã.
-
Tài chính
Sắp có chính sách tín dụng vượt trội hỗ trợ học viên ngành STEM
14:19' - 24/04/2025
Chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh học các ngành STEM thực hiện qua Ngân hàng Chính sách xã hội được nghiên cứu, xây dựng.
-
Tài chính
Thái Lan dự kiến bơm 500 tỷ baht vào nền kinh tế
12:31' - 24/04/2025
Bộ Tài chính Thái Lan đặt mục tiêu bơm hơn 500 tỷ baht (khoảng 15 tỷ USD) vào nền kinh tế để thúc đẩy Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này lên trên 1,8%.
-
Tài chính
Ngành thuế đã giải quyết cho hơn 4.300 công chức, người lao động nghỉ hưu trước tuổi hoặc thôi việc
14:22' - 23/04/2025
Theo đó, ngành thuế đã thực hiện giải quyết chế độ cho 4.311 công chức, người lao động nghỉ hưu trước tuổi hoặc thôi việc theo quy định của Nghị định số 178/2024/NĐ-CP.