Bước ngoặt quan trọng của các tập đoàn thương mại Nhật Bản
Theo trang mạng Nikkei Asia, các tập đoàn thương mại lớn của Nhật Bản nhận được đầu tư từ tỷ phú Mỹ Warren Buffett, như Mitsubishi Corp. và Mitsui & Co, đang phải nỗ lực duy trì niềm tin của nhà đầu tư trong bối cảnh triển vọng không chắc chắn.
Theo Nikkei Asia, trong chuyến đi đến Tokyo vào tháng 4/2023, tỷ phú Buffett đã chia sẻ rằng ông “rất tự hào” về khoản đầu tư của mình vào Itochu, Mitsubishi Corp., Mitsui & Co., Sumitomo và Marubeni. Quỹ đầu tư Berkshire Hathaway - nơi ông Buffett giữ chức Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành (CEO), bắt đầu đầu tư vào 5 công ty thương mại này từ năm 2019 và, kể từ ngày 31/8/2020, sở hữu 5% cổ phần tại mỗi công ty.Mặc dù giá cổ phiếu của 5 công ty hiện đã mất 13 - 31% kể từ khi đạt đỉnh vào cuối mùa Xuân đến đầu mùa Hè năm ngoái, nhưng vẫn cao hơn khoảng 3 lần so với thời điểm trước khi Berkshire mua cổ phần. Vấn đề đáng lo ngại là các cổ phiếu công nghiệp Nhật Bản vẫn đang trong xu thế giảm và có khả năng gây thua lỗ cho Berkshire.Theo nhận định của các chuyên gia, khoản đầu tư của tỷ phú Buffett được coi là một phần của chiến lược đầu tư giá trị. Trước khi ông “đặt cược”, cổ phiếu của các tập đoàn thương mại Nhật Bản giao dịch ở mức khoảng 0,6 lần giá trị sổ sách, khiến các nhà đầu tư tự hỏi liệu thị trường có đang định giá những công ty này thấp hơn giá trị thực của họ hay không. Giá cổ phiếu khi đó thấp đến mức chỉ riêng cổ tức cũng mang lại lợi suất khoảng 6%, tạo cơ hội cho tỷ phú Buffett kiếm lợi nhuận chênh lệch bằng cách vay bằng đồng yen với lãi suất gần như bằng 0, sau đó thu về cổ tức từ các tập đoàn thương mại.
Tuy nhiên, bước sang năm 2025, các công ty đại chúng Nhật Bản và những nhà đầu tư của họ phải đối mặt với thực tế tài chính mới. Giá cổ phiếu của các tập đoàn thương mại hiện cao hơn nhiều so với thời điểm tỷ phú Buffett lần đầu nhận ra cơ hội. Do đó, lợi suất cổ tức của họ hiện chỉ còn khoảng 3%.Hơn nữa, chênh lệch lãi suất của Mỹ và Nhật Bản có khả năng sẽ bị thu hẹp đáng kể. Điều này có nghĩa là tỷ phú Buffett có thể kiếm được lợi suất 4,5% mà không có rủi ro bằng cách đầu tư vào trái phiếu Kho bạc Mỹ.Điều kiện kinh tế hiện tại cũng khác xa so với năm 2019. Tình hình khó khăn của thị trường bất động sản Trung Quốc đã khiến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới chuyển sang giai đoạn tăng trưởng giảm tốc. Điều này đã làm giảm nhu cầu đối với thép và quặng sắt - hai mặt hàng chủ lực của các tập đoàn thương mại Nhật Bản. Giá quặng sắt đã giảm hơn 20% trong 12 tháng qua, trong khi giá than chỉ bằng 1/4 mức đỉnh điểm năm 2022.Ngày nay, các tập đoàn phải chứng minh rằng họ không chỉ là một công ty đầu tư giá trị nếu muốn giá cổ phiếu của mình tăng. Hai trong số những công ty lớn nhất - Mitsubishi Corp. và Mitsui & Co. - đã trở nên dễ bị tổn thương hơn trước những khó khăn về hàng hóa so với các công ty cùng ngành.Trong các công bố thu nhập phát hành đầu tháng Hai, cả hai doanh nghiệp đều tái khẳng định sẽ có năm thứ 2 liên tiếp lợi nhuận giảm trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2025. Các nhà phân tích dự kiến mức giảm sẽ tiếp tục trong năm tài chính tiếp theo. Triển vọng này khiến cổ phiếu của các công ty giảm khoảng 30% so với mức đỉnh vào tháng 5/2024.Tình hình trở nên trầm trọng hơn khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và đã cảnh báo sử dụng thuế quan và chính sách thuế để “điều chỉnh” tình trạng mất cân bằng cán cân thương mại và buộc các đối tác thương mại của Mỹ nhượng bộ. Chính sách thương mại của Mỹ có thể dễ dàng châm ngòi cho các cuộc chiến thuế quan trả đũa, làm tăng rủi ro suy giảm thương mại toàn cầu.Điểm sáng hiếm hoi là Itochu đã chứng tỏ khả năng phục hồi tương đối tốt trước chu kỳ hàng hóa, một phần là do công ty tập trung nhiều hơn vào việc mở rộng hoạt động kinh doanh trong nước thông qua hoạt động sáp nhập và mua lại.Chiến lược gia trưởng về cổ phiếu tại Nomura Securities ,Tomochika Kitaoka, cho biết: “Các tập đoàn thương mại thường được xem là dễ bị ảnh hưởng bởi thuế quan của Mỹ hơn so với những ngành khác”. Các nhà phân tích dự báo lợi nhuận của những doanh nghiệp loại này trong năm nay và năm tới có thể đi ngang hoặc giảm nhẹ.
Mitsubishi Corp. và Mitsui & Co. đã nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào việc sản xuất các nguồn tài nguyên thiên nhiên như than và quặng sắt do sự biến động về thu nhập của những mặt hàng này. Các công ty này đã chịu khoản lỗ ròng hàng năm đầu tiên trong năm kết thúc vào tháng 3/2016 do giá khí đốt tự nhiên và đồng giảm.Mitsubishi Corp. đặt ra 2 mục tiêu về vấn đề này: tạo sự cân bằng tốt hơn giữa các doanh nghiệp tài nguyên và phi tài nguyên, đồng thời phát triển chuỗi giá trị xung quanh những doanh nghiệp tài nguyên của mình để giảm thiểu sự tiếp xúc trực tiếp với biến động của thị trường.
Sự thay đổi vẫn đang trong quá trình thực hiện. Mitsubishi Corp. trước đây đã nói rằng họ sẽ hướng đến tỷ lệ 7-3 giữa các doanh nghiệp phi tài nguyên và những doanh nghiệp tài nguyên rủi ro hơn. Nói cách khác, họ đã nỗ lực giảm thiểu rủi ro bằng cách không để quá 30% tài sản của mình bị ràng buộc trong các doanh nghiệp tài nguyên.Trong năm tài chính hiện tại kết thúc vào tháng 3/2025, 45% lợi nhuận ròng của Mitsubishi Corp. dự kiến sẽ đến từ một danh mục lĩnh vực hoạt động rộng bao gồm kim loại và năng lượng.Chiến lược gia Kubota nói: “Đầu tư vào các công ty thương mại là một cách để tiếp cận những thị trường bên ngoài Nhật Bản, bao gồm Mỹ và các thị trường mới nổi”. Ông tin rằng lĩnh vực này có khả năng mang lại các cơ hội đầu tư an toàn hơn so với việc chỉ tiếp cận thị trường Nhật Bản.Ông Kubota cho biết: “Hiện tại, các cổ phiếu giá trị hướng đến thị trường trong nước đang được ưa chuộng, nhưng về lâu dài, tôi tin rằng những công ty hoạt động trên phạm vi toàn cầu, chẳng hạn như các công ty thương mại, có vẻ triển vọng hơn nhiều”.Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Nhiều CEO hàng đầu dự đoán kinh tế Mỹ suy thoái trong 6 tháng tới
11:00'
Theo Chief Executive, 60% trong số hơn 300 CEO được khảo sát trong tháng 4/2025 dự đoán kinh tế Mỹ suy thoái hoặc đi xuống sẽ diễn ra trong vòng sáu tháng tới.
-
Phân tích - Dự báo
Hy vọng mới cho ngành cà phê Cuba
05:30'
Cà phê không chỉ là thức uống quen thuộc mà còn là biểu tượng văn hóa của người dân Cuba.
-
Phân tích - Dự báo
Bài toán khó về chiến lược phát triển xe điện của Australia
06:30' - 14/04/2025
Nỗ lực chuyển đổi sang xe điện sẽ giúp giảm sự phụ thuộc của Australia vào nguồn dầu mỏ nhập khẩu, qua đó hỗ trợ tăng cường an ninh năng lượng.
-
Phân tích - Dự báo
Câu hỏi về chủ quyền công nghiệp của châu Âu
05:30' - 14/04/2025
Quyết định mới đây của liên doanh Automotive Cells Company (ACC) hợp tác với một đối tác Trung Quốc nhằm giải cứu dây chuyền sản xuất pin tại Pháp đã làm dấy lên nhiều tranh cãi.
-
Phân tích - Dự báo
Vị thế thống trị của đồng USD – Bài cuối: Sự “lung lay” được báo trước?
06:30' - 13/04/2025
Đồng USD vẫn giữ vững vị thế là đồng tiền thống trị toàn cầu trong nhiều thập kỷ, nhưng những chính sách trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Trump có thể tạo ra nguy cơ đe dọa đối với vị thế đó.
-
Phân tích - Dự báo
Vị thế thống trị của đồng USD – Bài 1: Không có đối thủ “xứng tầm”
05:30' - 13/04/2025
Đồng USD, trong suốt 7 thập kỷ vừa qua, đã luôn giữ vai trò là đồng tiền thống trị trong thương mại và tài chính toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Châu Âu chịu trận?
06:30' - 12/04/2025
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã lên tiếng cảnh báo: Trung Quốc có thể chuyển hướng xuất khẩu sang thị trường Liên minh châu Âu.
-
Phân tích - Dự báo
Thách thức đối với chuỗi cung ứng ô tô Hàn Quốc
05:30' - 12/04/2025
Các nhà cung cấp phụ tùng ô tô của Hàn Quốc đang phải vật lộn với những bất ổn và rủi ro ngày càng tăng, đặc biệt là sau khi Tổng thống Mỹ áp thuế 25% đối với ô tô và phụ tùng nhập khẩu.
-
Phân tích - Dự báo
Cạnh tranh xuất khẩu trên thị trường gạo Đông Nam Á
06:30' - 11/04/2025
Theo trang mạng Nikkei Asia, giá gạo tại các thị trường Đông Nam Á đang giảm mạnh do tình trạng cung vượt cầu, sau khi Ấn Độ nối lại hoạt động xuất khẩu lương thực chủ chốt này.