Bước tiến trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu
Những ồn ào đã lắng xuống tại COP29 - hội nghị được tổ chức hồi trung tuần tháng 11/2024 tại Baku, Azerbaijan. Hội nghị đã đạt được tiến triển. Các nhà đàm phán đã nhất trí về mục tiêu tài chính khí hậu ít nhất là 300 tỷ USD/năm vào năm 2035, tăng từ 100 tỷ USD hiện nay. Những khoản tiền này sẽ giúp các quốc gia đang phát triển chuyển dịch chuyển khỏi nhiên liệu hóa thạch, thích ứng với hiện tượng khí hậu nóng lên, ứng phó với mất mát và thiệt hại do thảm họa khí hậu gây ra. Các quốc gia cũng nhất trí về những quy tắc thiết yếu cho thị trường giao dịch carbon toàn cầu - thỏa thuận cuối cùng cần thiết để đưa Hiệp định Paris năm 2015 về biến đổi khí hậu có hiệu lực đầy đủ.
Như Tổng thư ký điều hành Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) Simon Stiell đã phát biểu trong phiên họp cuối cùng, COP29 cho thấy Hiệp định Paris đã mang lại hiệu quả về hành động ứng phó với biến đổi khí hậu, nhưng các chính phủ "vẫn cần phải tăng tốc".*Tiến triển về tài chính khí hậuCác nước giàu trên thế giới hiện đang đóng góp 100 tỷ USD/năm cho tài chính khí hậu dành cho các quốc gia đang phát triển. Khoản tiền này chi trả cho các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu bằng cách nâng cao khả năng phục hồi cho các hệ thống. Hai năm trước, các quốc gia nhất trí thành lập một quỹ “bồi thường thiệt hại và mất mát” mới cho các quốc gia đang phải đối mặt với thảm họa khí hậu, được ra mắt tại hội nghị thượng đỉnh ở Dubai vào năm 2023.Biến đổi khí hậu đã gây thiệt hại rất lớn cho các nước đang phát triển, ước tính khoảng 100-500 tỷ USD/năm. Dòng tiền tài trợ từ các nước giàu rất cần thiết cho các nước đang phát triển để tăng cường giảm phát thải cũng như ứng phó với thiệt hại do khí hậu.Thỏa thuận COP29 đặt mục tiêu đạt ít nhất 300 tỷ USD/năm vào năm 2035, trong đó các quốc gia giàu có sẽ dẫn đầu về mục tiêu này. Mặc dù con số này gấp ba lần mục tiêu trước đó, nhưng vẫn còn kém xa mức 400-900 tỷ USD mà nhiều nước đang phát triển kêu gọi tài trợ từ các chính phủ giàu có.
Đại diện của các nước đang phát triển tỏ ra thất vọng. Mức này cũng không đạt được những gì mà các chuyên gia cho là cần thiết vào năm 2035 để đáp ứng nhu cầu tài chính khí hậu toàn cầu. Nhận ra khoảng cách này, hội nghị kêu gọi tất cả các bên cùng làm việc để tăng quy mô tài chính từ mọi nguồn công và tư lên ít nhất 1.300 tỷ USD/năm vào năm 2035. Các cách thức có thể đạt được mục tiêu này sẽ được trình bày tại COP30 ở Belém, Brazil vào năm tới.* Biến thị trường carbon quốc tế thành hiện thựcCOP29 đã đạt được thỏa thuận giải quyết các tranh chấp kéo dài về việc biến thị trường carbon quốc tế thành hiện thực. Thỏa thuận khó khăn này đưa ra các tiêu chuẩn toàn cầu về giao dịch carbon, mở ra những cách thức mới cho các nước đang phát triển để tăng cường năng lực năng lượng tái tạo.Những quy tắc này sẽ mở đường cho hoạt động giao dịch tín dụng carbon giữa các quốc gia. Thỏa thuận sẽ giúp các quốc gia linh hoạt hơn trong cách đáp ứng các mục tiêu phát thải của mình.Thỏa thuận này không hoàn hảo. Nhiều người ta vẫn lo ngại liệu các quy tắc có đảm bảo giao dịch phản ánh các dự án thực tế hay không, hay thị trường sẽ minh bạch và có trách nhiệm như thế nào. Dù vậy, thỏa thuận sẽ thúc đẩy tầm quan trọng của tín dụng carbon và có thể tăng cường các động lực bảo vệ các "bể chứa" carbon - chẳng hạn như rừng mưa nhiệt đới, đồng cỏ biển và rừng ngập mặn - với các lợi ích từ thiên nhiên.*Các mục tiêu khí hậu quốc gia mớiĐến tháng 2/2025, tất cả 195 thành viên ký kết Hiệp định Paris phải công bố các mục tiêu phát thải tham vọng hơn. Một số quốc gia đã công bố kế hoạch mới của họ tại COP29.Vương quốc Anh là quốc gia tham vọng nhất khi đã nâng mục tiêu cắt giảm 68% lượng khí thải (so với mức phát thải năm 1990) vào năm 2030, lên mức 81% vào năm 2035.Trong khi đó, Brazil đã đưa ra mục tiêu mới là giảm phát thải 59–67% (so với mức năm 2005) vào năm 2035. Nhưng Brazil đã không thay đổi tham vọng năm 2030 và có kế hoạch tăng sản lượng dầu khí vào năm 2035. Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE) tuyên bố mục tiêu cắt giảm 47% lượng khí thải trước năm 2035 và đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Nhưng cam kết này đã bị các nhà vận động vì khí hậu chỉ trích vì UAE dự kiến sẽ tăng mạnh sản lượng dầu khí vào năm 2035.Nước chủ nhà Azerbaijan không công bố mục tiêu của mình. Nhiều quốc gia khác, bao gồm cả Australia, cũng không công bố mục tiêu mới tại Baku.*Những do dự về nhiên liệu hóa thạch
Nhiên liệu hóa thạch là vấn đề nhạy cảm. Tại COP28 năm 2023 ở Dubai, các quốc gia cuối cùng đã đồng ý đưa ra nội dung về chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch trong các hệ thống năng lượng theo cách công bằng, có trật tự và bình đẳng, đẩy nhanh hành động trong thập kỷ quan trọng này để đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.Nhưng tại COP29, không có quyết định nào về cách thức chính xác để bắt đầu quá trình chuyển đổi này. Nhiên liệu hóa thạch cũng không được đề cập rõ ràng trong các tài liệu về kết quả hội nghị.*Sự trở lại của ông Donald TrumpTác động từ việc ông Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ đối với hành động vì khí hậu đã được thảo luận nhiều. Nhưng trên thực tế, có sự chấp nhận đáng ngạc nhiên và thậm chí là lạc quan về triển vọng hợp tác trong vấn đề khí hậu dưới nhiệm kỳ mới của ông.Mỹ là nước phát thải lớn thứ hai thế giới, chỉ xếp sau Trung Quốc. Ông Trump đã cam kết tăng cường sản xuất dầu khí và rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris như ông đã làm trong nhiệm kỳ đầu tiên.Nhưng các hành động vì khí hậu vẫn tiếp tục bất chấp điều đó – đặc biệt là ở “gã khổng lồ” năng lượng tái tạo Trung Quốc, nơi đã đạt được mục tiêu năng lượng tái tạo cho năm 2030 ngay trong năm 2024. Mỹ không còn là bên tham gia chính trong các cuộc đàm phán về khí hậu nữa, và nhiều quốc gia đã tiến xa hơn nhiều trong việc cắt giảm khí thải. Rất ít quốc gia cho thấy dấu hiệu quay lại.Việc Mỹ rút lui đã tạo ra một khoảng trống. Tại COP29, các cường quốc tầm trung như Canada, Anh và Australia đã tiến lên đảm nhận chỗ trống này. Các nhà đàm phán từ liên minh High Ambition Coalition – bao gồm các quốc đảo nhỏ, Liên minh châu Âu (EU) và các nước Mỹ Latinh như Colombia – đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng gấp đôi nguồn tài chính cho hành động ứng phó với biến đổi khí hậu.Nhiều người thất vọng vì COP29 không mang lại sự thay đổi mang tính chuyển đổi. Đề xuất tăng mạnh tài chính khí hậu từ các nước đang phát triển và nhiều tổ chức xã hội dân sự đã không thành hiện thực.Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh năm 2024 được dự báo là năm nóng nhất trong lịch sử, và thiệt hại do thời tiết khắc nghiệt gây ra đã tăng lên hơn 2.000 tỷ USD trong thập kỷ qua.Tuy nhiên, hội nghị năm nay vẫn ghi nhận bước tiến, khẳng định hợp tác khí hậu quốc tế trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị toàn cầu leo thang. Như ông Simon Stiell đã phát biểu: “Hiệp định Paris của Liên hợp quốc là phao cứu sinh của nhân loại, không còn lựa chọn nào khác…Chúng ta sẽ cùng nhau tiến bước”.- Từ khóa :
- donald trump
- biến đổi khí hậu
- cop29
- thị trường carbon
Tin liên quan
-
Tài chính
Reuters: Mục tiêu tài chính khí hậu tại COP29 được nâng lên 300 tỷ USD
15:03' - 23/11/2024
Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và các quốc gia giàu có khác ngày 23/11 đã nhất trí tăng mục tiêu tài chính toàn cầu từ 250 tỷ USD lên 300 tỷ USD mỗi năm vào năm 2035.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Đàm phán tài chính khí hậu trước nhiều rào cản
14:40' - 21/11/2024
COP29 đang bước vào giai đoạn quyết định, với những cảnh báo về những thách thức lớn trong việc đạt được thỏa thuận hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Các quốc gia giàu có cam kết không xây mới nhà máy điện than
20:52' - 20/11/2024
Vương quốc Anh, Canada, Pháp, Đức và Australia nằm trong số các nền kinh tế phát triển ký cam kết tự nguyện này.
-
Kinh tế & Xã hội
Biến đổi khí hậu - cần chiến lược ứng phó kiên quyết hơn
19:45' - 17/11/2024
Tại Bình Dương, vùng đất vốn được xem là cao ráo này cũng đối diện tình trạng ngập lụt bất thường, làm thay đổi hoàn toàn nhịp sống thường nhật.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thư ký LHQ và Tổng thống Brazil khẳng định cam kết chống biến đổi khí hậu
09:16' - 17/11/2024
Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres và Tổng thống Brazil Lula da Silva đã khẳng định cam kết trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
-
Ý kiến và Bình luận
Mỹ khẳng định cam kết chống biến đổi khí hậu
08:38' - 12/11/2024
Ngày 11/11, Đặc phái viên về khí hậu của Mỹ John Podesta khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục đấu tranh chống biến đổi khí hậu bất chấp việc ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Thế kẹt của kinh tế châu Âu
06:30'
Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.
-
Phân tích - Dự báo
Sự trỗi dậy và phát triển của trung tâm dữ liệu ở Đông Nam Á
05:30'
Thị trường trung tâm dữ liệu ở Đông Nam Á đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong vài năm qua, nhờ sự gia tăng người dùng Internet, xu hướng đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số và các dịch vụ đám mây.
-
Phân tích - Dự báo
IATA: Doanh thu ngành hàng không toàn cầu sẽ vượt 1.000 tỷ USD vào năm 2025
21:39' - 10/12/2024
Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) dự báo doanh thu toàn ngành năm 2025 sẽ vượt 1.000 tỷ USD và số lượng hành khách sẽ lập kỷ lục.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ sẽ ngăn chặn BRICS tìm kiếm đồng tiền thay thế USD?
06:30' - 10/12/2024
Nếu các nền kinh tế tăng trưởng cao trong BRICS, như Ấn Độ và Trung Quốc, cùng nhau thắt chặt mối quan hệ, với phạm vi ảnh hưởng của đồng NDT, điều này có thể đẩy nhanh sự dịch chuyển khỏi đồng USD.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu: Những cơ hội bị bỏ lỡ
05:30' - 10/12/2024
Các nhà đàm phán tại COP29 đã không đưa ra được một khuôn khổ có ý nghĩa để loại bỏ dần trợ cấp cho nhiên liệu hóa thạch.
-
Phân tích - Dự báo
Cục diện thương mại Mỹ - Trung – Bài cuối: Phản ứng của Trung Quốc
06:30' - 09/12/2024
Các giao dịch bằng nhân dân tệ đã tăng trong vài năm gần đây, nhưng hầu hết thương mại quốc tế vẫn sử dụng hệ thống thanh toán xuyên biên giới liên ngân hàng của SWIFT.
-
Phân tích - Dự báo
Cục diện thương mại Mỹ - Trung – Bài 1: Chuyển dịch trước “cơn bão”
05:30' - 09/12/2024
Tổng thống đắc cử Mỹ ngày 25/11 vừa qua đã tuyên bố sẽ áp thuế thêm 10% đối với hàng hóa Trung Quốc vào ngày đầu tiên nhậm chức và tỷ lệ này có khả năng tiếp tục tăng.
-
Phân tích - Dự báo
Thử thách và cơ hội đối với Malaysia trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2025
06:30' - 08/12/2024
Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045 cũng đã xác định ASEAN sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức trong tương lai.
-
Phân tích - Dự báo
Giải pháp cho quá trình chuyển đổi năng lượng ở Đông Nam Á
05:30' - 08/12/2024
Đầu tư vào năng lượng tái tạo là một yêu cầu cấp thiết vì tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Đông Nam Á vẫn cực kỳ thâm dụng carbon.