Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu chính thức có hiệu lực
Hiệp định toàn cầu về chống biến đồi khí hậu được thông qua tại Paris, Pháp vào năm ngoái hay còn gọi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu đã chính thức có hiệu lực từ ngày 4/11. Với văn kiện này, khoảng 200 quốc gia sẽ bắt đầu thực hiện các kế hoạch quốc gia nhằm cắt giảm lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính theo cam kết đã đề ra.
Trong một tuyên bố, Tổng Thư ký của Công ước khung Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (UNFCCC) Patricia Espinosa nhấn mạnh ngày này đánh dấu mốc quan trọng để các quốc gia cùng với thiện chí và thái độ nghiêm túc hướng tới hoàn thành các mục tiêu trong Hiệp định Paris về biến đối khí hậu.
Dự kiến từ ngày 7-18/11 tới, tại Marrakesh, Maroc, sẽ diễn ra Hội nghị lần thứ 22 Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP22) với sự tham dự của đại diện của gần 200 quốc gia.
Tại sự kiện này, các nước sẽ tập trung thảo luận các điểm chính của Hiệp định Paris, cũng như các chính sách công nghệ và tài chính cần thiết nhằm đảm bảo hoàn thành mục tiêu của văn kiện này.
Theo bà Espinosa, thực trạng biến đổi khí hậu hiện nay rất đáng lo ngại do lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu - một trong những thủ phạm chính gây ra biến đổi khí hậu - không có dấu hiệu sụt giảm, đặt ra những thách thức không nhỏ cho các nước tham dự COP22 lần này.
Còn theo Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Jim Yong Kim, đã đến lúc các nước giàu cần biến cam kết thành hành động, hỗ trợ tài chính cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Hiệp định Paris được thông qua tại Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP21) diễn ra tại Paris (Pháp) hồi tháng 12 năm ngoái, trong đó quy định một loạt biện pháp về bảo vệ khí hậu nhằm giữ mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu trong phạm vi 1,5-2 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp.
Ngoài ra, hiệp định đặt mục tiêu từ nay đến năm 2020, các nước phát triển sẽ huy động tối thiểu 100 tỷ USD mỗi năm để giúp các nước đang phát triển chuyển đổi sang sử dụng những nguồn năng lượng sạch và ứng phó với biến đổi khí hậu. Văn kiện này có hiệu lực trong bối cảnh khí phát thải nhà kính được dự báo sẽ tăng lên từ 12 tỷ tấn đến 14 tỷ tấn vào năm 2030.
Gần 200 quốc gia đã tham gia Hiệp định Paris và đã được 55 nước phê chuẩn, đại diện cho 55% tổng lượng khí thải toàn cầu, trong đó có Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Canada, Brazil và Liên minh châu Âu (EU).
Các số liệu thống kê cho thấy Trung Quốc là nước xả thải khí gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 205 lượng khí thải toàn cầu, tiếp theo là Mỹ và Nga, trong khi Hàn Quốc là nước xả thải lớn thứ 9. Trong số các nước có lượng khí thải nhà kính lớn, hiện còn Nhật Bản, Nga và Australia chưa thông qua.
Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu có hiệu lực cho thấy các nước đã nhận thức rõ những hiểm họa mà biến đổi khí hậu gây ra và với cam kết này, các quốc gia có thể hạn chế những nguy cơ từ biến đổi khí hậu và xây dựng một thế giới hòa bình và thịnh vượng.
Theo báo cáo có nhan đề "Lỗ hổng khí phát thải" (Emissions Gap) của Chương trình Môi trường LHQ (UNEP) công bố cùng ngày, các nước cần phải khẩn trương đẩy nhanh các cam kết cắt giảm khí carbon (các-bon) phát thải gây tình trạng ấm lên toàn cầu nhằm ngăn chặn "thảm họa nhân loại".
Báo cáo chỉ rõ những cam kết về cắt giảm lượng khí phát thải mà Hiệp định Paris đề ra đến năm 2020 là chưa đủ bởi nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ vẫn có thể tăng lên 3,4 độ C vào cuối thế kỷ này.
Điều này sẽ kéo theo những thảm họa khí hậu quy mô lớn, dẫn tới nghèo đói, dịch bệnh và thiên tai. Báo cáo nhấn mạnh hơn bao giờ hết, các nước cần phải có thêm các biện pháp đối phó hữu hiệu./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc phê chuẩn Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu
20:59' - 03/11/2016
Hàn Quốc đã trở thành nước thứ 8 trên thế giới phê chuẩn Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu trong số 10 nước xả thải lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế tổng hợp
Các nước phát triển cam kết huy động 100 tỷ USD/năm chống biến đổi khí hậu
06:46' - 19/10/2016
Các nước phát triển tin tưởng sẽ thực hiện được cam kết tài trợ 100 tỷ USD mỗi năm từ năm 2020 để hỗ trợ các nền kinh tế đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Biến đổi khí hậu ảnh hưởng nặng nề tới nghề đánh cá ở Trung Mỹ
18:07' - 11/09/2016
Báo cáo của Ospesca chỉ ra rằng sản lượng đánh bắt cá thủ công giảm mạnh do ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến biến đổi khí hậu
-
Kinh tế Thế giới
Biến đổi khí hậu đang hủy hoại đại dương
06:34' - 08/09/2016
Biến đối khí hậu đang tác động tiêu cực đến thế giới đại dương, làm lây lan dịch bệnh giữa các loài động vật và con người, đồng thời đe dọa an ninh lương thực trên toàn thế giới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Pháp: Nguy cơ hỗn loạn hàng không do đình công
21:04'
Hàng trăm chuyến bay đã bị hủy, đặc biệt tại sân bay lớn thứ ba của Pháp là Nice, một nửa số chuyến bay đã bị hủy.
-
Kinh tế Thế giới
Ông Phumtham Wechayachai được bổ nhiệm làm Thủ tướng Thái Lan lâm thời
15:33'
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, sáng 3/7, các bộ trưởng nội các mới của Thái Lan đã tập trung tại Tòa nhà Chính phủ ở thủ đô Bangkok để tuyên thệ nhậm chức, trước khi đảm nhiệm nhiệm vụ của mình.
-
Kinh tế Thế giới
Quốc hội phê chuẩn ứng cử viên Thủ tướng Kim Min Seok
15:32'
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Quốc hội Hàn Quốc ngày 3/7 đã phê chuẩn đề cử ứng cử viên Thủ tướng Kim Min Seok tại phiên họp toàn thể, mở đường cho Tổng thống bổ nhiệm và thành lập nội các mới.
-
Kinh tế Thế giới
Dịch vụ hàng không Pháp và Hà Lan gián đoạn do đình công
14:53'
Cuộc đình công này do nghiệp đoàn lớn thứ hai và thứ ba của Pháp là UNSA-ICNA và USAC-CGT dẫn đầu, sau khi các cuộc đàm phán về điều kiện làm việc thất bại.
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg: Mỹ dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc
12:27'
Hãng tin Bloomberg dẫn tuyên bố của Tập đoàn Siemens AG của Đức cho biết công ty đã nhận được thông báo từ Chính phủ Mỹ về việc chấm dứt các hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Mercosur và EU tiến gần tới FTA
10:37'
Ngoại trưởng Brazil Mauro Vieira bày tỏ tin tưởng khả năng khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) và Liên minh châu Âu (EU) sớm ký kết Hiệp định tự do thương mại (FTA).
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ tiếp tục kêu gọi Chủ tịch Fed sớm từ chức
10:28'
Ngày 2/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tiếp tục nhắc lại lời kêu gọi Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell từ chức.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez vẫn hoạt động bình thường sau sự cố chìm giàn khoan
10:27'
Hoạt động hàng hải qua kênh đào này vẫn diễn ra bình thường theo cả hai hướng và không bị ảnh hưởng do vụ chìm giàn khoan ADMARINE-12 xảy ra mới đây ở cửa Vịnh Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ thông báo đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam
21:57' - 02/07/2025
Tổng thống Trump viết: “Tôi vừa đạt được một thỏa thuận thương mại với Việt Nam. Các chi tiết sẽ được cung cấp sau!”