Bước tiến trong hợp tác thực chất của nhóm "Bộ Tứ"
Lãnh đạo các quốc gia Mỹ, Nhật, Ấn Độ và Australia trong Đối thoại an ninh bốn bên (nhóm "Bộ tứ") vừa diễn ra tại Nhà Trắng đã công bố một loạt sáng kiến trên nhiều lĩnh vực như phòng chống COVID-19, hạ tầng, khí hậu, giáo dục, công nghệ, an ninh mạng và không gian tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Đây là lần gặp gỡ thứ hai diễn ra trong vòng 6 tháng giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Thủ tướng Australia Scott Morrison, kể từ cuộc họp đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo nhóm "Bộ tứ" được tổ chức theo hình thức trực tuyến vào tháng 3 vừa qua.
Cả hai cuộc họp đều được tổ chức theo sáng kiến của Tổng thống Joe Biden nhằm tăng cường lòng tin và thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia thành viên về các vấn đề trong khu vực.
Tại cuộc gặp, các nhà lãnh đạo đều nhấn mạnh tầm quan trọng của một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết các quốc gia thành viên nhóm "Bộ tứ" có cùng tầm nhìn chung cho tương lai, cùng nhau giải quyết những thách thức quan trọng của thời đại, từ đại dịch COVID-19 đến khí hậu và công nghệ mới nổi.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi bày tỏ mong muốn nhóm "Bộ tứ" sẽ đóng góp vào việc cung cấp hàng hóa công trên toàn cầu cũng như đảm bảo sự thịnh vượng và hòa bình ở khu vực và trên thế giới, trong khi Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide tin tưởng vào sự hợp tác trong nhóm vì mục tiêu hiện thực hóa một trật tự quốc tế tự do và rộng mở dựa trên luật lệ trong khu vực.
Thủ tướng Australia Scott Morrison nhìn nhận Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương hiện là khu vực năng động nhất trên thế giới, đa dạng và giàu có với rất nhiều cơ hội cũng như rất nhiều thách thức cần phải vượt qua trong một thế giới rất phức tạp và đang thay đổi.
Các quốc gia đều muốn khu vực này trở thành nơi không có sự ép buộc, quyền chủ quyền của tất cả các quốc gia được tôn trọng và các tranh chấp được giải quyết một cách hòa bình theo luật pháp quốc tế.
Trong tuyên bố chung được đưa ra sau cuộc họp, các nhà lãnh đạo nhóm "Bộ tứ" tái khẳng định cam kết hợp tác vì một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do, rộng mở, bao trùm và kiên cường, làm nền tảng cho an ninh và thịnh vượng chung của các quốc gia.
Nhóm "Bộ tứ" nêu rõ sẽ tiếp tục thúc đẩy tuân thủ luật pháp quốc tế đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) để ứng phó với các thách thức đối với trật tự hàng hải dựa trên luật lệ, bao gồm ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Các nhà lãnh đạo nhóm "Bộ tứ" cũng tái khẳng định sự ủng hộ đối với sự đoàn kết và vai trò trung tâm của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Tầm nhìn Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của ASEAN; hoan nghênh Chiến lược hợp tác của Liên minh châu Âu (EU) ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Nhóm cũng sẽ phối hợp chặt chẽ các chính sách ngoại giao, kinh tế và nhân quyền, tăng cường hợp tác nhân đạo và chống khủng bố ở Afghanistan, bày tỏ sự ủng hộ đối với các quốc đảo nhỏ, đặc biệt ở Thái Bình Dương trong việc củng cố khả năng phục hồi kinh tế và môi trường, tái khẳng định cam kết đối với phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên, tiếp tục kêu gọi chấm dứt bạo lực ở Myanmar và thực hiện khẩn cấp đồng thuận 5 điểm của ASEAN.
Về các lĩnh vực hợp tác cụ thể, tuyên bố chung cho biết kể từ cuộc họp lần trước, nhóm "Bộ tứ" đã đạt được những kết quả đáng kể trong việc giải quyết một số thách thức cấp bách nhất của thế giới như đại dịch COVID-19, cuộc khủng hoảng khí hậu và các công nghệ quan trọng và mới nổi.
Trong thời gian tới, để thúc đẩy cuộc chiến chống đại dịch COVID-19, Ấn Độ sẽ nối lại xuất khẩu vaccine ngừa COVID-19 từ tháng 10/2021. Nhật Bản sẽ tiếp tục giúp các đối tác trong khu vực mua vaccine thông qua khoản vay hỗ trợ ứng phó khẩn cấp khủng hoảng COVID-19 lên tới 3,3 tỷ USD.
Australia sẽ hỗ trợ 212 triệu USD giúp mua vaccine cho khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương. Ngoài ra, Australia cũng sẽ hỗ trợ 219 triệu USD giúp triển khai tiêm chủng và điều phối các hoạt động vận chuyển vaccine của nhóm "Bộ tứ" ở các khu vực trên.
Trong lĩnh vực khí hậu, nhóm cam kết sẽ cùng phối hợp nhằm duy trì giới hạn nhiệt độ theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu và tiếp tục các nỗ lực nhằm hạn chế sự gia tăng nhiệt độ Trái Đất không vượt quá 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Các nước trong nhóm sẽ điều phối các hoạt động ngoại giao nhằm thúc đẩy những mục tiêu chống biến đổi khí hậu tham vọng hơn, bao gồm vận động các nước chủ chốt trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Nhóm cũng công bố một số sáng kiến mới, bao gồm tăng cường an ninh chuỗi cung ứng đối với chất bán dẫn, thiết lập các chuỗi cung ứng năng lượng sạch, thúc đẩy việc triển khai các mạng viễn thông 5G và các thế hệ tiếp theo an toàn, minh bạch và mở, thiết lập nhóm phối hợp hạ tầng mới nhằm thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng bền vững trong khu vực.
Các nước trong nhóm cũng sẽ triển khai cơ chế hợp tác mới trong không gian mạng và cam kết cùng phối hợp chống các mối đe dọa tấn công mạng và bảo đảm an toàn cho hạ tầng quốc gia quan trọng.
Về lĩnh vực không gian, các nước sẽ xác định các cơ hội phối hợp mới và chia sẻ dữ liệu vệ tinh cho mục đích hòa bình như giám sát biến đổi khí hậu, ứng phó với thảm họa, sử dụng bền vững các đại dương và nguồn tài nguyên biển, tiến hành các tham vấn để bảo đảm sử dụng bền vững không gian.
Cuối cùng, tuyên bố chung cho biết nhóm "Bộ tứ" nhất trí sẽ tổ chức họp hằng năm giữa các nhà lãnh đạo và bộ trưởng ngoại giao các nước thành viên và tổ chức định kỳ các cuộc họp quan chức cấp cao và các nhóm công tác.
Theo giới quan sát và truyền thông quốc tế, cuộc họp lần này cho thấy nhóm "Bộ tứ" đã đưa ra mục đích mới, rộng lớn hơn cho quan hệ hợp tác thực chất hơn, toàn diện hơn và được thể chế hóa hơn nhằm vào các giải pháp thiết thực và kết quả cụ thể cho các vấn đề toàn cầu, từ COVID-19, an ninh y tế toàn cầu, cơ sở hạ tầng, biến đổi khí hậu, giáo dục và ngoại giao nhân dân, công nghệ quan trọng, an ninh mạng cho đến nghiên cứu vũ trụ. Đây có thể coi là bước tiến trong hợp tác thực chất giữa các nước thành viên.
Thủ tướng Australia Scott Morrison nêu rõ để đạt được mục tiêu vì một Ấn Độ Dương-Thái Bỉnh Dương tự do và rộng mở và thực hiện các sáng kiến bao trùm của mình, nhóm "Bộ tứ" sẽ hợp tác với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới, kể cả Trung Quốc.
Cũng với ý nghĩa trên, theo ông Morrison, nhóm "Bộ tứ" và đối tác an ninh mới AUKUS giữa Mỹ, Anh và Australia mang tính bổ sung cho nhau, hỗ trợ nhau và không nhằm mục đích thay thế cho bất cứ điều gì trong khu vực. Cá nhân mỗi nước thành viên và nhóm "Bộ tứ" nói chung đặc biệt tôn trọng ASEAN và luôn mong muốn hợp tác với đối tác này.
Được hình thành với tư cách là một liên minh không chính thức nhằm giải quyết hậu quả của trận sóng thần ở Ấn Độ Dương năm 2004, song vài năm gần đây nhóm "Bộ tứ" mới có những hoạt động thường xuyên và thực chất hơn. Tháng 9/2019, nhóm chính thức đưa cuộc họp cấp bộ trưởng ngoại giao vào chương trình hoạt động hằng năm bên cạnh các cuộc họp quan chức cấp cao.
Tháng 3/2020, nhóm đã mời 3 quốc gia gồm Hàn Quốc, New Zealand và Việt Nam tham gia đối thoại, thảo luận về cách ứng phó với đại dịch COVID-19 và tái cấu trúc chuỗi cung ứng trong khu vực. Cũng trong năm 2020, cuộc tập trận hải quân hằng năm Malabar khu vực Ấn Độ Dương lần đầu tiên có sự tham gia của cả bốn quốc gia "Bộ tứ".
Một năm sau đó, Tổng thống Mỹ vừa nhậm chức Joe Biden đã tổ chức cuộc họp đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo nhóm "Bộ tứ" theo hình thức trực tuyến, mở đường cho cuộc họp trực tiếp đầu tiên.
Mặc dù đã có những hoạt động quan trọng trong thời gian gần đây, Giáo sư Carl Thayer từ trường Đại học New South Wales, Australia, lưu ý nhóm "Bộ tứ" không phải là một liên minh và vẫn đang trong quá trình định hình. Hợp tác giữa các thành viên trong nhóm vẫn chủ yếu trên cơ sở song phương và ba bên.
Các chuyên gia khác cũng cho rằng đây mới chỉ là những động thái bước đầu. Các thành viên trong nhóm cần tập trung hơn nữa vào việc tăng cường năng lực và hiệu quả để sớm hiện thực hóa các sáng kiến hợp tác và đem lại các lợi ích cụ thể cho khu vực./.
>>>Sứ mệnh nâng tầm kinh tế xuyên Thái Bình Dương của "Bộ Tứ kim cương"
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nhóm Bộ tứ chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh trực tiếp đầu tiên
17:59' - 09/09/2021
Hội nghị sắp tới, được cho là nhằm củng cố quan hệ 4 nước trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, dự kiến sẽ diễn ra sau phiên họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong tháng 9 tại New York (Mỹ).
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Tín hiệu cho một trật tự tài chính toàn cầu mới?
06:30'
Nhận thức lâu đời về đồng USD và trái phiếu kho bạc Mỹ là nơi trú ẩn an toàn có nguy cơ bị thay đổi vĩnh viễn.
-
Phân tích - Dự báo
Nông nghiệp Hàn Quốc: Từ ‘sự cố táo vàng’ đến chiến lược sống còn
05:30'
Tờ “Korea JoongAng Daily” mới đây có bài viết về biến đổi khí hậu đang gây ra những thách thức chưa từng thấy đối với nông nghiệp Hàn Quốc, từ thời tiết khắc nghiệt đến giá lương thực bất ổn.
-
Phân tích - Dự báo
Châu Âu giằng co giữa tham vọng khí hậu và thực tế kinh tế
06:30' - 06/07/2025
EC vừa chính thức đề xuất mục tiêu giảm 90% khí thải nhà kính vào năm 2040 so với mức của năm 1990, tiếp nối lộ trình đưa Liên minh châu Âu (EU) hướng tới mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
-
Phân tích - Dự báo
Khi kho vàng Manhattan trở thành dấu hỏi địa kinh tế
05:30' - 06/07/2025
Theo báo The Straits Times, Mỹ vốn luôn tự hào vì sở hữu kho vàng lớn nhất thế giới.
-
Phân tích - Dự báo
Giải cứu thép nội địa - nhiệm vụ không dễ với Canada
06:30' - 05/07/2025
Bộ Tài chính Canada sẽ hạn chế lượng thép nước ngoài nhập khẩu bằng cách áp thuế đối với các mặt hàng vượt quá ngưỡng quy định từ những quốc gia không có FTA với Canada.
-
Phân tích - Dự báo
Thách thức giảm phát thải carbon thúc đẩy đầu tư công nghệ xanh
05:30' - 05/07/2025
Thách thức về giảm phát thải carbon và lưu trữ khí nhà kính đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các ngành công nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực khai thác và chế biến hydrocarbon.
-
Phân tích - Dự báo
Đồng USD có khởi đầu năm tệ nhất trong nửa thế kỷ
06:30' - 04/07/2025
Theo tờ New York Times, đồng tiền của Mỹ đã giảm hơn 10% trong sáu tháng qua, khi so sánh với những đồng tiền của các đối tác thương mại lớn trong rổ tiền tệ quốc tế.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc dịch chuyển chiến lược của ngành công nghiệp ô tô toàn cầu
05:30' - 04/07/2025
Theo tờ China Daily, các chuyên gia trong ngành cho biết những nhà sản xuất ô tô đa quốc gia đang đẩy nhanh các nỗ lực để nội địa hóa hoạt động ở Trung Quốc.
-
Phân tích - Dự báo
Đông Nam Á trên bàn cờ thương mại mới - Bài cuối: Địa kinh tế xoay trục
06:30' - 03/07/2025
Theo trang thediplomat.com, tầm ảnh hưởng kinh tế ngày càng gia tăng của các quốc gia Đông Nam Á đã thu hút sự chú ý mạnh mẽ từ các cường quốc thương mại hàng đầu thế giới.