Business Times lạc quan về kinh tế Việt Nam năm 2022
Bài báo dẫn đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB) rằng Việt Nam hiện là một trong những quốc gia năng động và phát triển nhất ở Đông Á. Việt Nam đang phục hồi sau tác động kinh tế của đại dịch COVID-19 và quá trình này sẽ tăng tốc vào năm 2022.
Nhóm nghiên cứu của ngân hàng hàng đầu Singapore DBS dự đoán tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam năm 2022 là 8%.
Trong khi đó Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo năm nay, Việt Nam sẽ vươn từ vị trí thứ 6 lên thứ 3 trong Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) về GDP, sau Indonesia và Thái Lan, với tầng lớp trung lưu gia tăng nhanh chóng trong nước cùng với số lượng người siêu giàu.
Business Times nhận định một yếu tố quan trọng góp phần vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam là việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài đáng kể. Tác giả nhấn mạnh Việt Nam đang trở thành cơ sở cung cấp dịch vụ cho các công ty quốc tế trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đồng thời là nơi đầu tư phát triển một số lượng lớn các công ty khởi nghiệp.
Nền kinh tế bùng nổ của Việt Nam đòi hỏi lượng năng lượng khổng lồ và đất nước đang tích cực tham gia vào quá trình chuyển đổi sang các nguồn năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường.
Business Times nhận định Việt Nam đang dẫn đầu các nước Đông Nam Á về công suất thiết bị sử dụng năng lượng Mặt Trời (năm 2020 đạt 16,6 gigawatt). Điều này có được nhờ các chính sách của chính phủ khuyến khích phát triển các nguồn năng lượng tái tạo.
Sự phát triển của ngành xây dựng là một phần không thể thiếu trong công cuộc phục hồi kinh tế. Trong năm 2022, Việt Nam sẽ triển khai một số dự án cơ sở hạ tầng lớn cần thiết cho sự phát triển kinh tế đất nước và cần đầu tư tài chính lớn.
Các nước ASEAN hàng đầu thể hiện sự quan tâm lớn đến các dự án logistics tại Việt Nam và sẵn sàng đóng góp vào việc triển khai các dự án này. Bài báo khẳng định: “Việt Nam hoàn toàn xứng đáng với danh hiệu “con hổ châu Á mới”.
Alexandr Rogozhin, người đứng đầu Nhóm Các vấn đề kinh tế thuộc Trung tâm Các vấn đề phát triển và hiện đại hóa, Viện Kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế, Viện Hàn lâm Khoa học Nga, đánh giá: “Việt Nam đang cho thấy những kết quả đáng kinh ngạc về phát triển kinh tế và xã hội. Trong hoàn cảnh khó khăn của đại dịch COVID-19, giáng đòn nặng nề vào nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam đã đạt được những kết quả xuất sắc".
Vị chuyên gia này tin tưởng rằng sự phát triển năng động và ổn định của nền kinh tế Việt Nam có được nhờ vào chính sách hiệu quả ban lãnh đạo, đó là mở cửa nền kinh tế đất nước ra thế giới bên ngoài và ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do với các nước và tổ chức khu vực.
Luật đầu tư cởi mở thúc đẩy dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam, cùng với sự ổn định chính trị, lực lượng lao động có tay nghề cao, trẻ và giá rẻ đã trở thành những yếu tố quan trọng trong việc thu hút một số lượng lớn các doanh nghiệp nước ngoài./.
>>Dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam phục hồi mạnh trong năm 2022
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
FTA tiếp tục là xung lực cho kinh tế Việt Nam tăng trưởng
16:45' - 30/01/2022
Năm 2022, các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương sẽ tiếp tục là một trong những xung lực hỗ trợ cho kinh tế Việt Nam tăng trưởng.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ sở nào để kinh tế Việt Nam phục hồi và phát triển trong năm 2022?
08:10' - 21/01/2022
Các hoạt động kinh tế - xã hội được dự báo sẽ phục hồi mạnh hơn khi dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn và Việt Nam tiếp tục chiến lược sống chung an toàn với COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22'
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.