Các Bộ trưởng Tài chính APEC 2022 cam kết hợp tác hướng tới tăng trưởng bền vững
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, trong hai ngày 19-20/10 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Queen Sirikit ở thủ đô Bangkok đã diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Tài chính Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 29, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Tài chính nước chủ nhà APEC 2022 Thái Lan Arkhom Termpittayapaisith.
Hội nghị có sự tham gia của trên 200 đại biểu thuộc 21 nền kinh tế thành viên APEC và đại diện các tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)... Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Tài chính Tạ Anh Tuấn dẫn đầu tham dự.
Với chủ đề “Thúc đẩy số hóa, đạt được mục tiêu bền vững”, Hội nghị đã thảo luận về triển vọng kinh tế và tài chính đồng thời chia sẻ quan điểm về các hành động chính sách hợp tác để đạt được Tầm nhìn Putrajaya 2040, bao gồm thông qua Kế hoạch Hành động Aotearoa nhằm phát triển một cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương cởi mở, năng động, kiên cường và hòa bình vào năm 2040, vì sự thịnh vượng của tất cả người dân và thế hệ tương lai. Hội nghị đã rà soát và thảo luận triển khai sáng kiến của năm 2022 là “Tài chính bền vững” và “Số hoá cho nền kinh tế số”. Bộ trưởng Tài chính Thái Lan Arkhom khẳng định, tiếp cận tài chính bền vững và hiệu quả cho tất cả các khu vực thành phần kinh tế đóng vai trò đặc biệt quan trọng để đạt được tăng trưởng kinh tế bao trùm và bền vững, đồng thời khai thác triệt để sức mạnh của số hóa đối với chính sách tài khóa và tài chính bao trùm, bao gồm giảm khoảng cách công nghệ số giữa các nhóm kinh tế - xã hội khác nhau. Các đại biểu dự hội nghị đã chia sẻ ý kiến về tình hình kinh tế trong thời kỳ hậu COVID-19, các yếu tố tích cực và tiêu cực đối với phục hồi kinh tế và thảo luận các chính sách tài chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tập trung vào việc thực hiện tốt 2 trụ cột “Tài chính bền vững” và “Số hóa cho nền kinh tế số”.Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Tạ Anh Tuấn cho biết trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực APEC phải đối diện với nhiều thách thức, đà phục hồi không đồng đều và chưa toàn diện, GDP quý III/2022 của Việt Nam ước tính tăng khá cao ở mức 13,67% so với cùng kỳ năm trước. Điều đó giúp tạo nên mức tăng trưởng GDP chín tháng đạt 8,83% - mức tăng cao nhất của chín tháng trong giai đoạn 2011-2022.
Theo ông Tạ Anh Tuấn, việc Việt Nam điều hành chủ động, linh hoạt và hiệu quả chính sách tài khóa và tiền tệ đã góp phần kiềm chế lạm phát, duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô, tạo đà cho phục hồi tăng trưởng GDP dự kiến đạt 7,5-8% trong năm 2022.
Thứ trưởng Tạ Anh Tuấn cũng chia sẻ nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng, tăng cường khả năng chống chịu của nền kinh tế, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và an ninh tài chính quốc gia, ưu tiên điều hành chính sách tài khóa của Việt Nam trong những năm tới sẽ gắn với hoàn thiện chính sách huy động các nguồn lực tài chính quốc gia; nâng cao hiệu quả phân bổ các nguồn lực tài chính gắn với quá trình tái cơ cấu nền kinh tế và phát triển bền vững; quản lý chặt chẽ bội chi ngân sách nhà nước, nợ công và cải thiện dư địa tài chính góp phần nâng cao khả năng chống chịu của nền tài chính quốc gia; thiết lập nền tảng tài chính số, cải cách hành chính nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước...
Do vậy, những nội dung hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm quốc tế của Tiến trình Bộ trưởng Tài chính APEC năm 2022 với các nội dung chính tập trung vào “Tài chính bền vững” và “Số hóa cho nền kinh tế số” đặc biệt thiết thực và gắn kết với tầm nhìn và nhiệm vụ của Bộ Tài chính Việt Nam hiện nay.
Hội nghị tái khẳng định vai trò tích cực của các chính sách cải cách cơ cấu và kinh tế vĩ mô nhằm tạo tiền đề cho tăng trưởng mạnh mẽ, cân bằng, bao trùm, đổi mới và bền vững phục vụ cho mục tiêu nâng cao mức sống trong khu vực. Với tư cách chủ nhà APEC 2022, Thái Lan mong muốn thúc đẩy các vấn đề khác nhau liên quan đến tính bền vững cho các thành viên APEC, chẳng hạn như cấp quyền truy cập vào các quỹ phát triển bền vững và áp dụng công nghệ kỹ thuật số để thúc đẩy nền kinh tế kỹ thuật số.
Hội nghị là sự kiện đánh dấu thời điểm chuyển giao Tiến trình Bộ trưởng Tài chính năm 2022 do Thái Lan chủ trì sang Mỹ, nước chủ nhà của APEC trong năm 2023. Trong ngày 20/10, Đối thoại điều hành của Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC) với các trưởng đoàn tham dự hội nghị cũng được tổ chức. Sự kiện tập trung vào việc tiếp cận tài chính kỹ thuật số và hợp tác giữa chính phủ và các khu vực tư nhân.Các đại biểu đã thảo luận về tài chính số toàn diện, bao gồm: Phát triển hệ thống dữ liệu mở trong nhiều lĩnh vực trong Khu vực APEC; Xây dựng hạ tầng giao dịch số cho các MSME tham gia vào chuỗi cung ứng; Thúc đẩy sự phát triển của tiền số điện tử của ngân hàng trung ương một cách hiệu quả và dễ vận hành./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
APEC cam kết tăng cường hợp tác đảm bảo an ninh lương thực trong khu vực
11:15' - 27/08/2022
Bộ trưởng Nông nghiệp các nền kinh tế thành viên và các quan chức cấp cao của APEC đã cam kết tăng cường hợp tác đảm bảo an ninh lương thực trong khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan có thủ tướng tạm quyền, khẳng định Hội nghị Cấp cao APEC không bị ảnh hưởng
19:08' - 24/08/2022
Phó Thủ tướng Prawit Wongsuwon hiện là Thủ tướng tạm quyền cho đến khi Tòa án Hiến pháp ra phán quyết về nhiệm kỳ thủ tướng của Đại tướng Prayut Chan-o-cha.
-
Kinh tế Thế giới
APEC nhất trí tăng cường hợp tác đẩy nhanh sự phục hồi ngành du lịch
13:12' - 20/08/2022
Các bộ trưởng du lịch của các nền kinh tế thành viên APEC nhất trí tăng cường hợp tác nhằm củng cố sự phục hồi ngành du lịch cho dù vẫn còn những lo ngại về tác động của đại dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thông điệp “Nước Việt Nam là một” vang vọng truyền thông Mỹ Latinh
21:50' - 27/04/2025
Bài viết “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã trở thành tâm điểm trong loạt bài đặc biệt của Thông tấn xã Mỹ Latinh Prensa Latina.
-
Kinh tế Thế giới
IMF dự báo quá trình phục hồi kinh tế ở châu Phi bị gián đoạn
13:59' - 27/04/2025
Theo báo cáo Triển vọng kinh tế khu vực châu Phi ở phía Nam sa mạc Sahara công bố ngày 25/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định đà phục hồi kinh tế tại khu vực này đang bị gián đoạn.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump yêu cầu miễn phí lưu thông qua kênh đào Panama, Suez cho tàu Mỹ
13:58' - 27/04/2025
Ngày 26/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi miễn phí lưu thông cho các tàu quân sự và thương mại của Mỹ qua kênh đào Panama và Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng kinh tế Mỹ đang “giảm tốc” trước áp lực thuế quan
13:58' - 27/04/2025
Tăng trưởng kinh tế Mỹ đang giảm tốc rõ rệt trong những tháng đầu năm 2025, do người tiêu dùng thận trọng và thâm hụt thương mại mở rộng từ làn sóng nhập khẩu trước thuế quan.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
10:43' - 27/04/2025
Tuần qua có nhiều sự kiện kinh tế nổi bật như: Mỹ áp thuế 3.521% đối với pin năng lượng mặt trời nhập khẩu; Giám đốc IEA cảnh báo áp lực địa chính trị gia tăng là thách thức với an ninh năng lượng…
-
Kinh tế Thế giới
Bất ổn vẫn bao trùm thương mại toàn cầu
10:13' - 27/04/2025
Chiến lược thuế quan của ông Trump có thể gây ra những tác động lâu dài, bao gồm xu hướng gia tăng chi phí sinh hoạt và những rủi ro suy thoái kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch EC và Tổng thống Mỹ nhất trí về kế hoạch hội đàm chính thức
08:48' - 27/04/2025
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhất trí tổ chức cuộc họp chính thức trong thời gian tới.
-
Kinh tế Thế giới
EY: Thuế nhập khẩu 25% có thể khiến chi phí dược phẩm tại Mỹ tăng hơn 50 tỷ USD/năm
19:56' - 26/04/2025
Từ trước đến nay, dược phẩm thường được miễn trừ khỏi các cuộc chiến thương mại vì lo ngại tác động tiêu cực. Tuy nhiên, ông Trump nhiều lần đe dọa áp thuế 25% với thuốc nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore không đạt thoả thuận giảm thuế với Mỹ
19:34' - 26/04/2025
Mỹ sẽ không giảm 10% thuế quan cho hàng nhập khẩu từ Singapore nhưng hai nước nhất trí sẽ tăng cường quan hệ kinh tế một cách tích cực và tiếp tục thảo luận về các cách thức hợp tác.