Các cách xử lý kính lái ô tô bị xước và nứt

07:00' - 27/04/2024
BNEWS Việc có vết xước trên kính lái ô tô không chỉ làm cho xe mất tính thẩm mỹ, mà còn gây ảnh hưởng đến tầm nhìn của người lái. Để giúp tài xế lựa chọn được cách xử lý hợp lý, BNEWS.VN gợi ý một số cách.

Dưới đây là những bước có thể thực hiện để xử lý tình trạng xước nhẹ này:

>>Các cách khởi động ô tô bị hết ắc quy

>>Hình ảnh và ý nghĩa ký hiệu đèn trên ô tô tài xế cần biết

>>Kinh nghiệm lái ô tô đường dài tiết kiệm nhiên liệu

>>Bảo dưỡng ô tô vào mùa hè: Những điều cần lưu ý

1. Đánh giá mức độ hỏng hóc:

Có nhiều nguyên nhân khiến kính lái bị trầy xước như: đồ đạc rơi xuống kính lái, gió bão khiến rác, bụi cọ vào, thậm chí là cây đổ xuống kính xe...

 

Ngoài ra việc lâu bụi bẩn, vết ố và vệ sinh kính không đúng cách như sử dụng giấy nhám cứng, cọ cứng để lau chùi cũng có thể làm kính lái bị trầy xước. Tuy nhiên, nguyên nhân thường gặp nhất là do sử dụng gạt mưa đã lão hóa, mòn cùn nên khi sử dụng, gạt mưa sẽ cào xước kính lái ô tô. Khi kính lại bị xước, kính sẽ mờ và gây khó khăn cho người lái khi nhìn đường, đặc biệt là vào lúc trời mưa hay buổi tối khi có đèn xe ngược chiều.

Kính lái bị xước nhẹ: Nếu xước chỉ là những vết nhẹ và không ảnh hưởng đến tầm nhìn, bạn có thể tự xử lý tại nhà.

Kính lái bị xước nặng: Trong trường hợp này, cần phải tham khảo ý kiến của một chuyên gia hoặc đến một cửa hàng sửa chữa ô tô để được tư vấn và xử lý kịp thời.

Kính lái bị rạn nứt: Trước hết, việc cần làm là đo kích thước vùng nứt, rạn của kính. Nếu vết rạn ngắn hơn 30 cm chiều dài, hoặc vết tròn bằng một đồng xu, bạn có cách xử lý mà không cần phải thay cả kính.

2. Sửa chữa tại nhà (đối với xước nhẹ):

- Sử dụng sơn móng tay màu trong suốt:

Sơn móng tay có thể hỗ trợ xử lý kính xe bị xước hoặc bị nứt. Cách khắc phục vết xước cũng khá đơn giản. Đầu tiên, sử dụng vải mềm để lau sạch bề mặt kính, không để sót lại bụi bẩn. Sau đó, dùng nước rửa kính để làm sạch bề mặt kính, tiếp tục lau khô bằng vải mềm theo chiều dọc kính, đảm bảo kính không bị ướt.

Bước tiếp theo, dùng sơn móng tay màu trong suốt chị em thường dùng, quét trực tiếp lên bề mặt kính bị xước, quét lại từ 2-3 lần tùy thuộc vào mức độ xước. Đợi khoảng một phút cho vết sơn móng khô, đổ chất axeton vào mảnh vải mềm rồi lau trực tiếp lên bề mặt vết xước.

Lưu ý lau sạch vết sơn móng tay sẽ cho kết quả bất ngờ với phương pháp này. Với những vết sơn bị dây ra ngoài, cũng có thể sử dụng axeton để làm sạch.

- Sử dụng dung dịch chuyên dụng xoá xước, đánh bóng kính lái:

Với phương pháp này tương tự cách trên. Mọi người chỉ cần mua dung dịch xóa xước, đánh bóng kính lái về, sau đó xịt dung dịch lên vết xước, sử dụng khăn lau đến khi vết xước biến mất. Lưu ý, cần lau sạch kính khỏi bụi bẩn trước khi dùng dung dịch này.

Trên thị trường có nhiều loại sơn dưỡng kính có thể giúp làm mờ hoặc lấp đầy những vết xước nhỏ, như dung dịch xóa vết xước trên kính Sonax Glass Polish, dung dịch đánh bóng kính NK, dung dịch xóa vết xước trên kính Meguiar’s Scratch X 2.0, dung dịch xóa xước Fantastic XML, Lidui Moly 2320… với giá dao động từ 200.000 đồng đến 430.000 đồng/lọ dung tích 120ml - 300ml.

- Sử dụng các liệu pháp tự nhiên: Bạn cũng có thể thử sử dụng bột baking soda kết hợp với nước hoặc kem đánh răng để chà lên những vết xước nhẹ.

3. Đưa xe đến trung tâm chăm sóc:

Với trường hợp kính lái bị xước mờ hoặc những chấm nhỏ li ti, việc khắc phục tương đối đơn giản như trên, nhưng với nhiều người bận hoặc ngại làm có thể đưa xe đến các trung tâm chăm sóc ô tô để thực hiện đánh bóng kính. Kính xe sẽ được đánh bóng toàn bộ với chi phí chỉ khoảng 1 triệu đồng.

4. Kính lái bị nứt do đá dăm bắn vào:

Việc đá dăm bắn vào kính khi xe di đang chuyển là trường hợp mà nhiều chủ xe gặp phải. Khi này, nhẹ thì sẽ chỉ là những chấm nhỏ li ti xuất hiện trên kính lái còn nặng hơn có thể khiến kính bị nứt, lõm sâu.

 

Tuy nhiên nếu vết xước có độ sâu nhất định, nhìn rõ nét, việc đánh bóng cũng không thể giải quyết được hết. Ngoài ra nếu nơi xử lý tay nghề không tốt có thể dẫn tới kính bị lóa.

Nếu kính ô tô bị đá bắn vào xuất hiện vết nứt, để tiết kiệm chi phí, chủ xe cũng có thể sử dụng dịch vụ hàn kính với chi phí vài trăm nghìn đồng. Tuy nhiên, ở vị trí hàn, nếu để ý kỹ vẫn sẽ thấy vết, không thể đẹp như kính lúc bình thường.

Vì vậy, cách tốt nhất trong trường hợp này là chủ xe nên đưa ô tô bị xước kính đến các garage ô tô uy tín hoặc đại lý chính hãng. Tại đây tùy vào mức độ vết nứt sẽ được nhân viên tư vấn cách xử lý phù hợp nhất.

5. Thay kính lái (đối với xước nặng hoặc nứt, vỡ):

Tham khảo ý kiến của chuyên gia: Để đảm bảo an toàn và chất lượng, hãy tham khảo ý kiến của một chuyên gia trước khi quyết định thay thế kính lái.

Đến cửa hàng sửa chữa ô tô, vào đại lý chính hãng: Để thay thế kính lái, bạn nên đến một cửa hàng sửa chữa ô tô uy tín và chuyên nghiệp để đảm bảo công việc được thực hiện đúng cách.

4. Phòng ngừa trong tương lai:

Sử dụng bảo vệ kính: Có thể sử dụng bộ phim bảo vệ kính hoặc túi chống nắng khi đỗ xe ngoài trời để giảm thiểu nguy cơ bị xước kính.

Lái xe cẩn thận: Tránh va chạm hoặc va đập mạnh với các vật thể để tránh tình trạng kính lái bị hỏng.

Kính lái ô tô bị xước và nứt có thể ảnh hưởng đến an toàn khi lái xe, vì vậy việc xử lý một cách nhanh chóng và hiệu quả là rất quan trọng. Hãy luôn đảm bảo rằng bạn duy trì kính lái ô tô của mình trong tình trạng tốt nhất có thể để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh khi lái xe.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục