Các cảng hàng hóa ở Anh rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng
Sản lượng hàng hóa tại các cảng của Vương quốc Anh đang sụt giảm ở thấp nhất kể từ năm 1983, sau khi sản lượng dầu ở Biển Bắc sụt giảm và tác động của Brexit, chỉ việc Vương quốc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), khiến khối lượng hàng hóa sụt giảm lớn.
Theo nghiên cứu do Hãng nghiên cứu tư vấn hàng hải Drewry Maritime Advisors của Anh thực hiện, hàng hóa thương mại giao dịch tại các cảng của Anh dự kiến sẽ đạt mức khoảng 408 triệu tấn trong năm nay, giảm 13,5% so với năm 2019. Nguyên nhân chính khiến lượng hàng hóa sụt giảm là do nhu cầu đối với hàng tiêu dùng và một số mặt hàng khác như vật liệu xây dựng tại Anh tăng mạnh trở lại sau đợt phong tỏa đầu tiên vào năm 2020, cùng với sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, thiếu hụt tài xế đã gây ra một số tắc nghẽn nghiêm trọng tại các cảng của Anh trong nửa cuối năm 2021.Việc sản xuất dầu tại một số địa điểm ở Biển Bắc, vốn đóng vai trò quan trọng trong thương mại của Anh và chiếm khoảng 1/3 sản lượng của các cảng biển, cũng đã bị gián đoạn và sụt giảm do nhu cầu năng lượng giảm xuống trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn tràn lan.
Ngoài ra, các biện pháp kiểm soát hàng hóa mới tại biên giới giữa Anh và EU theo Thỏa thuận Brexit vào đầu năm nay cũng góp phần vào sự sụt giảm do khối lượng hàng hóa.
Tim Morris, Giám đốc điều hành của Tập đoàn Cảng biển lớn của Anh nhận định rằng, đây là một “năm đầy thách thức” và “những cú sốc của đại dịch COVID-19 đã làm thay đổi cơ cấu lâu dài như sự chuyển dịch giảm dần sự phụ thuộc vào dầu thô và tác động của quá trình giảm phát thải khí carbon đối với nền kinh tế Anh”. Khối lượng hàng hóa tại các cảng của Anh dự kiến sẽ bắt đầu phục hồi nhưng sẽ không đạt mức trước đại dịch cho đến năm 2026 do nhu cầu đối với các sản phẩm dầu và khí đốt tiếp tục giảm khi Anh triển khai các kế hoạch giảm thải khí carbon theo như cam kết chống biến đổi khí hậu tại Hội nghị COP26. Nhu cầu dầu của Anh đã giảm kể từ khoảng năm 2005 do sự chuyển dịch trong hệ thống năng lượng truyền thống sang năng lượng tái tạo. Điều đó đã dẫn đến sự sụt giảm trong thời gian dài về khối lượng dầu tại các cảng ở Scotland, nơi tiếp nhận nguồn dầu thô cung cấp từ Biển Bắc và các cảng khác gần các nhà máy lọc dầu như Southampton và Immingham. Theo nghiên cứu, sự sụt giảm sản lượng diễn ra chủ yếu tại các cảng thuộc sở hữu của khu vực tư nhân, hiện cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng xanh như sử dụng năng lượng điện để giảm lượng carbon trong các thiết bị vận chuyển. Các nhà điều hành cho rằng, quá trình chuyển đổi này cần phải có sự hỗ trợ đầu tư của Chính phủ Anh./.>>>Các doanh nghiệp Mỹ và Hy Lạp hợp tác phát triển cảng biển ở Libya
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Singapore hoàn thành xây dựng giai đoạn 1 cảng biển lớn nhất nước
12:07' - 01/12/2021
Ngày 30/11/2021, Cơ quan Quản lý Cảng và Hàng hải Singapore (MPA) thông báo đã hoàn tất việc xây dựng Giai đoạn 1 Cảng biển Tuas thế hệ mới của nước này.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hút nhà đầu tư "rót tiền" vào hạ tầng cảng biển
07:51' - 16/11/2021
Nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng biển đến năm 2030 cần khoảng 313.000 tỷ đồng và sẽ chủ yếu được huy động từ nguồn ngoài ngân sách, vốn doanh nghiệp và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55'
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46'
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46' - 22/11/2024
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.