Các chuỗi liên kết mang lại thành công cho ngành thủy sản
Mặc dù, được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn và thách thức, đặc biệt là việc Uỷ ban châu Âu áp dụng "thẻ vàng" đối với hải sản khai thác của Việt Nam. Nhưng nhờ sự chỉ đạo và hành động quyết liệt từ Trung ương đến địa phương, ngành thuỷ sản đã hoàn thành và vượt các chỉ tiêu đề ra.
Giá trị xuất khẩu thuỷ sản năm 2018 đạt 9 tỷ USD, vượt 8,4% so với kế hoạch. Đáng chú ý, các chuỗi liên kết sản xuất thuỷ sản đều mang lại hiệu quả cao. Có thể nói, đây là năm thành công đối với ngành thuỷ sản Việt Nam. Để tìm hiểu rõ vấn đề này, phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với ông Trần Đình Luân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
Phóng viên: Ông có thể đánh giá về kết quả hoạt động sản xuất của ngành thuỷ sản trong năm qua? Ông Trần Đình Luân: Để có được kết quả tăng trưởng mà ngành thuỷ sản đã đạt được thì phải nói là có sự vào cuộc chỉ đạo quyết liệt của toàn hệ thống chính trị, rồi Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Đặc biệt là Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thường xuyên nắm bắt hàng ngày tình hình của nuôi trồng thủy sản, cùng với sự vào cuộc của các địa phương, các Hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp, bà con... thực hiện Kế hoạch hành động về tái cơ cấu của ngành thủy sản. Có thể nói, trong năm 2018 chúng ta cũng gặp rất nhiều khó khăn, nhưng trước mỗi khó khăn đều được nhận diện cảnh báo, nhờ đó, các cấp có thẩm quyền đã chỉ đạo sát sao để khắc phục hạn chế ảnh hưởng bất lợi cho sản xuất thủy sản năm 2018. Năm 2018, giá trị sản xuất thủy sản đạt khoảng 228.139 tỷ đồng, tăng 7,7% so với năm 2017; tổng sản lượng đạt khoảng 7,74 triệu tấn, tăng 7,2%; trong đó, sản lượng sản lượng khai thác đạt 3,59 triệu tấn, tăng 6,0%, nuôi trồng đạt 4,15 triệu tấn, tăng 8,3%. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản ước đạt khoảng 9 tỷ USD, tăng 8,4%. Hầu hết cán nhóm sản phẩm đều tăng so với năm 2017, cá tra đạt 2,26 tỷ USD, tăng 26,4%; tôm 3,58 tỷ USD, giảm 7,1%; nhóm hải sản gồm cá ngừ 675 triệu USD, tăng 13,9%... Như vậy, so với chỉ tiêu tại phương án tăng trưởng năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá trị sản xuất vượt 2,4%; tổng sản lượng vượt 3,0%; trong đó, sản lượng khai thác vượt 2,4%, sản lượng nuôi trồng tượt 3,6% (cá tra vượt 10,4%, tôm nước lợ vượt 0,3%). Diện tích nuôi tôm nước lợ vượt 2,9%...Phóng viên: Ông đánh giá như thế nào về chuỗi liên kết trong sản xuất thuỷ sản hiện nay và cần tập trung vào vấn đề gì để phát triển các chuỗi này?
Ông Trần Đình Luân: Trong kế hoạch tái cơ cấu và tổ chức lại sản xuất, liên kết là một trong những giải pháp đã được đề ra, trong thời gian vừa qua, rất nhiều chuỗi đã được hình thành. Chẳng hạn, chuỗi tôm có thể thấy rõ nhất ở 3 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau. Chuỗi tôm thể hiện liên kết từ vật tư đầu vào đến nhà máy chế biến và truy xuất được nguồn gốc sản phẩm. Hay đối với sản xuất cá tra thì liên kết từ vùng sản xuất giống, đến vùng nuôi và đến nhà máy chế biến đã từng bước phát huy hiệu quả, đặc biệt vừa qua chúng ta đã triển khai đề án cá tra 3 cấp ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Số lượng chuỗi ngày một tăng lên, tương tự như thế đối với khai thác thủy sản, hiện nay các tổ đội sản xuất trên biển và các tàu dịch vụ hậu cần ngày một tăng lên, đảm bảo giảm được tổn thất và nâng cao chất lượng. Một yêu cầu hiện nay nữa là không được vi phạm khai thác bất hợp pháp và truy xuất nguồn gốc khai thác hải sản minh bạch, rõ rang, công khai. Hiện nay, một số doanh nghiệp lớn đã chủ động được khu vực sản xuất, họ chủ động được vật tư đầu vào. Ví dụ, có những doanh nghiệp vừa nuôi, vừa sản xuất giống, vừa có nhà máy chế biến, tuy nhiên, tỷ lệ phần trăm đấy vẫn thấp so với tổng thể ngành thủy sản. Vì thế, để đảm bảo đồng đều về mặt chất lượng sản phẩm, đảm bảo đủ số lượng để phục vụ cho chế biến xuất khẩu thì việc liên kết giữa các khu vực sản xuất lại với nhau là điều cần thiết để đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ. Nếu không tổ chức liên kết, mà để cho các hộ nhỏ lẻ làm thì đấy là liên kết ngang. Còn đối với liên kết dọc thì cần sự vào cuộc của các thành phần tham gia, để đảm bảo sản phẩm sản xuất ra đến đúng với các địa chỉ chế biến và xuất khẩu; đồng thời để làm sao chuỗi sản xuất đó được công khai minh bạch và quan trọng là cân đối lại các giá trị trong các thành phần trong chuỗi, đảm bảo hiệu quả để người dân yên tâm đầu tư sản xuất theo các tiêu chuẩn mà người tiêu dùng đòi hỏi. Phóng viên: Ông đánh giá thế nào về công nghệ trong chế biến thủy sản hiện nay? Ông Trần Đình Luân: Đối với các nhà máy chế biến xuất khẩu thuỷ sản của chúng ta hiện nay đều đạt những tiêu chuẩn quy chuẩn mà các nước nhập khẩu khó tính như Mỹ, Nhật Bản, EU đã đánh giá và công nhận. Tuy nhiên, với mục tiêu trong tái cơ cấu là phải chế biến sâu và tăng cường chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng, đặc biệt là chế biến hết không để nguyên liệu dư thừa. Như vậy, trong thời gian tới, tôi cho rằng cần đầu tư khoa học công nghệ, tận dụng một cách tốt nhất nguồn nguyên liệu chúng ta sẵn có, biến những sản phẩm có giá trị gia tăng có thể phục vụ cho con người, phục vụ cho ngành y tế. Ngoài ra, tôi cũng mong muốn phát triển thị trường, đối với mỗi sản phẩm mới chúng ta cần có hỗ trợ của toàn hệ thống, đặc biệt thông qua các cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài, tìm hiểu, xúc tiến giúp tiếp cận thị trường nhanh nhất, tốt nhất và hiệu quả nhất. Phóng viên: Vậy theo ông, thách thức đối với ngành thuỷ sản trong năm 2019 là gì? Ông Trần Đình Luân: Mặc dù, chúng ta có nhiều tiềm năng và lợi thế, kể cả xâm nhập mặn, nước biển dâng cũng là lợi thế cho chúng ta mở rộng diện tích thủy sản. Tuy nhiên, chúng ta cũng thấy có rất nhiều thách thức, đặc biệt vừa rồi là biến đổi khí hậu, nắng mưa và thời tiết cực đoan... đấy là những cái bất lợi. Bên cạnh đó, trong quá trình hội nhập chúng ta đã ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do nhưng các thị trường nhập khẩu đều có xu hướng bảo hộ nên đã đặt ra rào cản về kỹ thuật để hạn chế sản phẩm thủy sản nhập khẩu của nước khác. Đối với cá tra, tổ chức sản xuất lớn đã rõ nhưng một số ngành khác như tôm thì sản xuất nhỏ lẻ vẫn còn khá nhiều, đó là một trong những hạn chế để chúng ta nâng cao giá trị của ngành. Ngoài ra, một số lĩnh vực mới như nuôi cá rô phi cũng có nhiều tiềm năng, nhưng việc tổ chức sản xuất phát triển thị trường mới chỉ là bước đầu. Để phát huy hết tiềm năng trong thời gian tới, cần tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp đồng bộ trong kế hoạch tái cơ cấu đã được phê duyệt. Phóng viên: Xin cảm ơn ông./.- Từ khóa :
- xuất khẩu tôm
- thủy sản
- mỹ
- thị trường mỹ
- trung quốc
- chuỗi liên kết
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Điểm mới trong Luật Thủy sản 2017 có hiệu lực thi hành từ 1-1-2019
14:11' - 30/12/2018
Luật Thủy sản 2017 sẽ có hiệu lực thi hành từ 1-1-2019 với nhiều điểm mới quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng trưởng nông, lâm nghiệp và thủy sản cao nhất kể từ năm 2012
07:28' - 30/12/2018
Năm 2018, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt mức tăng trưởng 3,76%, cao nhất kể từ năm 2012.
-
Kinh tế Việt Nam
Năm 2019, ngành thủy sản đặt mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD
18:27' - 24/12/2018
Năm 2019, ngành thuỷ sản đề ra mục tiêu tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản đạt 4,25% so với năm 2018.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Lạc Đạo (Hưng Yên): khuyến kích phát triển công nghiệp xanh, sạch
17:29'
Để giải quyết tồn đọng trong quá trình phát triển công nghiệp trên địa bàn, xã Lạc Đạo tỉnh Hưng Yên kiên quyết đề nghị cấp có thẩm quyền thu hồi các dự án chậm tiến độ, sử dụng đất không hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Phấn đấu từ ngày 27/7 không còn người có công nào phải ở trong nhà tạm, nhà dột nát
17:21'
Trưa 9/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, chủ trì Phiên họp thứ 6 của Ban Chỉ đạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội cho ngành xây dựng, nội thất mở rộng không gian phát triển
17:02'
Sau hợp nhất Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu và TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh mới có không gian phát triển rộng lớn với nhu cầu đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng, giao thông, nhà ở… tăng cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghệ An bố trí tái định cư gần 2.000 hộ dân dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
16:28'
Để thuận lợi cho việc thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, tỉnh Nghệ An đang khẩn trương triển khai các khu tái định cư phục vụ tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đoạn qua địa bàn tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Hạ tầng nhiều cảng cá ở TP. Hồ Chí Minh chưa được đầu tư đồng bộ
16:28'
Nhiều ngư dân mong mỏi, thành phố sớm khắc phục những tồn tại, hạn chế để tàu cá của bà con ngư dân có thể thuận lợi ra, vào cảng, không phải di chuyển tàu cá đi qua cảng cá của địa phương khác.
-
Kinh tế Việt Nam
HĐND thành phố Hà Nội thông qua Nghị quyết quy định chính sách ưu đãi miễn tiền thuê đất
16:14'
HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định chính sách ưu đãi miễn tiền thuê đất đối với dự án sử dụng đất vào mục đích sản xuất, kinh doanh...
-
Kinh tế Việt Nam
Giải quyết các vướng mắc Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng
15:50'
Ngày 9/7, Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng, tỉnh Phú Thọ.
-
Kinh tế Việt Nam
Nguy cơ chậm tiến độ cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột
14:55'
Dự án thành phần 3, cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột do UBND tỉnh Đắk Lắk làm đơn vị chủ quản đang đứng trước nguy cơ chậm tiến độ so với cam kết hoàn thành trước ngày 30/8/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Tháp "chạy nước rút" với cầu Rạch Miễu 2
14:33'
Tính đến đầu tháng 7/2025, tiến độ tổng thể đã hoàn thành được trên 96,5% khối lượng công việc được giao của Dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2 nối hai tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long.