Các chuyên gia: Hành động của Trung Quốc ở Biển Đông vi phạm luật pháp quốc tế
Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Washington, ông Derek Grossman, chuyên gia cao cấp của Trung tâm chính sách châu Á – Thái Bình Dương thuộc Tập đoàn RAND (Research And Development), cho rằng dư luận trong thời gian gần đây nhìn chung đều nhận định Trung Quốc đã có nhiều hành động "bắt nạt" các nước láng giềng liên quan tới tranh chấp ở Biển Đông, trong đó có Việt Nam, Philippines và Malaysia.
Theo ông Grossman, các hành động của Trung Quốc có thể làm gia tăng bất ổn an ninh trong khu vực, thậm chí có thể khiến căng thẳng leo thang.
Trong khi đó, trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại London, Tiến sĩ James Rogers, Giám đốc Chương trình “Global Britain” thuộc Viện Henry & Jackson (London, Anh), nhấn mạnh việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông thông qua cái gọi là “đường 9 đoạn” là phi lý và vi phạm luật pháp quốc tế, nhất là khi Trung Quốc cũng là một bên phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.
Việc tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm một tàu cá của Việt Nam mới đây tại khu vực quần đảo Hoàng Sa là rất nguy hiểm và “không thể chấp nhận được”.
Ông James Rogers khẳng định những tuyên bố chủ quyền phi pháp và hành động quá mức của Trung Quốc ở Biển Đông đang hủy hoại luật pháp quốc tế, gây mất ổn định an ninh khu vực.
Các quốc gia tuân thủ luật pháp quốc tế và các nước có vai trò lớn trong việc bảo vệ hệ thống quốc tế dựa trên luật pháp cần lên án những hành động như vậy.
Ngày 25/4, hãng tin ANNA-News của Nga dẫn ý kiến chuyên gia nước này cho rằng việc Trung Quốc mới đây tuyên bố đặt tên cho các thực thể địa lý ở Biển Đông là vi phạm luật pháp quốc tế.
Phóng viên TTXVN tại Moskva dẫn nguồn tin trên nhấn mạnh: UNCLOS 1982 viết rằng các quốc gia không thể đòi hỏi chủ quyền đối với các chủ thể dưới mặt nước biển nếu như các chủ thể này không nằm trong phamk vi 12 hải lý tính từ điểm xác định gần nhất trên đất liền.
Do đó, việc Trung Quốc đặt tên cho các đảo, đá và các thực thế dưới đáy Biển Đông là phi lý và vi phạm luật pháp quốc tế.
Cũng theo hãng tin ANNA-News, trong những năm gần đây, việc Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo và phát triển cơ sở hạ tầng ở Biển Đông khiến cộng đồng quốc tế bất bình.
Trước đó, một số chuyên gia Nga cũng lên án việc Trung Quốc tuyên bố thành lập hai quận thuộc cái gọi là “thành phố Tam Sa" là hành động đi ngược lại luật pháp quốc tế.
Bình luận trên tờ Times of India, nhà báo Rudroneel Ghosh cho rằng việc Trung Quốc tuyên bố thành lập “quận Tây Sa” (tức quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) và “quận Nam Sa” (tức quần đảo Trường Sa của Việt Nam) thuộc cái gọi là “thành phố Tam Sa”, là hành động đơn phương, gây hoài nghi hơn nữa về các động cơ của Trung Quốc ở Biển Đông và làm phương hại sự ổn định trong khu vực.
Ngày 19/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: "Việt Nam đã nhiều lần mạnh mẽ khẳng định Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Lập trường nhất quán của Việt Nam là phản đối mạnh mẽ việc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” và các hành vi có liên quan vì đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, không có giá trị và không được công nhận, không có lợi cho quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia và gây thêm phức tạp tình hình Biển Đông, khu vực và thế giới.
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, hủy bỏ các quyết định sai trái liên quan đến những việc làm đó và không có những việc làm tương tự trong tương lai"./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
EU quan ngại trước các hành động đơn phương ở Biển Đông
07:58' - 27/04/2020
EU mong muốn ASEAN và Trung Quốc hoàn tất một cách minh bạch các cuộc đàm phán về một Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) hiệu quả, thực chất và ràng buộc về mặt pháp lý.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ lên án các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông
18:10' - 24/04/2020
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 23/4 một lần nữa chỉ trích các hành động gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông.
-
Kinh tế Việt Nam
Philippines phản đối hành động gây hấn ở Biển Đông
20:29' - 08/04/2020
Ngày 8/4, Bộ Ngoại giao Philippines (DFA) ra tuyên bố bày tỏ quan ngại sâu sắc về vụ một tàu đánh cá của Việt Nam mới đây bị tàu hải cảnh Trung Quốc ngăn cản và đâm chìm tại Biển Đông.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyên gia Nga: Việt Nam không đơn độc trong vấn đề Biển Đông
18:48' - 07/04/2020
Giới nghiên cứu về Biển Đông ở Nga phản đối hành động của tàu Trung Quốc và khẳng định cộng đồng quốc tế sẽ ủng hộ Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp Trưởng đại diện JICA tại Việt Nam
21:19'
Ngày 27/3, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp ông Shimuzu Akira, Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam đến chào nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm trực tuyến với Ủy viên trưởng Nhân đại toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế
19:40'
Chiều 27/3/2023, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã hội đàm trực tuyến với Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Nhân đại toàn quốc) Trung Quốc Triệu Lạc Tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Không còn thời gian "chần chừ" để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững
16:32'
Rà soát quốc gia tự nguyện không phải cái đích mà là công cụ huy động được các nguồn lực và sự đồng thuận xã hội cho các mục tiêu phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Phú Yên tìm giải pháp khả thi đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công
15:59'
Năm 2023, tỉnh Phú Yên có số vốn đầu tư công được giao gấp 1,45 lần so với năm 2022. UBND tỉnh đang triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm thực hiện giải ngân vốn trong năm đạt hiệu quả cao nhất.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa vào sử dụng đường giao thông từ Quốc lộ 1 đi Đầm Môn
15:57'
Ngày 27/3, UBND tỉnh Khánh Hòa, Ban Quản lý Khu tinh tế Vân Phong đã tổ chức lễ khánh thành dự án đường giao thông từ Quốc lộ 1 đi Đầm Môn, thuộc địa bàn huyện Vạn Ninh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đánh giá kỹ hiệu quả và sự cần thiết của Quỹ bình ổn giá xăng dầu
14:53'
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị đánh giá kỹ thực trạng, hiệu quả và sự cần thiết của Quỹ bình ổn giá xăng dầu; điều hành phải công khai, minh bạch, hiệu quả, bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật.
-
Kinh tế Việt Nam
Thí điểm xác thực sinh trắc học khách đi máy bay tại Vân Đồn
13:33'
Sân bay Vân Đồn được yêu cầu giải pháp để tránh ùn tắc do thí điểm, có sự phối hợp thường xuyên, kịp thời của các đơn vị liên quan; sẵn sàng xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình thử nghiệm.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỷ luật người đứng đầu đơn vị nếu để xảy ra buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực hàng không
13:30'
Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu kỷ luật người đứng đầu đơn vị nếu để xảy ra buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
-
Kinh tế Việt Nam
Cá ngừ đột phá thị trường nhỏ
12:37'
Tiếp nối lạm phát năm 2022, sang năm 2023, kinh tế chưa ổn định tại nhiều thị trường thế giới. Điều này làm cho sức tiêu thụ thủy sản suy giảm trong đó có sự sụt giảm của sản phẩm cá ngừ Việt Nam.