Các công ty đa quốc gia chịu trách nhiệm gây ra gần 1/5 lượng khí thải CO2 toàn cầu
Đây là kết quả của công trình nghiên cứu do các nhà nghiên cứu thuộc Đại học London (Anh) và Đại học Thiên Tân (Trung Quốc), thực hiện và được đăng tải trên tạp chí Nature Climate Change số ra mới đây.
Theo các nhà nghiên cứu, phần lớn trong lượng khí CO2 mà các chuỗi cung ứng của các tập đoàn đa quốc gia thải ra là ở các khu vực nghèo hơn trên thế giới do các công ty này đầu tư sản xuất vào những nước đang phát triển.
Giáo sư Dabo Guan của Đại học London và Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh (Trung Quốc), đồng tác giả nghiên cứu trên, cho biết nghiên cứu này cung cấp bằng chứng định lượng đầu tiên về dòng đầu tư và dấu ấn carbon của các công ty đa quốc gia.
Nghiên cứu cho thấy lượng khí thải từ chuỗi cung ứng của nhiều công ty lớn, còn cao hơn so với lượng khí thải của nhiều nước.
Ví dụ, lượng CO2 từ chuỗi cung ứng sản xuất các sản phẩm của hãng Coca-Cola gần như tương đương với lượng khí phát thải của ngành thực phẩm Trung Quốc phục vụ cho 1,3 tỉ dân.
Tương tự, lượng khí thải CO2 của các chi nhánh thuộc Walmart ở nước ngoài cao hơn so với lượng CO2 của ngành bán lẻ của Đức, trong khi lượng khí thải CO2 của các chi nhánh trên thế giới của Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) cao hơn so với khí thải của các hãng chế tạo điện tử ở Ấn Độ, Thái Lan...
Theo người phát ngôn của Walmart, nhà bán lẻ lớn nhất thế giới, công ty này đang đặt mục tiêu không thải 1 tỉ tấn khí CO2 từ chuỗi cung ứng trên toàn cầu của tập đoàn vào năm 2030 thông qua sáng kiến mang tên Project Gigaton.
Kể từ năm 2017, hơn 2.300 nhà cung cấp của 50 nước trên thế giới đã không thải ra 230 triệu tấn khí CO2 nhờ cải thiện trong các lĩnh vực như năng lượng, chất thải và đóng gói.
Nhà khoa học Zengkai Zhang thuộc Đại học Thiên Tân, một đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết việc các công ty đa quốc gia đầu tư vào các nước đang phát triển có tác dụng làm giảm lượng khí thải của các nước phát triển, song tạo ra gánh nặng khí thải lớn hơn ở những nước nghèo.
Theo nghiên cứu, trên cho biết đầu tư nước ngoài của các công ty đa quốc gia chiếm 18,7% lượng CO2 trên toàn cầu năm 2016.
Các tác giả nghiên cứu cho rằng nên phân bổ lượng khí thải cho những nước đầu tư vào sản xuất sản phẩm hơn là cho những nước mà các công ty đa quốc gia đầu tư sản xuất, để các công ty này chịu trách nhiệm nhiều hơn.
Trong khi đó, Giáo sư Dabo Guan cho rằng điều quan trọng đối với các công ty đa quốc gia của châu Âu và Mỹ là "làm gương" cho các công ty Trung Quốc và Ấn Độ khi các công ty này đã bắt đầu đầu tư nhiều hơn ở châu Phi và Đông Nam Á.
Các nhà khoa học cảnh báo nếu các nước thất bại trong việc làm giảm lượng khí CO2 đang trên đà gia tăng, có thể dẫn tới các cuộc khủng hoảng từ thiếu lương thực và nước sạch tới các thảm họa thiên tai nghiêm trọng và mực nước biển dâng cao./.
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Nhật Bản xem xét lại tiêu chí khí thải để tăng khả năng thu hút vốn doanh nghiệp
07:33' - 24/09/2020
Nhật Bản (METI) đã quyết định xây dựng các tiêu chí đánh giá mới dành cho các nhà đầu tư nhằm cải thiện khả năng thu hút vốn cho các công ty Nhật Bản không thể cắt giảm hoàn toàn lượng khí CO2.
-
Kinh tế tổng hợp
Lượng khí thải từ chăn nuôi tại châu Âu cao hơn khí thải từ ô tô
18:55' - 22/09/2020
Lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính từ hoạt động chăn nuôi tại EU chiếm tới 17% tổng lượng phát thải loại khí này và gây ra nhiều tổn hại đối với khí hậu hơn tất cả các loại ô tô.
-
Tài chính
EU áp dụng quy định mới về viện trợ nhà nước nhằm giảm khí thải carbon
12:16' - 22/09/2020
EC đã công bố hướng dẫn mới về viện trợ nhà nước để ngăn chặn các công ty kinh doanh trong các lĩnh vực gây ô nhiễm chuyển hoạt động sang các nước ngoài EU, nơi áp dụng các tiêu chuẩn thấp hơn.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Việt Nam xây nền móng hạ tầng cho kỷ nguyên AI
12:33'
Dự án Trung tâm Dữ liệu siêu quy mô ở Khu Công nghệ cao TP Hồ Chí Minh do Tập đoàn CMC đầu tư là bước đi chiến lược trong lộ trình xây dựng hạ tầng phục vụ phát triển AI và công nghệ lõi của Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
Ai Cập ký 12 thỏa thuận trị giá 631 triệu USD phát triển dầu khí
09:32'
Ai Cập ký 12 thỏa thuận trị giá 631 triệu USD với các tập đoàn năng lượng quốc tế để khoan 43 giếng dầu khí, nhằm tăng sản lượng nội địa và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
-
Doanh nghiệp
Đồng Tháp lắng nghe, hành động vì doanh nghiệp
08:16' - 12/07/2025
Mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong đã có buổi làm việc với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển Khu công nghiệp Long Giang và một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
-
Doanh nghiệp
Ferrero (Italy) thâu tóm WK Kellogg với giá 3,1 tỷ USD
07:17' - 12/07/2025
Ferrero, hãng bánh kẹo của Italy, vừa công bố sẽ mua lại công ty sản xuất ngũ cốc WK Kellogg của Mỹ với giá 23 USD mỗi cổ phiếu.
-
Doanh nghiệp
Phê duyệt chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT
21:03' - 11/07/2025
Tại Văn bản số 6468/VPCP-ĐMDN ngày 11/7/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đồng ý chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT.
-
Doanh nghiệp
Coi doanh nghiệp là đối tượng “phục vụ” thay vì “quản lý”
20:11' - 11/07/2025
Bộ Xây dựng quán triệt toàn thể công chức, viên chức, người lao động đổi mới mạnh mẽ tư duy hành chính từ kiểm soát sang đồng hành, coi doanh nghiệp là đối tượng “phục vụ” thay vì đối tượng “quản lý”.
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" bán lẻ sản phẩm thời trang Trung Quốc liên tiếp vướng rắc rối pháp lý
16:00' - 11/07/2025
Shein có nguy cơ đối mặt với khoản phạt lên tới 150 triệu euro (175 triệu USD) tại Pháp do không tuân thủ đúng quy định về việc xin phép người dùng trước khi theo dõi hoạt động của họ trên Internet.
-
Doanh nghiệp
Công ty mẹ của Uniqlo dự định tăng giá để “giảm đau” do thuế quan
15:46' - 11/07/2025
Các mức thuế quan cao hơn của Mỹ sẽ bắt đầu tác động đáng kể đến hoạt động của Tập đoàn Fast Retailing tại thị trường Mỹ từ cuối năm nay và công ty đã lên kế hoạch tăng giá để giảm thiểu ảnh hưởng.
-
Doanh nghiệp
Bất chấp thuế cao, các công ty Mỹ vẫn khó từ bỏ Trung Quốc
12:50' - 11/07/2025
Việc chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc không phải là một lựa chọn khả thi với nhiều công ty Mỹ, bất chấp mức thuế nhập khẩu cao.