Các địa phương, doanh nghiệp cần có chính sách gì để giữ chân người lao động?
* Phóng viên: Thưa Thứ trưởng Lê Văn Thanh, từ đầu năm 2020, trước diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, Chính phủ đã ban hành nhiều giải pháp để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp và người lao động. So với những chính sách được ban hành trước đó, những chính sách được đưa ra tại đợt bùng phát dịch lần thứ tư lần này có những điểm gì khác biệt?
* Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Đại dịch COVID-19 đã tác động mạnh mẽ đến tất cả các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đặc biệt đợt dịch lần thứ 4 từ 27/4 đến nay, đã tác động mạnh mẽ đến Việt Nam, nhất là tại các khu công nghiệp, khu kinh tế và khu dân cư có mật độ dân số cao. Trước đây, chúng ta đã có nhiều chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Đến lần dịch thứ 4 này, chúng ta ban hành những chính sách mới hơn, đặc biệt tập trung vào việc hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động và một số người dân trực tiếp bị ảnh hưởng bởi COVID-19. Đối với chính sách mới này, chúng ta đã hỗ trợ cụ thể hơn, quy định cụ thể hơn về đối tượng người lao động, bổ sung thêm những đối tượng bị mất việc. Đặc biệt, chúng ta tập trung hỗ trợ bằng tiền cũng như một số chính sách để hỗ trợ cho doanh nghiệp có tiền lương để phục hồi sản xuất kinh doanh, vượt qua đại dịch COVID-19. * Phóng viên: Chính phủ đã có những bước đi rất quyết liệt, khẩn trương trong việc đưa ra các giải pháp để đảm bảo an sinh xã hội. Vậy việc triển khai thực hiện như thế nào và Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội với vai trò, chức năng cũng như nhiệm vụ được Chính phủ giao đã triển khai những biện pháp gì để giúp doanh nghiệp, người dân và người lao động dễ dàng tiếp cận hơn với gói hỗ trợ này, thưa ông? * Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Ngay khi lần dịch thứ tư xảy ra, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg về hỗ trợ người dân, người lao động và doanh nghiệp bị ảnh hưởng của COVID-19. Đối với chính sách hỗ trợ này, ngay khi ban hành, tất cả các bộ, ngành, địa phương đã vào cuộc quyết liệt, kịp thời. Công tác tuyên truyền, phổ biến, thông tin đến tất cả người dân, các địa phương và đặc biệt là cán bộ để nắm được chính sách nhằm triển khai thật tốt. Kết quả trong thời gian vừa qua, chúng ta đã triển khai được một số kết quả tương đối tốt là hỗ trợ được trên 20.000 tỷ đồng cho hơn 22 triệu người lao động và người sử dụng lao động. Trong đó có ba chính sách cơ bản. Chính sách thứ nhất là về bảo hiểm, chúng ta đã hỗ trợ được trên 5.000 tỷ đồng cho hơn 12 triệu người lao động. Với chính sách hỗ trợ bằng tiền, chúng ta đã hỗ trợ hơn 14 nghìn tỷ đồng cho trên 12 triệu người lao động. Đối với chính sách hỗ trợ để vay tiền để trả lương cho người lao động bị ngừng việc và phục hồi sản xuất, đến nay chúng ta đã hỗ trợ được trên 600 tỷ đồng cho trên 1.000 đơn vị sử dụng lao động và trả lương cho trên 160 nghìn người lao động. * Phóng viên: Trong quá trình triển khai các chính sách này, chúng ta gặp những khó khăn, vướng mắc nào, thưa ông? * Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Trong quá trình triển khai Nghị quyết, chúng ta chỉ đạo, triển khai hết sức quyết liệt, kịp thời và đạt được những kết quả tích cực ban đầu. Tuy vậy thời gian qua, dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp, đặc biệt là các tỉnh phía Nam nên việc chi trả cho người dân hết sức khó khăn. Việc gửi hồ sơ đến các cơ quan đến địa phương cũng gặp một số trở ngại, trong đấy có việc người lao động, người sử dụng lao động cũng chưa tích cực, chủ động gửi hồ sơ đến các địa phương để làm thủ tục hỗ trợ. Cán bộ các địa phương cũng chưa nắm chắc chính sách này, cách hiểu khác nhau cho nên xử lý vẫn chưa linh hoạt. Một số địa phương vào cuộc chưa quyết liệt, chưa chủ động, tích cực nắm vững, rà soát đối tượng để triển khai một cách tốt nhất. Do vậy, trong quá trình triển khai cũng chưa đạt được tiến độ như chúng ta đã đề ra. Bên cạnh đó, qua quá trình triển khai thấy rằng, một số quy định của Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg chưa phù hợp với thực tiễn cuộc sống cũng như thực tiễn đang xảy ra. Trong đó chưa bao quát hết được tất cả các đối tượng, tất cả những người lao động. Một số quy định quá chặt chẽ, có một số điều chưa phù hợp với thực tiễn. Vì thế, chúng ta cần phải tiếp tục sửa đổi để cho phù hợp hơn.* Phóng viên: Trước những khó khăn, vướng mắc như ông đề cập, vậy Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội có những giải pháp gì để tháo gỡ?
* Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Từ những khó khăn, vướng mắc trong thực tế và đặc biệt chúng ta rà soát lại những quy định so với những đối tượng thụ hưởng như thế nào, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đã trình Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ để sửa Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ theo hướng mở rộng đối tượng và đơn giản hơn các thủ tục. Điều đó sẽ giúp cho tất cả mọi người có thể tiếp cận được chính sách, đồng thời hồ sơ, thủ tục được thực hiện dễ dàng hơn trong thời gian tới. * Phóng viên: Cùng với một số chính sách an sinh xã hội đã có hiệu lực thì Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 116/NQ-CP về hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID- 19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp với tổng kinh phí 30.000 tỷ đồng. Ông có thể thông tin rõ hơn về đối tượng thụ hưởng chính sách này? * Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Căn cứ từ kết dư của Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, Chính phủ đã xin ý kiến các cơ quan có thẩm quyền đã ban hành Nghị quyết 116/NQ-CP và ngay sau đấy là ban hành Quyết định 28/2021/QĐ-TTg về hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi COVID- 19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Đây là một chính sách cũng chưa có tiền lệ. Đối tượng thụ hưởng chính sách là những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2021 nên lượng người lao động sẽ phủ rộng hơn. Đặc biệt việc hỗ trợ bằng tiền trực tiếp từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. Bên cạnh đấy thì chúng ta cũng có chính sách giảm đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho người sử dụng lao động từ 1 % xuống 0 % từ ngày 1 tháng 10 năm 2021 đến ngày 30 tháng 9 năm 2022, tổng số tiền là 38 nghìn tỷ đồng. * Phóng viên: Ông có thể chia sẻ về kết quả thực hiện gói hỗ trợ cho đến thời điểm này cũng như mục tiêu hoàn thành xong trong 1,5 tháng mà Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đặt ra? * Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Để thể hiện sự quan tâm, chia sẻ của Đảng, Nhà nước đối với người lao động, người sử dụng lao động và mục tiêu thật nhanh chóng, kịp thời đưa sự hỗ trợ đến tay người lao động, chúng ta vừa rồi đã đôn đốc rất nhanh. Đến thời điểm này tức là mới sau hơn 10 ngày triển khai thực hiện, Cơ quan Bảo hiểm xã hội đã đối chiếu, rà soát người sử dụng lao động, các doanh nghiệp, đến nay đã đạt được. Đối với chính sách về hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp đã rà soát được 7,8 triệu người và đã hỗ trợ được 123 tỷ đồng. Đối với chính sách giảm đóng bảo hiểm thất nghiệp từ 1% xuống 0%, Bảo hiểm Xã hội đã rà soát, đối chiếu được 363 nghìn người sử dụng lao động với tổng số người lao động là trên 10 triệu người và đạt 7,6 nghìn tỷ đồng rồi. * Phóng viên: Thưa ông, với việc triển khai như vậy, kế hoạch hoàn thành xong trong một tháng rưỡi mà Bộ Lao động Thương binh đã đặt ra sẽ như thế nào? * Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Chúng tôi phối hợp chặt chẽ với Bảo hiểm xã hội Việt Nam, sẽ cố gắng hoàn thành trong vòng 45 ngày và chậm nhất là đến 31 tháng 12 năm 2021. Nhưng với tốc độ này, chúng tôi hy vọng rằng có thể đặt trước thời điểm đặt ra. * Phóng viên: Bước vào giai đoạn bình thường mới thì để chuỗi cung ứng hàng hóa không bị đứt gãy, việc đảm bảo nguồn nhân lực là yêu cầu cấp thiết. Vậy chúng ta phải làm gì để người lao động yên tâm quay trở lại làm việc và doanh nghiệp khôi phục lại hoạt động sản xuất, thưa ông? * Thứ trưởng Lê Văn Thanh: Hiện nay, Chính phủ đã có kế hoạch khôi phục lại sản xuất kinh doanh cho tất cả người dân trong trạng thái bình thường mới. Đối với ngành lao động, xác định thiếu hụt nguồn lao động trong thời gian tới. Vấn đề chúng ta phải có kế hoạch để làm sao tránh bị đứt gãy chuỗi cung ứng lao động. Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đang nghiên cứu trình Chính phủ có những kế hoạch để khôi phục lại thị trường lao động. Trong đấy, trước hết chúng ta đảm bảo cho người lao động làm việc một cách an toàn, trước hết là họ cảm giác an toàn. Chúng ta phải tiêm vaccine đủ cho người lao động, đồng thời hỗ trợ cho người lao động đảm bảo việc đi lại, đi làm. Để đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động trong quá trình họ làm việc, chúng tôi đã yêu cầu các địa phương, doanh nghiệp có những chính sách để giữ chân người lao động đối với người lao động đang làm việc, đảm bảo về tiền lương và chế độ làm an toàn lao động. Đồng thời đánh giá lại nhu cầu hiện nay thiếu hụt như thế nào và trong thời gian nào. Trên cơ sở đấy, chúng tôi sẽ bố trí để làm sao bù đắp lại số lao động đang thiếu hụt ấy. Bên cạnh đấy, chúng tôi có những phương án nếu mà vẫn tiếp tục thiếu hụt, chúng tôi sẽ huy động từ những nguồn đặc biệt khác để làm sao mà không bị đứt gãy chuỗi cung ứng lao động đối với các doanh nghiệp để giúp cho họ quay trở lại sản xuất kinh doanh trong trạng thái bình thường mới đạt kết quả tốt nhất. * Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông!Tin liên quan
-
Tài chính
Hơn 111.000 lao động ở TP.HCM được hưởng hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp
18:07' - 16/10/2021
Tổng số tiền chi hỗ trợ là 235 tỷ đồng, trong đó chi cho người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp là 204,2 tỷ đồng.
-
Doanh nghiệp
Đối thoại, giải quyết khó khăn cho công nhân lao động Bắc Ninh
17:23' - 16/10/2021
Ngày 16/10, tại thành phố Bắc Ninh, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội nghị gặp gỡ, đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho công nhân lao động.
-
Kinh tế tổng hợp
Mỹ đầu tư 100 triệu USD để tăng cường chăm sóc sức khỏe, thu hút lao động
11:15' - 16/10/2021
Chính phủ Mỹ thông báo đầu tư 100 triệu USD để thúc đẩy ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe bằng cách tài trợ cho các chương trình của nhà nước nhằm thu hút và giữ chân người lao động trong cộng đồng.
-
Đời sống
Hà Nội có những chính sách nào hỗ trợ lao động khó khăn?
08:03' - 16/10/2021
Hiện nay UBND TP. Hà Nội đang triển khai thực hiện một số chính sách hỗ trợ đối tượng bị ảnh hưởng, gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Dấu hiệu người tiêu dùng Mỹ bắt đầu “lãnh đòn” thuế quan
09:07' - 01/07/2025
Giá các mặt hàng sản xuất tại Trung Quốc và bán trên nền tảng bán lẻ Amazon.com đang tăng nhanh hơn tốc độ lạm phát chung.
-
Ý kiến và Bình luận
Chứng khoán Việt Nam tháng 7: Kỳ vọng "tháng tăng điểm"
07:30' - 01/07/2025
Thị trường chứng khoán có thể biến động mạnh trong tháng 7 và dòng tiền sẽ tiếp tục phân hóa để tìm đến những cổ phiếu có kết quả kinh doanh tích cực cũng như triển vọng tăng giá trong nửa cuối năm.
-
Ý kiến và Bình luận
CBO: Dự luật thuế tại Thượng viện sẽ khiến Mỹ thâm hụt thêm 3.300 tỷ USD
10:45' - 30/06/2025
Theo ước tính mới từ Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO), dự luật thuế và chi tiêu của Tổng thống Donald Trump tại Thượng viện sẽ làm tăng thâm hụt ngân sách Mỹ thêm gần 3.300 tỷ USD trong 10 năm tới.
-
Ý kiến và Bình luận
Những ưu tiên chính sách hàng đầu của Tổng thống Hàn Quốc
08:58' - 30/06/2025
Chính quyền của Tổng thống Hàn Quốc Lee Jae Myung đã bắt đầu hình thành nhiều ưu tiên chính sách quan trọng, nổi bật là cải tổ công tố, phân phát tiền mặt cho người dân...
-
Ý kiến và Bình luận
Phải có tuyến đường sắt tốc độ cao để phục vụ người dân, phát triển kinh tế
09:07' - 29/06/2025
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết: Chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được toàn dân ủng hộ và rất phấn khởi.
-
Ý kiến và Bình luận
Croatia đánh giá vai trò ngày càng cao của Việt Nam trong khu vực và quốc tế
08:25' - 29/06/2025
Cố vấn đối ngoại của Tổng thống và 2 Quốc vụ khanh đều đánh giá cao những thành tựu phát triển năng động cũng như uy tín, vai trò ngày càng cao của Việt Nam trong khu vực và quốc tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Đồng thuận đổi mới vì phát triển đất nước
20:51' - 27/06/2025
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV để lại ấn tượng sâu sắc với hàng loạt quyết sách lịch sử, thể hiện tinh thần đồng thuận chính trị và hành động quyết liệt vì sự phát triển bền vững của đất nước.
-
Ý kiến và Bình luận
Reuters: Ngành sản xuất của Trung Quốc có nguy cơ sụt giảm tháng thứ ba liên tiếp
15:26' - 27/06/2025
Theo một khảo sát của hãng tin Reuters công bố ngày 27/6, hoạt động sản xuất công nghiệp của Trung Quốc có khả năng đã giảm tháng thứ ba liên tiếp tính đến tháng 6/2025.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thống Nga: EAEU là một trong những trung tâm phát triển toàn cầu
14:35' - 27/06/2025
Ngày 26/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Liên minh Kinh tế Á - Âu (EAEU) đã trở thành một trong những trung tâm chủ chốt của sự phát triển toàn cầu.