Các điểm nhấn của thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung Quốc
Mỹ sẽ giảm thuế bổ sung áp đặt lên hàng hóa Trung Quốc trong năm nay từ 145% xuống 30%, trong khi Trung Quốc giảm từ 125% xuống 10%. Các mức thuế áp đặt trước ngày 2/4, bao gồm cả những mức thuế có từ nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Donald Trump, và các hạn chế khác, chẳng hạn như việc Mỹ chấm dứt miễn trừ thuế quan đối với những gói hàng giá trị thấp (hay còn gọi là quy tắc "de minimis"), vẫn được giữ nguyên.
Trong trường hợp của đất hiếm, do quyết định bổ sung mặt hàng này vào danh sách hàng xuất khẩu chịu kiểm soát của Trung Quốc được áp dụng cho tất cả các quốc gia, nên chưa rõ liệu nó có được tính là biện pháp đáp trả cụ thể đối với Mỹ theo thỏa thuận hay không.
Thông báo ban đầu của Bộ Thương mại Trung Quốc yêu cầu tất cả các nhà xuất khẩu phải xin giấy phép trước khi xuất khẩu bảy loại đất hiếm. Thông báo này không đề cập đến Mỹ. Bộ Thương mại Trung Quốc hiện chưa trả lời các câu hỏi về các hạn chế đối với đất hiếm. Phản ứng của dư luận Dù chỉ là giải pháp tạm thời, nhưng kết quả cuộc đàm phán nói trên là bước ngoặt quan trọng sau nhiều tháng căng thẳng trong quan hệ thương mại Mỹ - Trung. Những động thái đáp trả qua lại về thuế quan đã làm dấy lên căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới trong những năm qua, gây ra sự đảo lộn trong thị trường và chuỗi cung ứng toàn cầu. Giám đốc đầu tư Eric Kuby của công ty tư vấn tài chính North Star Investment Management, có trụ sở tại Chicago, Illinois (Mỹ), đánh giá đây là bước đi đúng hướng, cho thấy cả hai bên đều quan tâm đến việc đi đến kết luận mang tính xây dựng và phát triển mối quan hệ thương mại tốt đẹp. Theo ông Eric Kuby, hướng đi này mang tính hợp tác nhiều hơn là đấu tranh và thị trường nên xem đây là tín hiệu tích cực. Trong khi đó, Giám đốc danh mục đầu tư Andrew Mattock của công ty môi giới tài chính Matthews Asia, có trụ sở tại London (Vương quốc Anh), nhận định rằng bất kỳ tiến triển nào từ cuộc đối thoại ban đầu đều đáng hoan nghênh. Sự tiến triển giúp Trung Quốc có thêm nguồn lực để tập trung vào các vấn đề kinh tế trong nước. Về phần mình, chuyên gia Nathan Sheets của tập đoàn ngân hàng-tài chính Citigroup (Mỹ) nhận xét các cuộc đàm phán dẫn đến thỏa thuận cho thấy rằng thuế quan cao không có lợi cho cả Mỹ và Trung Quốc. Còn Giám đốc Chương trình Đông Á tại Viện Quincy vì Trách nhiệm quốc gia, Jake Werner, cho rằng các cuộc đàm phán để bắt đầu giảm leo thang cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang gia tăng là rất cần thiết và đó là một dấu hiệu tích cực cho thấy cả hai bên đã có thể vượt qua những khác biệt về quan điểm và mang lại hy vọng cho một tương lai ổn định và bền vững đối với kinh tế thế giới.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Bước tiến nhỏ cho bài toán lớn
19:10' - 12/05/2025
Thế giới cuối tuần qua đổ dồn sự chú ý về thành phố Geneva của Thụy Sĩ, nơi diễn ra cuộc đàm phán thương mại mang tính quyết định được chờ đợi từ lâu giữa Mỹ và Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc và Mỹ giảm mạnh thuế với hàng hóa của nhau
15:33' - 12/05/2025
Mỹ và Trung Quốc đã đạt được nhất trí về việc giảm thuế đánh vào hàng hóa của nhau sau khi phái đoàn hai nước vừa kết thúc cuộc đàm phán cấp cao 2 ngày ở Geneva, Thụy Sĩ, vào cuối tuần.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ và Trung Quốc nhất trí ngừng áp thuế 90 ngày
15:26' - 12/05/2025
Ngày 12/5 (theo giờ địa phương), giới chức Mỹ và Trung Quốc đã công bố một thỏa thuận mang tính đột phá, nhất trí ngừng áp thuế trong 90 ngày và cắt giảm đáng kể các mức thuế quan đối ứng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt Nam tại Israel sau khi Mỹ tấn công Iran
18:03'
Rạng sáng 22/6, Mỹ đã tiến hành các cuộc tấn công vào 3 cơ sở hạt nhân của Iran tại Fordow, Natanz và Isfahan.
-
Kinh tế Thế giới
Các nước Arab cảnh báo hậu quả thảm khốc từ sự leo thang trong khu vực
18:02'
Các quốc gia Arab ngày 22/6 đã bày tỏ quan ngại sâu sắc sau khi Mỹ không kích 3 cơ sở hạt nhân của Iran trước đó cùng ngày.
-
Kinh tế Thế giới
Căng thẳng Iran–Israel leo thang: Israel đóng cửa hoàn toàn không phận
13:26'
Căng thẳng Trung Đông gia tăng khi Iran kiên quyết bảo vệ chương trình hạt nhân sau không kích của Mỹ, còn Israel đóng cửa hoàn toàn không phận vì lo ngại phản ứng từ Tehran.
-
Kinh tế Thế giới
Nguy cơ xung đột lan rộng ở Trung Đông và những tác động đa chiều lên thị trường
11:05'
Giới đầu tư đang cân nhắc một loạt kịch bản thị trường khác nhau khi Mỹ can dự sâu hơn vào cuộc xung đột Trung Đông, và có khả năng sẽ xảy ra các hiệu ứng lan tỏa nếu giá năng lượng tăng vọt.
-
Kinh tế Thế giới
Iran khẳng định không có rò rỉ phóng xạ sau đợt tấn công của Mỹ
10:59'
Ngày 22/6, chính quyền Iran đã chính thức xác nhận việc cơ sở hạt nhân Fordo bị tấn công, đồng thời trấn an dư luận về vấn đề an toàn phóng xạ tại khu vực bị ảnh hưởng.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump tuyên bố đợt tấn công Iran "đã thành công"
10:57'
Tổng thống Donald Trump vừa thông báo quân đội Mỹ đã tiến hành một cuộc tấn công "rất thành công" nhằm vào 3 cơ sở hạt nhân của Iran, gồm cơ sở làm giàu uranium ngầm Fordo, cơ sở Natanz và Esfahan.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump tuyên bố Mỹ tấn công ba cơ sở hạt nhân của Iran
10:56'
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa đăng tải thông tin trên mạng xã hội Truth Social, khẳng định Mỹ đã hoàn tất cuộc tấn công nhằm vào ba cơ sở hạt nhân của Iran, bao gồm Fordow, Natanz và Esfahan.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:44'
Trong tuần qua có các sự kiện kinh tế thế giới nổi bật như Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg, các ngân hàng trung ương đều quyết định giữ nguyên lãi suất, hội nghị thượng đỉnh G7...
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Nhật Bản có thể gặp rủi ro nếu eo biển Hormuz bị đóng cửa
16:07' - 21/06/2025
Khoảng 3/4 lượng dầu thô nhập khẩu của Nhật Bản đi qua eo biển Hormuz – khu vực mà Iran cảnh báo sẽ phong tỏa khiến nước này chịu rủi ro lớn từ bất ổn ở Trung Đông.