Các hãng bán lẻ Indonesia xem xét lại kế hoạch mở rộng kinh doanh
Các công ty bán lẻ lớn trong nhiều lĩnh vực của Indonesia đang xem xét lại kế hoạch mở rộng kinh doanh trong bối cảnh đại dịch COVID-19, đặt cược vào số hóa đồng thời đánh giá kỹ nhu cầu mở các cửa hàng vật lý mới.
Hãng bán lẻ Indonesia PT Mitra Adiperkasa (MAP) – hiện sở hữu hơn 2.300 cửa hàng bán lẻ trong nước với hơn 150 thương hiệu bao gồm Zara, Pull & Bear, Starbucks, và Kidz Station - cho biết đang cắt giảm kế hoạch đầu tư trong năm nay. Giám đốc điều hành MAP cho biết công ty sẽ chỉ sử dụng 30% ngân sách đầu tư năm 2020 với số vốn dự kiến lên tới 1.300 tỷ rupiah (88,92 triệu USD) do các hoạt động kinh doanh đang bị gián đoạn bởi đại dịch. Phó Chủ tịch MAP Virendra Prakash Sharma cho biết công ty đã quyết định hoãn mở cửa một số cửa hàng mới và một số buổi ra mắt thương hiệu mới nhằm bảo toàn tiền mặt. Không chỉ trong năm nay mà cả trong năm tới, công ty sẽ đầu tư rất hạn chế và phần lớn vốn đầu tư sẽ được chuyển sang số hóa. Năm 2019, MAP đã mở 225 cửa hàng mới, trong đó có 5 cửa hàng trực tuyến, và mua lại 8 thương hiệu mới gồm Innisfree và Laneige. Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế và sức mua của người dân trong nước khi chi tiêu hộ gia đình – vốn chiếm hơn một nửa Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) – giảm 5,51% trong quý II vừa qua, cao hơn mức giảm của GDP (-5,32%). Cơ quan Thống kê trung ương Indonesia (BPS) cho biết chi tiêu cho các nhà hàng, dịch vụ giải trí và phương tiện đi lại gần như chạm đáy trong bối cảnh người tiêu dùng thích ở nhà hơn để tránh nhiễm bệnh. Nắm bắt xu hướng mới, các nhà bán lẻ đã chuyển các dịch vụ lên mạng sau khi người tiêu dùng tìm đến các kênh kỹ thuật số. Theo một cuộc khảo sát mới đây của PricewaterhouseCoopers, 75% doanh nghiệp Indonesia đã nhận ra nhu cầu tăng tốc chuyển đổi kỹ thuật số trước các tác động của đại dịch COVID-19. Phát biểu tại một hội thảo trực tuyến hôm 26/8, Chủ tịch tập đoàn hàng tiêu dùng PT Unilever Indonesia, ông Hemant Bakshi cho hay đại dịch đã thúc đẩy mạnh mẽ thương mại điện tử, với tốc độ “một tuần bằng cả năm”. Chia sẻ quan điểm này, ông Michael David Capper, Chủ tịch Map Aktif - công ty con của MAP chuyên bán lẻ đồ thể thao và giải trí – cho rằng điều thú vị là khi các cửa hàng mở cửa trở lại, doanh số bán hàng online không bị sụt giảm. Trong sáu tháng đầu năm nay, Map Aktif đã ghi nhận doanh số bán hàng kỹ thuật số tăng 382% so với cùng kỳ năm trước.Trong khi đó, doanh số bán hàng kỹ thuật số của MAP tăng tới 406%. Đóng góp của doanh số bán hàng kỹ thuật số trong tổng doanh số bán hàng của MAP cũng tăng từ mức 3,1% trong quý I lên 28% trong quý II vừa qua.
Ông Sharma khẳng định: “Doanh số bán hàng kỹ thuật số đang được cải thiện và sẽ tiếp tục được cải thiện. Đó là lý do tại sao trong tương lai, chúng tôi sẽ tập trung nhiều hơn vào kỹ thuật số, song không có nghĩa là chúng tôi sẽ rời mắt hoặc không đầu tư vào cửa hàng ngoại tuyến”. Trong một báo cáo được công bố hôm 11/8, nhà phân tích Christine Natasya thuộc công ty chứng khoán Mirae Asset Sekuritas Indonesia dự báo MAP sẽ hoạt động tốt hơn trong quý III so với quý II do Chính phủ đã nới lỏng một phần các hạn chế xã hội quy mô lớn. Tuy nhiên, bà Christine cho rằng các trung tâm thương mại vẫn chưa thể thu hút lượng khách bằng với mức trước cuộc khủng hoảng COVID-19 do mọi người vẫn sợ đi ra ngoài trước khi có vắc-xin. Dự kiến, tình hình sẽ được cải thiện vào năm 2021. Về phần mình, bà Katarina Setiawan, kinh tế trưởng kiêm chiến lược gia đầu tư của PT Manulife Aset Manajemen Indonesia, cũng lạc quan rằng tiêu dùng sẽ tăng trở lại trong nửa cuối năm nay sau khi niềm tin của người tiêu dùng được cải thiện trong những tháng gần đây./.Tin liên quan
-
Thị trường
Dịch COVID-19 làm thay đổi tương lai của ngành bán lẻ Australia
08:32' - 27/08/2020
Ngành bán lẻ của Australia đang đối mặt với những thách thức lớn gây ra bởi đại dịch COVID-19.
-
Thị trường
Các nhà bán lẻ Mỹ triển khai mùa mua sắm sớm nhất từ trước đến nay
07:03' - 24/08/2020
Đại dịch COVID-19 đang thay đổi cách mua sắm của người tiêu dùng Mỹ và vào kỳ nghỉ lễ sắp tới các nhà bán lẻ và cửa hàng lớn tại Mỹ đang lên kế hoạch triển khai mùa mua sắm sớm nhất từ trước đến nay.
-
Hàng hoá
Ngành bán lẻ của Nam Phi chịu tổn thất kép do COVID-19
06:04' - 24/08/2020
Ngành bán lẻ của Nam Phi đang phải chịu tổn thất kép từ đại dịch COVID-19 do các cửa hàng phải đóng cửa theo lệnh phong tỏa và sức mua của các hộ gia đình giảm mạnh.
-
Thị trường
Doanh thu bán lẻ của Anh tăng vượt mức trước đại dịch COVID-19
07:41' - 23/08/2020
Trong tháng Bảy, doanh thu bán lẻ của Vương quốc Anh đã tăng vượt cả mức trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát.
-
Doanh nghiệp
Hãng bán lẻ Target của Mỹ ghi nhận doanh số tăng mạnh nhất trong 58 năm
07:40' - 22/08/2020
Hãng bán lẻ Target của Mỹ cho biết họ đã đạt tăng trưởng doanh số hàng quý cao nhất trong 58 năm qua, bao gồm tăng trưởng doanh số bán trực tuyến.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh tăng gấp 3 lần
15:32'
6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu được 5.217 lô sầu riêng tươi với sản lượng gần 130.000 tấn.
-
Thị trường
Lotte Mart triển khai chương trình siêu khuyến mãi, giảm giá tới 50% nhiều sản phẩm
10:54'
Đây là chương trình khuyến mãi lớn lần đầu tiên có mặt tại Lotte Mart với hơn 6.000 mặt hàng giảm giá mạnh lên đến 50%.
-
Thị trường
Tiếp nhận hồ sơ rà soát cuối kỳ chống bán phá giá sợi dài từ polyester
21:05' - 02/07/2025
Thời hạn Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận hồ sơ chậm nhất là ngày 31 tháng 7 năm 2025
-
Thị trường
Trang sức trở thành điểm sáng trên thị trường hàng xa xỉ Mỹ
14:28' - 02/07/2025
Chi tiêu cho trang sức xa xỉ trong tháng Năm đã tăng vọt 10,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Thị trường
Chi tiết mức chiết khấu xăng dầu của doanh nghiệp đầu mối
20:07' - 01/07/2025
Bộ Công Thương cho biết: Từ những tín hiệu tích cực trong đàm phán Trung Đông, nguy cơ thiếu hụt nguồn cung xăng dầu giảm, do vậy mức chiết khấu của doanh nghiệp đầu mối tăng trở lại.
-
Thị trường
Kiên Giang mở lối tiêu thụ OCOP: Đa kênh, đa thị trường
21:01' - 30/06/2025
Kiên Giang hỗ trợ các chủ thể sản xuất OCOP tham gia các hội chợ, sự kiện quảng bá, xúc tiến du lịch; tăng cường hướng dẫn và khuyến khích các chủ thể OCOP đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử.
-
Thị trường
6 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản ước tăng trên 14%
15:35' - 30/06/2025
Các nhóm mặt hàng tiếp tục đà tăng trưởng là cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều, chăn nuôi, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ.
-
Thị trường
“Lá chắn kép” cho an toàn thực phẩm
10:12' - 30/06/2025
Một con tem QR nhỏ trên miếng thịt trong siêu thị ở Tokyo hay Seoul có thể dẫn người tiêu dùng lần ngược lại hành trình từ trang trại, cơ sở giết mổ, đến kết quả kiểm nghiệm vi sinh và hóa chất.
-
Thị trường
Giá lúa tăng nhẹ khi giao dịch trầm lắng, nguồn cung cao
10:49' - 29/06/2025
Trong tuần qua, giá một số loại lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long nhích nhẹ. Trong khi đó, hoạt động giao dịch vẫn trầm lắng và nguồn cung cao vẫn là sức ép với gạo Việt Nam.