Các lãnh đạo tài chính nhóm G20 thúc đẩy phối hợp chính sách
Trong thông điệp qua video gửi tới phiên khai mạc hội nghị, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (Li Keqiang) khẳng định nước này "có lòng tin trong việc giải quyết tình hình phức tạp trong và ngoài nước".
Ông nhấn mạnh các thành viên Nhóm các quốc gia phát triển G20 cần ưu tiên tăng cường phối hợp chính sách kinh tế vĩ mô và tập trung cải cách cơ cấu.
Theo ông, "Tình hình kinh tế và tài chính toàn cầu có thể trở nên đáng ngại và phức tạp hơn. Đây là lúc các quốc gia cần phải cùng nhau vượt qua các khó khăn. Các thành viên G20 không nên chỉ quan tâm tăng trưởng kinh tế của nước mình mà còn phải cân nhắc những ảnh hưởng liên đới do các chính sách của họ".
Nước chủ nhà Trung Quốc hiện đang là tâm điểm với tăng trưởng kinh tế giảm sút và chính sách tiền tệ được cho là nguyên nhân lớn gây ra tình trạng bất ổn trên thị trường trong thời gian gần đây.
Trung Quốc ủng hộ sử dụng chính sách tiền tệ để thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên, Đức không tán thành quan điểm này.
Trả lời họp báo trước thềm hội nghị, Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble phản đối việc triển khai một gói kích thích tài chính của G20 trong bối cảnh tăng trưởng toàn cầu chậm lại.
Ông cho rằng các nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua nới lỏng tiền tệ có thể phản tác dụng. Ông cho rằng các chính sách tiền tệ cũng như tài chính đã đạt đến giới hạn, chỉ có cải cách mới có thể khiến kinh tế thực sự tăng trưởng.
Ủng hộ quan điểm của Đức, Bộ trưởng Tài chính Pháp Michel Sapin và người đồng cấp Mỹ Jacob Lew đều cho rằng tình hình hiện này chưa phải là khủng hoảng và không cần phải tiến hành chính sách mới.
Ông Lew cũng nhấn mạnh Washington muốn chính phủ các nước G20 khẳng định lại cam kết tránh giàm giá đồng tiền để thúc đẩy xuất khẩu vì biện pháp này "không dẫn tới kết quả tốt đẹp nào".
Bộ trưởng Tài chính Mỹ đưa ra phát biểu trên trong bối cảnh các thị trưòng tài chính toàn cầu lo ngại Trung Quốc tìm cách giảm giá đồng Nhân dân tệ để hỗ trợ xuất khẩu. Lo ngại này khiến dòng vốn rút khỏi Trung Quốc trong tháng 12 vừa qua đã lên tới con số kỷ lục 135 tỉ USD.
Về phần mình, Thống đốc Ngân hàng trung ương Anh (BoE) Mark Carney cho rằng chính sách nới lỏng tiền tệ có thể giúp có thêm thời gian cho việc điều chỉnh cơ cấu.
Chủ tịch Eurogroup, Jeroen Dijsselbloem cũng nhận định chính sách tiền tệ vẫn chưa hết hữu dụng và cần tiến hành một cách phù hợp để tác động lên tăng trưởng kinh tế./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Trung Quốc kêu gọi G20 tăng cường phối hợp chính sách
21:15' - 26/02/2016
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ngày 26/2 kêu gọi các quốc gia lớn trên thế giới tăng cường phối hợp chính sách vĩ mô để cùng vượt qua những khó khăn mà nền kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt.
-
Kinh tế Thế giới
G20 sẽ bàn cách giúp ổn định thị trường tài chính thế giới
06:19' - 25/02/2016
Hội nghị bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng G20 diễn ra trong hai ngày 26-27/2 tại Thượng Hải (Trung Quốc) dự kiến tìm kiếm sự hợp tác nhằm ổn định thị trường tài chính toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ kêu gọi G20 triển khai tất cả các "đòn bẩy" để kích thích kinh tế
14:42' - 23/02/2016
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jack Lew sẽ kêu gọi các đối tác G20 triển khai tất cả các đòn bẩy chính sách để kích thích kinh tế.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thuế hải quan Mỹ lần đầu tiên vượt 100 tỷ USD trong một năm tài khóa
14:29'
Doanh thu thuế hải quan tổng của Mỹ tăng lên mức kỷ lục 27,2 tỷ USD trong tháng 6 khi nguồn thu từ các mức thuế do Tổng thống Donald Trump áp dụng bắt đầu phát huy tác dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu đợt sa thải hơn 1.300 nhân viên
10:46'
Trong bản thông báo nội bộ gửi đến đội ngũ nhân viên, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết đợt sa thải lần này sẽ bao gồm 1.107 viên chức và 246 công chức ngoại giao làm việc tại Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Câu chuyện truyền cảm hứng cho cả thế giới
10:10'
Hai nước đã trải qua một giai đoạn lịch sử phi thường, xây dựng mối quan hệ song phương đạt được những tiến triển đầy ý nghĩa và đáng tự hào.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành rượu vang Đức lo ngại tác động tiêu cực từ thuế quan của Mỹ
21:56' - 11/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, các nhà sản xuất rượu vang nước này dự đoán sẽ có nhiều hậu quả tiêu cực lớn nếu Mỹ quyết định áp thuế quan đối với rượu vang nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới tăng trưởng trì trệ
16:20' - 11/07/2025
Kinh tế Anh chỉ đạt mức tăng trưởng 0,1% trong tháng 5/2025 với sự sụt giảm cả trong hai lĩnh vực sản xuất và xây dựng.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc có thể khởi sắc trước thời hạn Mỹ tái áp thuế
15:45' - 11/07/2025
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6/2025 nhiều khả năng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh giao hàng trước thời hạn để tránh rủi ro thuế của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba đẩy mạnh sử dụng năng lượng Mặt trời trong sản xuất xì gà
14:45' - 11/07/2025
Để duy trì sản xuất xì gà, nông dân ở tỉnh miền Tây Pinar del Río đã chuyển sang sử dụng tấm pin Mặt trời để vận hành hệ thống tưới tiêu giữa cuộc khủng hoảng năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ lên kế hoạch cắt giảm nhân sự quy mô lớn
12:50' - 11/07/2025
Ngày 10/7, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết sẽ sớm triển khai kế hoạch cắt giảm nhân sự, sau khi Tòa án Tối cao tạo điều kiện cho đợt tinh giản biên chế hàng loạt theo đề xuất của Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Brazil tuyên bố đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp thuế 50%
11:33' - 11/07/2025
Tổng thống Brazil mong muốn tìm ra giải pháp ngoại giao nhưng cũng tuyên bố sẽ áp thuế đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp thuế 50% với tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ ngày 1/8 tới đây.