Các nền kinh tế châu Á đang trở lại chính sách tiền tệ nới lỏng
Nền kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng chậm hơn và sức ép từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung lên các doanh nghiệp gia tăng đang khiến các ngân hàng trung ương từ Nhật Bản đến Australia bất ngờ chuyển hướng nới lỏng chính sách tiền tệ trở lại.
Cuối năm ngoái, tranh cãi ở Nhật Bản tập trung vào những sai lầm của việc in tiền hỗ trợ nền kinh tế còn Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA), ngân hàng trung ương, quả quyết động thái chính sách tiếp theo có thể nhất là tăng lãi suất.
Trong khi đó, việc đồng tiền của các thị trường mới nổi bị bán ra đã buộc các nền kinh tế dễ bị tổn thương trước những tác động bên ngoài như Ấn Độ, Indonesia và Philippines tiếp tục thắt chặt chính sách lãi suất.
Tuy nhiên, việc đồng USD xuống giá và giá dầu giảm đang đóng vai trò quan trọng trong sự chuyển hướng chính sách của các ngân hàng trung ương ở châu Á.Nhưng điều đáng lưu tâm với châu Á là việc cỗ máy tăng trưởng của khu vực là Trung Quốc có một khởi đầu năm nay không được như dự kiến và nước này đang "xuất khẩu giảm phát" sang các nước khác.
Ngoại trừ Philippines, nước cũng đang chứng kiến tình trạng giảm phát nhanh, tất cả các nền kinh tế lớn ở châu Á đang có lạm phát ở mức cuối trong ngưỡng mục tiêu mà ngân hàng trung ương đề ra hoặc thậm chí còn thấp hơn. Mức tăng giá đạt dưới 1% ở các nước Malaysia, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan và Thái Lan. Ngày 20/2, Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản Haruhiko Kuroda cho biết, ngân hàng này sẵn sàng gia tăng các biện pháp kích thích nếu việc đồng yen tăng giá mạnh ảnh hưởng đến nền kinh tế và mục tiêu lạm phát. Cùng ngày, Thống đốc Ngân hàng trung ương Philippines, Diwa Guinigundo, nói rằng sau năm lần tăng lãi suất trong năm ngoái, ngân hàng này sẽ nhanh chóng hành động nếu thanh khoản không đủ để duy trì động lực của nền kinh tế.Trước đó trong tháng này, RBA đã chuyển hướng sang lập trường trung lập từ xu hướng thắt chặt chính sách trước đó. Ngân hàng trung ương Ấn Độ thì bất ngờ hạ lãi suất trong tháng Hai và giới phân tích nhận định ngân hàng này sẽ tiếp tục động thái tương tự.
Trong số ba nền kinh tế lớn đang bị thâm hụt tài khoản vãng lai, Indonesia là nền kinh tế duy nhất ít có khả năng đảo ngược chính sách sau sáu lần tăng lãi suất trong năm 2018, khi ngân hàng trung ương nước này tập trung nhiều hơn vào việc ổn định tỷ giá. Trong giai đoạn hiện nay, các nền kinh tế không thấy khả năng tăng lãi suất nhiều hơn một lần ở bất kỳ nền kinh tế châu Á nào, nhưng điều này còn phụ thuộc nhiều vào tình hình nền kinh tế Trung Quốc, khả năng giải quyết cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và mức độ thành công của những nỗ lực kích thích kinh tế ở Trung Quốc./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản giữ nguyên chính sách nới lỏng tiền tệ
12:15' - 09/03/2018
Ngày 9/3, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) thông báo sẽ giữ nguyên chính sách nới lỏng tiền tệ, cho thấy quyết tâm đạt mục tiêu lạm phát 2% trong bối cảnh kinh tế đang duy trì đà tăng trưởng.
-
Ngân hàng
Ngân hàng trung ương Nhật Bản duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ
13:31' - 21/09/2017
Ngày 21/9, Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) đã quyết định tiếp tục duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ, tiếp tục hướng tới mục tiêu lạm phát 2%.
-
Tài chính & Ngân hàng
ECB giữ nguyên chương trình nới lỏng tiền tệ
11:21' - 28/04/2017
Chủ tịch ECB Mario Draghi đã nhận định tích cực về đà phục hồi kinh tế Khu vực đồng euro,, đồng thời giữ nguyên tỷ lệ lãi suất và chương trình mua trái phiếu quy mô lớn.
-
Ngân hàng
Nhật Bản tiếp tục duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ
19:22' - 16/03/2017
BoJ cho biết nền kinh tế Nhật Bản tiếp tục có xu hướng phục hồi vừa phải, và giữ nguyên những đánh giá cơ bản về thực trạng nền kinh tế.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản giảm mạnh do thuế quan của Mỹ
17:35'
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản đã giảm 5,8% về giá trị trong tháng 4/2025 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế ô tô 25%...
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản cân nhắc siết chặt quy định miễn thuế cho bưu kiện nhỏ từ Shein, Temu
14:03'
Nhật Bản đang cân nhắc xem xét lại các quy định miễn thuế đối với những kiện hàng nhỏ, bao gồm cả những kiện hàng vận chuyển từ Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Thương mại Mỹ - Trung nguội lạnh, cảng biển lớn vẫn vắng hàng
22:24' - 20/05/2025
Dù Mỹ - Trung tạm hoãn áp thuế, thương mại tại cảng Los Angeles và Long Beach vẫn trầm lắng. Nhập khẩu giảm, tàu ít cập bến, bán lẻ Mỹ đối mặt giá cao và nguy cơ thiếu hàng.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ
21:58' - 20/05/2025
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ thông qua các sáng kiến gần đây nhằm ngăn chặn việc sử dụng sai các quy tắc xuất xứ đối với hàng xuất khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Thái Lan làm rõ việc hoãn phát tiền số, dồn ngân sách cho kích thích kinh tế
21:57' - 20/05/2025
Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra cho biết chương trình phát tiền số tạm hoãn, ngân sách chuyển sang kế hoạch kích thích kinh tế mới trị giá 4,75 tỷ USD do tác động thuế quan Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Pháp công bố hàng chục tỷ USD đầu tư mới
11:18' - 20/05/2025
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã công bố khoảng 20 tỷ euro (22,49 tỷ USD) được đầu tư mới vào quốc gia này.
-
Kinh tế Thế giới
Giảm kiểm tra hải quan với nhiều hàng hóa giữa Anh-EU
21:09' - 19/05/2025
Chính phủ Anh cho biết, thỏa thuận kinh tế mới với Liên minh châu Âu (EU) sẽ giảm bớt việc kiểm tra hải quan đối với các sản phẩm thực phẩm và thực vật để "cho phép hàng hóa lưu thông tự do trở lại".
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản sẽ áp dụng hệ thống sàng lọc du khách miễn thị thực từ năm 2028
20:25' - 19/05/2025
Chính phủ Nhật Bản sẽ áp dụng hệ thống sàng lọc trước khi nhập cảnh đối với du khách đến từ các quốc gia được miễn thị thực từ năm tài chính 2028 nhằm thúc đẩy ngành du lịch đang phát triển mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ-Hàn lên kế hoạch đàm phán thuế quan cấp chuyên viên lần hai
19:46' - 19/05/2025
Hàn Quốc và Mỹ sẽ thảo luận kỹ thuật lần thứ hai về chương trình thuế quan tại Washington trong tuần này.