ECB giữ nguyên chương trình nới lỏng tiền tệ
Phát biểu trước báo giới ngày 27/4, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi đã đưa ra nhận định tích cực về đà phục hồi của kinh tế Khu vực đồng euro (Eurozone), đồng thời giữ nguyên tỷ lệ lãi suất và chương trình mua trái phiếu quy mô lớn nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Theo đó, ECB giữ lãi suất tái cấp vốn ở mức 0%, lãi suất cho vay ở mức 0,25% và lãi suất tiền gửi ở mức âm 0,4%. Chương trình mua trái phiếu chính phủ và doanh nghiệp trị giá 60 tỷ euro sẽ tiếp tục kéo dài đến tháng 12 tới. Sự can thiệp về chính sách này là nhằm khuyến khích hoạt động cho vay của các ngân hàng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy lạm phát về mục tiêu gần 2%.
Lâu nay, các nhà chính trị và nhà kinh tế Đức vẫn kêu gọi ECB thu dần quy mô chương trình nới lỏng định lượng, vốn bị chỉ trích là gây tổn hại cho các ngân hàng và người gửi tiết kiệm tại Đức.
Tuy nhiên, ông Draghi nhấn mạnh rằng mục tiêu lạm phát do ngân hàng này đề ra là cho tất cả các nước Eurozone chứ không riêng một quốc gia nào.
Tại một cuộc hội thảo diễn ra ở Franfurt (Đức) đầu tháng Tư, ông Draghi cho biết ngân hàng này sẽ không nâng lãi suất trước khi kết thúc chương trình mua trái phiếu. Một số nhà quan sát đã từng dự báo rằng ECB có thể thay đổi lịch trình và nâng lãi suất, trong bối cảnh nhịp độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát đều gia tăng.
Ông Draghi nhấn mạnh bất chấp những dấu hiệu phục hồi gần đây, nguy cơ địa chính trị vẫn tiếp tục đe dọa đà tăng trưởng của kinh tế Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone), trong khi tỷ lệ lạm phát vẫn phụ thuộc vào sự can thiệp của ECB vào nền kinh tế.
Trong một thông tin liên quan, Chủ tịch Nhóm Bộ trưởng tài chính các nước thuộc Eurozone (Eurogroup) Jeroen Dijsselbloem cho rằng châu Âu cần có một quỹ tiền tệ của riêng mình để có thể thay thế Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong mọi chương trình cứu trợ tài chính trong tương lai của Eurozone.
Nhận định này được đưa ra trong bối cảnh Eurozone và IMF vẫn đang bất đồng về mức viện trợ cần thiết dành cho Hy Lạp trong gói cứu trợ hiện tại.
Kể từ cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu xảy ra hồi năm 2010 với Hy Lạp là địa bàn bùng phát đầu tiên, IMF đóng vai trò quan trọng trong các chương trình cứu trợ của Eurozone.
Bất chấp sức ép từ Đức, nền kinh tế lớn nhất trong Liên minh châu Âu (EU), IMF cho đến nay vẫn từ chối tham gia chương trình cho vay trị giá 86 tỷ euro mà Eurozone thỏa thuận với Hy Lạp giữa năm 2015.
>>>Chủ tịch ECB bác bỏ cáo buộc của Mỹ về việc thao túng tiền tệ
>>>Các ngân hàng Eurozone tận dụng cơ hội vay giá rẻ cuối cùng từ ECB
Tin liên quan
-
Ngân hàng
ECB sẽ chưa vội nâng lãi suất
16:29' - 07/04/2017
Chủ tịch ECB Mario Draghi cho biết ngân hàng này sẽ không nâng lãi suất trước khi kết thúc chương trình mua trái phiếu.
-
Kinh tế Thế giới
ECB tin tưởng kinh tế Eurozone sẽ tiếp tục đà phục hồi mạnh mẽ
06:09' - 25/03/2017
Dù tăng trưởng kinh tế vẫn được duy trì, nhưng ECB cho rằng đà tăng tỷ lệ lạm phát sẽ yếu đi do giá dầu dần ổn định hơn.
-
Tài chính & Ngân hàng
ECB lưu hành tờ tiền 50 Euro mới
08:08' - 17/03/2017
Ngày 16/3, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đã ra mắt tờ tiền giấy mệnh giá 50 euro mới khẳng định sự tuyên chiến với nạn tiền giả.
-
Tài chính & Ngân hàng
ECB vẫn duy trì chính sách tiền tệ siêu nới lỏng cho dù lạm phát đã tăng
11:17' - 07/02/2017
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi khẳng định lạm phát tăng sẽ không khiến ngân hàng này kết thúc chính sách tiền tệ siêu nới lỏng sớm hơn dự kiến.
-
Kinh tế Thế giới
ECB thận trọng cân nhắc ngừng các gói kích thích hỗ trợ Eurozone
20:55' - 25/01/2017
Trong thời gian tới, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể cắt giảm các hoạt động hỗ trợ tiền tệ đặc biệt đối với các nền kinh tế thuộc Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
USD mất giá mạnh do lạm phát tại Mỹ giảm
13:18'
Đồng USD đã mất giá mạnh vào cuối phiên giao dịch 10/8 do chỉ số giá tiêu dùng tại Mỹ (CPI) trong tháng 7 năm nay thấp hơn so với dự báo.
-
Tài chính & Ngân hàng
Commonwealth Bank of Australia công bố lợi nhuận tăng vọt
07:13'
Lợi nhuận của Commonwealth Bank of Australia gia tăng chủ yếu nhờ vào sự tăng vọt trong hoạt động kinh doanh và cho vay thế chấp, lần lượt tăng 13,6% và 7,4%.
-
Tài chính & Ngân hàng
Lãi suất tăng mạnh gây áp lực lên nhu cầu vay thế chấp
07:38' - 10/08/2022
Xu hướng tăng lãi suất của Ngân hàng trung ương Canada (BoC) và khả năng suy thoái đang bắt đầu gây áp lực lên nhu cầu vay thế chấp.
-
Tài chính & Ngân hàng
Các chủ nợ của Ukraine sẽ bỏ phiếu về đề xuất hoãn thanh toán
08:09' - 09/08/2022
Trong tuần này, các chủ nợ của Ukraine sẽ bỏ phiếu về đề xuất của chính phủ nước này liên quan đến việc hoãn thanh toán trái phiếu quốc tế 24 tháng với hy vọng sẽ dàn xếp được khoản nợ 20 tỷ USD.
-
Tài chính & Ngân hàng
Moody’s giảm xếp hạng tín dụng triển vọng của Italy
07:40' - 09/08/2022
Ngày 8/8, Cơ quan xếp hạng toàn cầu Moody's đã cắt giảm triển vọng của Italy từ "ổn định” xuống "tiêu cực", vài tuần sau khi việc Thủ tướng Mario Draghi từ chức đã làm rung chuyển chính trị nước này.
-
Tài chính & Ngân hàng
"Gã khổng lồ" ngân hàng ING của Hà Lan báo lợi nhuận sụt giảm
09:40' - 08/08/2022
"Gã khổng lồ" ngân hàng ING của Hà Lan mới đây đã báo cáo lợi nhuận ròng trong quý II/2022 giảm 20% do lạm phát tăng vọt ở Thổ Nhĩ Kỳ và những lo ngại về nền kinh tế toàn cầu.
-
Tài chính & Ngân hàng
Khối lượng các đợt IPO tại Hong Kong (Trung Quốc) giảm 90%
10:01' - 07/08/2022
Khối lượng các đợt IPO tại Hong Kong giảm 90% kể từ đầu năm nay. Chỉ số Hang Seng của thị trường này giảm 14%, dẫn đầu là lĩnh vực công nghệ, với mức giảm 22,7% và lĩnh vực bất động sản, với 15%.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng trung ương Thái Lan sắp thử nghiệm tiền kỹ thuật số bán lẻ
15:12' - 06/08/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Ngân hàng trung ương Thái Lan (BoT) dự kiến sẽ thử nghiệm đồng tiền kỹ thuật số bán lẻ của mình vào cuối năm nay và quá trình này sẽ tiếp tục đến giữa năm 2023.
-
Tài chính & Ngân hàng
Cách thức an toàn đối phó với lạm phát tại Singapore
09:17' - 06/08/2022
Cho rằng tỷ lệ lạm phát tăng cao hiện nay không phải là “tiêu chuẩn” mà là ngoại lệ, một số cố vấn tài chính ủng hộ người dân nên đầu tư để chống lại tỷ lệ lạm phát dài hạn ở mức khoảng 2%.